Làm gì để tránh các vụ cháy thương tâm?

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chia buồn với các nạn nhân vụ cháy tại Cầu Giấy, Hà Nội. (Ảnh: Phạm Thắng)
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chia buồn với các nạn nhân vụ cháy tại Cầu Giấy, Hà Nội. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Vụ cháy tại tại nhà số 1 ngách 43/98/31 phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy vào đêm 23/5 khiến dư luận bàng hoàng. Tại Kỳ họp thứ 7, đại biểu Quốc hội cũng bày tỏ đau lòng trước hậu quả của vụ cháy.

Phát biểu đầu giờ phiên làm việc sáng 24/5, trước khi Quốc hội (QH) thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi), Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định thay mặt QH, Ủy ban Thường vụ QH gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân.

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định đề nghị Bộ Công an, UBND TP Hà Nội và các lực lượng chỉ đạo nhanh chóng khắc phục hậu quả, dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương, kịp thời giúp đỡ gia đình người bị nạn sớm ổn định tình hình, bảo đảm cuộc sống. Đề nghị Chính phủ, các cơ quan hữu quan, các lực lượng chỉ đạo tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong cả nước; Hướng dẫn và thông tin tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nâng cao cảnh giác, ứng phó kịp thời, không để xảy ra cháy, nổ. Ủy ban Thường vụ QH cũng đã tổ chức Đoàn công tác do Phó Chủ tịch QH Trần Quang Phương dẫn đầu đến hiện trường và bệnh viện để thăm hỏi, động viên các gia đình bị nạn, đội ngũ bác sĩ và lực lượng cứu hộ cứu nạn tại cơ sở.

Trao đổi bên lề Kỳ họp, Đại biểu (ĐB) Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) cho rằng, chúng ta đã đề ra rất nhiều giải pháp để hạn chế thấp nhất các vụ cháy xảy ra, đặc biệt là đối với khu vực nhà dân. Một trong những giải pháp đó là sự nỗ lực quản lý tốt được các phương tiện phòng, chống cháy nổ ở các khu tập thể cũng như các nhà dân. Tuy nhiên, có một giải pháp nữa chúng ta cần quan tâm có liên quan đến một loạt các luật QH mới thông qua tại Kỳ họp thứ 6, chính là trong phát triển nhà ở xã hội hãy quan tâm nhiều hơn nữa đến phân khúc nhà ở xã hội cho thuê. Bởi theo kết quả giám sát và khảo sát hiện nay, thì dù đã được hưởng rất nhiều ưu đãi nhưng giá thành phân khúc nhà ở xã hội vẫn khá cao so với thu nhập của những người lao động có thu nhập trung bình và thu nhập thấp ở các đô thị lớn.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga. (Ảnh: Nghĩa Đức)

“Chúng ta nên quan tâm nhiều hơn nữa đến phân khúc này để người lao động có thu nhập thấp có thể tiếp cận một cách dễ dàng hơn với nhà ở xã hội. Và khi nhà ở xã hội được hình thành thì chắc chắn rằng chúng ta đã đáp ứng được rất nhiều các tiêu chí, kể cả về diện tích, về kết cấu và những điều kiện phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn hơn. Tôi nghĩ rằng đây là một trong những giải pháp mà chúng ta cần phải tập trung quan tâm trong thời gian tới hơn”, bà Nga nêu.

Theo ĐB Nga, Hà Nội không phải lần đầu xảy ra vụ cháy thương tâm như đêm qua. Tuy nhiên, việc rà soát một cách triệt để trên địa bàn TP Hà Nội rất khó khăn. Bởi trên thực tế, các khu chung cư mini, khu nhà trọ hiện rất nhiều. Nếu xử lý theo hướng tất cả các khu nhà trọ và các chung cư mini không đảm bảo tiêu chuẩn PCCC sẽ không được cho thuê trọ nữa thì sẽ dẫn đến hai hệ lụy. Thứ nhất là tác động tiêu cực của nó đối với những chủ đầu tư, “đánh” vào phương tiện kinh doanh mang lại thu nhập. Thứ hai, quan trọng hơn là nếu dừng thì tất cả những người lao động có thu nhập thấp đang sinh sống trong những khu nhà trọ này sẽ đi đâu, về đâu?.

Vì vậy, ĐB Nga cho rằng, điều quan trọng hiện nay là rà soát tích cực và có phương án đối với từng loại hình, chứ không thể có một phương án hay công thức chung. Chẳng hạn, với những loại hình cho thuê trọ chật hẹp nhiều tầng, nhà trọ trong ngõ sâu, cần yêu cầu nhà cho thuê ít nhất phải đảm bảo được lối thoát hiểm, để khi có tai nạn cháy xảy ra thì người ở trong nhà có thể nhanh chóng thoát hiểm. Bên cạnh đó, phải tăng cường ý thức con người, đẩy mạnh việc tập huấn về phòng, chống cháy nổ và tập huấn về kỹ năng ứng phó khi có sự cố cháy xảy ra, chứ không chỉ làm rốt ráo mỗi khi có một vụ cháy thương tâm nào đó xảy ra.

ĐB Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) cho biết, Kỳ họp thứ 7 đang xem xét để sửa Luật PCCC và cứu hộ cứu nạn. “Khi chúng tôi thẩm tra cách đây khoảng vài tuần, cá nhân tôi cũng đã đề cập câu chuyện phải rà soát lại quy định về phòng cháy nhà ở, nhất là nhà ở kết hợp với kinh doanh. Rủi ro và khả năng xảy ra cháy đối với đối tượng là nhà ở, nhất là nhà ở kết hợp kinh doanh hiện hữu rất rõ và có thể xảy ra bất kể khi nào. Nhất là nhà ở tại các TP lớn có khu nhà trọ, nhà cho người lao động, cho học sinh, sinh viên thuê. Nếu xảy ra cháy thì khả năng để dẫn đến chết người với số lượng lớn là hiện hữu”, ông An thông tin.

Đại biểu Trịnh Xuân An. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Đại biểu Trịnh Xuân An. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Cũng chia sẻ về nhu cầu của người dân muốn thuê nhà để có chỗ ở, làm nơi trú ngụ để lao động, học hành và nhu cầu tạo thu nhập của người cho thuê nhà nhưng theo ĐB An, biện pháp phòng ngừa phải được quan tâm trước tiên.

“Ý thức của người dân phải tăng cường, phải cho rằng nguy cơ cháy lúc nào cũng hiện hữu thì mới không để xảy ra những rủi ro. Thứ hai là vai trò của cơ quan quản lý và cấp các cấp chính quyền. Tôi cho rằng, lực lượng chuyên trách sẽ không có đủ người để đi đến từng nhà để canh chừng, nhưng phường, các cấp đoàn thể cơ sở phải rất sát, phải vận động tuyên truyền nâng cao cảnh giác. Thứ ba, tất cả các khu vực nhà trọ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và các TP lớn, kể cả những tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai, Hải Dương, Bắc Ninh - nơi tập trung đông người lao động, công nhân, phải được rà soát một cách chặt chẽ. Tất cả các cơ sở, những nhà ở theo dạng này phải trang bị bình cứu hỏa, phải sắp xếp, bố trí cầu thang thoát hiểm...”, ông An kiến nghị.

Theo ĐB Trịnh Xuân An, khi sửa Luật PCCC tới đây, các đại biểu QH sẽ tiếp tục quan tâm đến nội dung này. Nếu cần thiết, chúng ta có thể thiết kế một mục, một chương về phòng trọ. Phải quy định đối với nhà ở kết hợp với sản xuất kinh doanh là phải có phương án và các giải pháp phòng cháy, phải có biện pháp ngăn cháy. Nếu trường hợp kết hợp với sản xuất kinh doanh có cả phòng trọ thì nên cấm để không thể tạo ra những rủi ro cao. Với nhà ở kết hợp kinh doanh shophouse, nhà mặt phố kết hợp kinh doanh..., điều kiện cho phép là chỉ dùng kinh doanh và không có người ở. Đồng thời, điều kiện PCCC cho những đối tượng này đều phải được quy định rõ ràng…

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh buổi gặp mặt báo chí

Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần 4: Kiều bào chung tay phát triển đất nước

(PLVN) - Chiều 02/07, tại TPHCM, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì buổi gặp gỡ báo chí, thông tin về Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn trí thức & chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024.

Đọc thêm

Bảo đảm hậu cần, nâng cao đời sống bộ đội

Các đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm của Cục Hậu cần Quân khu 9.
(PLVN) - Trước yêu cầu xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, 5 năm qua, ngành Hậu cần Quân đội tập trung bảo đảm tốt công tác hậu cần cho nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất; nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe bộ đội và phòng ngừa dịch bệnh; đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chế biến gắn với công tác quản lý; thường xuyên chú trọng bảo đảm doanh trại, xây dựng, vật tư thực hiện nhiệm vụ trong mọi điều kiện, hoàn cảnh...

TAND tỉnh Kiên Giang có tân Chánh án

Ông Nguyễn Trí Tuệ ( bìa phải) - Phó Chánh án thường trực TAND Tối cao trao quyết định bổ nhiệm cho ông Võ Kế Nghiệp.

(PLVN) - Chiều 01/7, tại Kiên Giang, TAND Tối cao tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm ông Võ Kế Nghiệp - Phó Chánh án TAND tỉnh Kiên Giang giữ chức Chánh án TAND tỉnh Kiên Giang.

Khai thác tối đa hiệu của các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô (sửa đổi)

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Trong Luật Thủ đô (sửa đổi) có trên 50 quy định nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của HĐND TP Hà Nội. Vì vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị TP Hà Nội nói chung, HĐND TP nói riêng nắm bắt tốt cơ hội này, hành động quyết liệt, phát huy mạnh mẽ vai trò của mình và huy động sức mạnh tổng hợp để khai thác tối đa hiệu quả của các cơ chế đặc thù nhằm khẩn trương tháo gỡ vướng mắc để thúc đẩy, phát huy các lợi thế sẵn có.

Ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
(PLVN) - Sáng nay - 01/7/2024, TP HCM và các địa phương trong cả nước đồng loạt tổ chức Lễ ra mắt Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu thời điểm Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở được thông qua và chính thức có hiệu lực thi hành.

Kinh nghiệm phát triển từ Bắc Giang

Ảnh minh họa
(PLVN) - Kinh tế cả nước vừa bước qua 6 tháng đầu năm với nhiều tín hiệu tích cực, nhất là về tăng trưởng. Theo đó, nhiều địa phương đạt mức tăng trưởng GRDP 2 chữ số, Bắc Giang trở thành “quán quân”, tăng trưởng hơn 14%.

Làm rõ giải pháp, lộ trình thực hiện việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế

Hình ảnh tại cuộc làm việc. (Ảnh: MT)
(PLVN) - Đây là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023” với Chính phủ diễn ra cuối tuần qua.