Làm gì để sáng chế đi vào cuộc sống?

Lễ trao giải Giải thưởng Sáng chế TP HCM 2019 - 2020.
Lễ trao giải Giải thưởng Sáng chế TP HCM 2019 - 2020.
(PLVN) - Trong những năm qua, lượng sáng chế của người Việt trong nước ở đủ mọi thành phần, lứa tuổi là không ít… Tuy số lượng những sáng chế độc đáo, mới mẻ là không ít, nhưng kết quả cuối cùng ứng dụng vào thực tế, làm sản phẩm bán ra trên thị trường lại không cao. Nguyên nhân do đâu?

Người Việt thích sáng tạo

Người ta thường nói, người Việt là những con người cực kì nhanh nhạy, chịu khó và sáng tạo. Điều đó được thể hiện ở những sản phẩm sáng chế phục vụ cuộc sống hàng ngày. Điều đáng nói là đối tượng sáng chế không chỉ là những nhà khoa học mà mọi tầng lớp nhân dân, mọi lứa tuổi đều có thể xuất hiện những “nhà sáng chế” tài năng.

Như câu chuyện về anh Đinh Văn Giang, xã Sông Khoai (Quảng Yên, Quảng Ninh), với biệt danh “ông vua sáng chế” được người dân quê anh đặt cho. Cái tên này bắt nguồn từ những sáng tạo, cải tiến sản phẩm nông cụ, ngư cụ phục vụ sản xuất của bà con nông dân. Cách đây gần 20 năm, với số vốn dành dụm được sau thời gian đi biển, anh Giang mua được 2 chiếc máy cày do Trung Quốc sản xuất, với mục đích phục vụ gia đình và cày thuê cho bà con làng xóm.

Nhưng chiếc máy cày này hóa ra vô ích bởi thiết kế bánh lồng quá nhỏ, không phù hợp với đồng nước, đầm lầy của Việt Nam. Không chịu bó tay, anh Giang suy ngẫm, mày mò thay đổi thiết kế bánh lồng có đường kính to hơn, bản thanh răng của bánh lồng rộng hơn, góc nghiêng lớn hơn... 

Lần thứ 2 xuống đồng chạy thử nghiệm, sản phẩm máy cày cải biên của một anh ngư dân đã thành dụng cụ hữu ích của bà con nông dân. Từ đó, anh Giang đi theo con đường sáng chế. Sau đó, trong chăn nuôi lợn, lấy ý tưởng từ chiếc máy xay sinh tố, anh Giang đã chế tạo thành công chiếc máy chế biến thức ăn chăn nuôi.

Chiếc máy với bộ phận chính là hệ thống dao băm và được chạy bằng điện ấy nhìn thì khá đơn giản, nhưng công năng hoạt động rất hiệu quả, gấp hàng chục lần thực hiện bằng tay. Sau đó, chiếc máy được cải tiến với công suất tốt hơn, phổ biến rộng rãi ở quê anh, được bà con mừng rỡ đón nhận. Các sáng chế của anh đã đạt giải cao tại các cuộc thi liên quan đến sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp huyện, tỉnh, Trung ương.

Năm 2015, anh được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen “Đã có thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”. Đến năm 2017, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục tặng anh Đinh Văn Giang bằng khen “Đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”… 

Những cô cậu học trò, sinh viên cũng là một trong những người hàng năm cho ra đời rất nhiều sáng chế độc đáo, hữu ích. Như em Nguyễn Phạm Phúc Đức, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Di Linh, huyện Di Linh (Lâm Đồng) người đã đoạt giải Nhì về giải pháp “Hệ thống sơn tay cải tiến” tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật và Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh Lâm Đồng lần thứ 14, năm 2018.

Tính sáng tạo của “Hệ thống sơn tay cải tiến” là sơn được đưa đến bề mặt con lăn một cách bán tự động với một lượng sơn nhất định thông qua đường ống và van điều khiển. Người thợ sơn có thể điều chỉnh lượng sơn theo ý muốn để lượng sơn vừa đủ, chất lượng và đồng đều. Hay như hai em Nguyễn Cẩm Tú, Huỳnh Bảo Trân, cùng lớp 10A1 trường Song ngữ Á Châu, đã nghiên cứu ra Cửa chống trộm cải tiến.

Cửa chống trộm cải tiến được tích hợp mở cửa bằng camera nhận diện khuôn mặt, thẻ từ. Khi có kẻ xấu phá cửa xâm nhập thì ngoài chuông báo, hệ thống sẽ lập tức gửi tin nhắn về điện thoại cho chủ nhà…

Hàng năm, cả nước có không ít cuộc thi về sáng chế. Từ cuộc thi Sáng chế toàn quốc, cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp quốc gia và nhiều cuộc thi chuyên ngành liên quan đến sáng chế. Ngay từ những vòng thi đấu cấp tỉnh, các địa phương đã xuất hiện không ít nhân tài về sáng chế với hàng loạt sản phẩm hay. Như Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2019-2020 thu hút 137 dự án tham gia, trong đó 11 dự án đạt giải nhất.

Nhiều dự án đoạt giải nhất có tính ứng dụng cao như: Máy thâm canh các loại cây họ đậu công nghệ cao của học sinh Trường THPT Nguyễn Trãi (Hải Dương); Thiết kế thiết bị hỗ trợ cho học sinh mù, khiếm thị lớp 1 học chữ nổi của học sinh Trường THPT Nhơn Trạch (Đồng Nai); Thiết kế và tối ưu hóa cánh tay robot hỗ trợ người khuyết tật của học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Quảng Trị)… 

Tỉ lệ ứng dụng trong thực tiễn còn thấp?

Có một thực tế, đó là dù rất nhiều sáng chế hay, nhưng tỉ lệ thực tế các sáng chế được ứng dụng trên thực tiễn chưa cao. Theo báo cáo của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), năm 2018, Việt Nam đạt được vị trí 45/126 quốc gia trong bảng xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index - GII).

Tuy nhiên, Việt Nam còn rất nhiều rào cản khiến các sáng chế chưa đi vào thực tiễn, chưa biết thành lợi ích về kinh tế. Còn số liệu năm 2019 cho thấy, Việt Nam có 1.128 đơn sáng chế được đăng ký, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2018. Con số này so với số lượng sáng chế được biến thành sản phẩm bán ra thị trường có chênh lệch không nhỏ. 

Nhóm sinh viên Cần Thơ sáng chế thùng rác biết nói.
 Nhóm sinh viên Cần Thơ sáng chế thùng rác biết nói.

Một nghịch lý thường thấy là doanh nghiệp rất cần cải tiến công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trong khi nhiều sản phẩm sáng chế của các nhà khoa học, người dân lại “đắp chiếu”, không thể đưa ra thị trường. 

Nhiều doanh nghiệp cho biết, nguyên nhân họ không tiếp nhận các sáng chế, một phần là do trình độ công nghệ của nhiều nhà sáng chế còn hạn chế, tuy công bố sáng chế có tính năng hấp dẫn, nhưng nặng về lý thuyết và không theo kịp tốc độ phát triển của thị trường sản phẩm khoa học - công nghệ, hoặc giá thành để sản xuất hàng loạt quá cao, khó thu hồi vốn.

Cạnh đó, không ít doanh nghiệp lại có thói quen thích “hàng miễn phí”, không chịu bỏ tiền mua sáng chế mà đi sao chép, ăn cắp mẫu mã và công nghệ để tự chế biến cho giảm giá thành. Điều này gây thiệt thòi cho nhà sáng chế, cho cả những doanh nghiệp đã mua sáng chế một cách chân chính.

Về phần mình, ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm Phát triển tài sản trí tuệ (Cục SHTT) cho rằng, nguyên nhân chính khiến các sáng chế không thể nhân rộng được là do chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa “4 nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông). Ông Bình chia sẻ: “Có nhiều trường hợp Cục SHTT giới thiệu doanh nghiệp đến làm việc với nhà sáng chế, khi doanh nghiệp đề nghị nhà sáng chế giảm giá sản phẩm để vừa túi tiền của người dân thì nhà sáng chế không đồng ý, dẫn đến việc hợp tác không thành công”. 

Theo các chuyên gia, một nguyên nhân nữa khiến các nhà khoa học không chuyên gặp khó khi thương mại hóa sản phẩm của mình là vấn đề làm thủ tục đăng ký sáng chế. Thủ tục yêu cầu các bản vẽ, mô hình, bảng kê khai... trong khi các nhà khoa học lẫn người sáng chế không chuyên đều không được học hành bài bản, không biết cách thể hiện sáng chế trên giấy.

Thậm chí có nhiều sáng chế khi đem đi đăng ký mới biết bị trùng, dẫn đến không thể thương mại hóa được sản phẩm vì liên quan đến vấn đề SHTT. Nhiều nhà sáng chế từ lúc nộp đơn cho tới khi được cấp bằng mất hàng mấy năm trời.

Rồi để định giá sáng chế thì cứ phải loay hoay đi hỏi hết nơi này đến nơi khác nhưng vẫn không đâu làm được. Cạnh đó là hạn chế về mặt hiểu biết pháp luật, khiến các nhà sáng chế không chuyên không biết cách để bảo vệ sáng chế của mình, dẫn đến bị xâm hại quyền sở hữu…

Chung quy lại, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, sự thiếu kết nối mạnh mẽ nhà quản lý - người sáng chế và doanh nghiệp để đưa ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất - kinh doanh đã dẫn đến tình trạng lãng phí sáng chế như trên. Hy vọng rằng, trong thời gian tới, các “bên” nói trên sẽ tìm được tiếng nói chung, để sáng chế Việt đi vào cuộc sống một cách hữu hiệu.  

Tin cùng chuyên mục

Đại tá Nguyễn Tiền Giang, UVBTV, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh 86 tặng khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia các cuộc thi, giải thưởng trong nước và quốc tế. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)

Sáng kiến an ninh mạng vươn tầm quốc tế

(PLVN) - Trước bối cảnh quốc tế đầy biến động, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên không gian mạng ngày càng đối mặt nhiều thách thức, từ sự phức tạp của các hệ thống mạng trọng yếu, nguy cơ gia tăng các cuộc tấn công mạng tinh vi đến sự thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên môn cao. Thực tế yêu cầu mỗi cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội phải không ngừng nâng cao năng lực, sáng tạo trong cách tiếp cận, tiếp cận thành tựu khoa học công nghệ thế giới, góp phần xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc trên mặt trận số.

Đọc thêm

AI và 5G sẽ thúc đẩy nền kinh tế, tạo “đột phá” trong các lĩnh vực y tế, cứu hộ cứu nạn…

Các chuyên gia ghi nhận tiềm năng to lớn của 5G trong việc trở thành trụ cột quan trọng cho kết nối thông minh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi số.
(PLVN) -  AI và 5G sẽ tạo được cuộc đột phá trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, y tế, cứu hộ, cải tiến sản xuất, công nghiệp truyền hình, sáng tạo nội dung… và thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời, nếu các sản phẩm và giải pháp dựa trên AI được áp dụng rộng rãi thì nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ đạt được 200 tỷ USD vào 2030.

Bộ Công an diễn tập ứng phó sự cố tấn công mạng

Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội an ninh mạng quốc gia.
(PLVN) -  Thực hiện kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng quốc gia và kỷ niệm Ngày An ninh mạng Việt Nam, Bộ Công an phối hợp Hiệp hội An ninh mạng quốc gia lần đầu tiên tổ chức Diễn tập An ninh mạng quốc gia năm 2024 với chủ đề “Ứng phó khắc phục sự cố tấn công APT vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia”.

Tàu năng lượng mặt trời ứng dụng trí tuệ nhân tạo lọc sạch 2,5 triệu lít nước mỗi ngày

Healing Boat Ecopeace. (Ảnh: interestingengineering.com)
(PLVN) - Startup Hàn Quốc Ecopeace đang dẫn đầu cuộc cách mạng trong việc làm sạch hồ nước với tàu năng lượng mặt trời tự hành mang tên Healing Boat. Con tàu này không chỉ lọc sạch đến 2,5 triệu lít nước mỗi ngày mà còn mang đến trải nghiệm độc đáo với các chuyến tham quan và sự kiện ẩm thực trên mặt nước.

Xây dựng niềm tin trên không gian mạng

Đội ngũ chuyên gia giám sát và ứng cứu tấn công mạng tại Vnetworkhttpswww. (Ảnh minh họa - Nguồn: Vnetwork.vn)
(PLVN) - Theo quy định mới có hiệu lực từ ngày 25/12, các nhà mạng Viettel, VNPT... phải triển khai giải pháp an toàn thông tin trên thiết bị mạng cung cấp tới hộ gia đình, tổ chức để bảo vệ người dùng ở mức cơ bản.

Thay đổi văn hóa ứng xử mạng bằng pháp luật

Mỗi người dùng mạng xã hội cần có thói quen suy nghĩ cẩn thận trước khi gõ phím. (Ảnh: Getty)
(PLVN) - Từ ngày 25/12, người dùng tại Việt Nam sẽ phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại di động hoặc định danh cá nhân để hoạt động trên mạng xã hội. Đồng thời, nhiều quy định mới cũng được ban hành nhằm thay đổi thói quen của người dùng mạng, hướng tới hình thành một xã hội số minh bạch và văn minh.

ChatGPT 'sập' gây gián đoạn hoạt động trên toàn thế giới

ChatGPT 'sập' gây gián đoạn hoạt động trên toàn thế giới
(PLVN) - Dữ liệu từ Downdetector cho biết sự cố bắt đầu xuất hiện từ khoảng 7 giờ 10 phút sáng ngày 12/12. Nhiều dịch vụ của công ty có trụ sở tại Mỹ bị gián đoạn, trong đó phần lớn các báo cáo sự cố liên quan trực tiếp đến ChatGPT.

Robot có khả năng bắt tội phạm tại Trung Quốc

Các video trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy những robot hình cầu chạy bằng AI tuần tra đường phố cùng cảnh sát, phát hiện và ngăn chặn tội phạm. (Hình ảnh: X)
(PLVN) - Trung Quốc gây chú ý toàn cầu với việc thử nghiệm robot hình cầu tự động RT-G, được trang bị súng bắn lưới, hơi cay, bom khói và công nghệ nhận diện khuôn mặt. Đây là bước tiến mới trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tăng cường an ninh công cộng.

FBI cảnh báo nguy cơ từ lừa đảo sử dụng trí tuệ nhân tạo

FBI cảnh báo nguy cơ từ lừa đảo sử dụng trí tuệ nhân tạo
(PLVN) - Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa phát đi cảnh báo rằng tội phạm đang tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để thực hiện các chiêu trò lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi. Từ các vụ lừa đảo tình cảm, đầu tư đến các chiêu trò tuyển dụng giả mạo, AI đang giúp kẻ gian tạo ra các nội dung có độ chân thực cao, khiến nhiều người dễ dàng sập bẫy.

Công nghệ AI: Cầu nối tiềm năng giúp người khuyết tật hòa nhập

Một người khiếm thị đang sử dụng phiên bản AI của Be My Eyes để gọi taxi. (Ảnh: OpenAI/Be My Eyes)
(PLVN) - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần khẳng định vai trò trong việc thúc đẩy quyền lợi của người khuyết tật bằng cách đáp ứng các nhu cầu cá nhân và mở rộng khả năng sống độc lập. Các hệ thống hỗ trợ dựa trên AI mang đến nhiều tiện ích như nhận diện chuyển động mắt, nhận diện giọng nói và xác định tuyến đường dễ tiếp cận. Những công cụ này không chỉ cải thiện khả năng di chuyển cá nhân mà còn giúp người khuyết tật tiếp cận thông tin, giáo dục và thị trường lao động.

Robot côn trùng của Trung Quốc nhanh hơn gián

Robot côn trùng của Trung Quốc nhanh hơn gián (Ảnh: China Daily)
(PLVN) - Một nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc đã phát triển thành công một robot côn trùng có tốc độ di chuyển nhanh hơn gián và khả năng ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực, từ cứu hộ thảm họa đến kiểm tra thiết bị cơ khí.

10 doanh nghiệp Ý giới thiệu công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

10 doanh nghiệp Ý giới thiệu công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
(PLVN) - Từ ngày 19-22/12 tại Sân bay Gia Lâm, TP Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Tham gia chương trình, gian hàng của Thương vụ Ý tại Việt Nam hứa hẹn thu hút đông đảo khách tham quan với sự hiện diện của 10 doanh nghiệp hàng đầu giới thiệu các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực quân sự và an ninh.

Hoàn thiện thể chế khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Sẽ đột phá trong kỷ nguyên mới

Những sản phẩm KHCN Quảng Bình. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.