Làm gì để phát triển công nghiệp ô tô?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nguyên nhân khiến nền công nghiệp ô tô Việt Nam không thể phát triển đã được nhận diện từ lâu, nhưng thực trạng này đến hiện nay vẫn đang trong giai đoạn… đề xuất giải pháp.

Tỷ lệ, chất lượng nội địa hóa thấp

Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho hay, trong tháng 5/2021, doanh số ô tô trên toàn thị trường đạt 25.585 xe, giảm 15% so với tháng 4 nhưng tăng 34% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, hãng ô tô trong nước Vinfast lần thứ 2 (lần đầu tiên vào tháng 5/2020) nhảy lên đứng đầu bảng xếp hạng các loại xe bán chạy nhất trong tháng với 1.868 xe đến tay khách hàng trong tháng 5.

Đây là tín hiệu vui cho công nghiệp ô tô Việt Nam vốn đang chưa biết xoay xở như thế nào để có thể đạt được những mục tiêu đã đặt ra. Bởi trong xu hướng vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt thì công nghiệp ô tô phải phát triển mạnh hơn, phải tăng tỷ lệ nội địa hóa ô tô mới tận dụng được sự ủng hộ từ trong nước. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Công Thương, hiện mới chỉ có 18 nhà cung cấp phụ tùng ô tô cấp 1 và 58 nhà cung cấp cấp 2, cấp 3 tham gia vào chuỗi sản xuất của các nhà sản xuất ô tô có lắp ráp, sản xuất tại Việt Nam.

Ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) - cho biết, ngành sản xuất, lắp ráp ô tô của Việt Nam vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự; Chưa tạo được sự hợp tác - liên kết và chuyên môn hoá giữa các doanh nghiệp trong sản xuất - lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện. Chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn và đặc biệt, giá bán xe vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực.

Chưa kể việc các nhà cung cấp Việt Nam chỉ có thể cung cấp được những chi tiết đơn giản, không đòi hỏi kỹ năng, kỹ thuật và sử dụng nhiều nhân công, có giá trị rất thấp trong chi phí sản xuất một chiếc xe như ghế, ắc quy, nhựa cỡ lớn.

Đại diện Toyota ở Việt Nam từng cho biết, hãng xe này rất mong muốn tìm kiếm nhiều nhà cung ứng nội địa nhưng thất bại trong việc này. Ford Việt Nam cũng đã có kế hoạch đào tạo nhiều nhà cung ứng Việt Nam cung cấp linh kiện cho việc sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam (đồng thời cung ứng cho chuỗi sản xuất Ford toàn cầu) nhưng chưa thành.

Đó cũng là thực trạng mà ông Tuấn Anh đề cập đến khi khẳng định, tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi thấp hơn mục tiêu đề ra, đồng thời thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ thấp nên giá trị của Việt Nam trong lắp ráp ô tô vẫn còn quá khiêm tốn trong doanh thu của một chiếc xe ô tô được sản xuất tại Việt Nam.

Dung lượng thị trường thấp

Vấn đề vẫn thường được đề cập mỗi khi nói đến sự phát triển của ngành ô tô đó là dung lượng thị trường vẫn còn nhỏ, với trung bình 16 xe/1.000 dân. Do đó, công xuất sản xuất của các doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam khá thấp so với công suất thiết kế (thường chỉ đạt 50%). Cũng chính từ nguyên nhân công suất sản xuất thấp mà ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chưa thể “lớn lên” và số lượng doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất còn rất nhỏ.

Theo các thống kê, trong các thị trường ở Đông Nam Á, Malaysia là nước có tỷ lệ sở hữu xe trên toàn dân lớn nhất - 341 xe/1.000 dân, Thái Lan đứng thứ 2 với 196 xe/1.000 dân và Indonesia đứng thứ 3 - 55 xe/1.000 dân. Đây được xem là con số lý tưởng để có thể phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp ô tô trong nước tại các quốc gia trên.

Do đó, theo đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), muốn phát triển được công nghiệp ô tô thì việc đầu tiên cần làm là giải quyết điểm nghẽn dung lượng thị trường, bên cạnh việc chênh lệch chi phí sản xuất với các quốc gia trong khu vực.

Theo dự báo của Bộ Công Thương, nhu cầu ô tô của Việt Nam năm 2025 có thể tăng lên khoảng 800-900 nghìn xe (năm 2020, số lượng tiêu thụ khoảng hơn 400.000 xe) và năm 2030 vào khoảng 1,5 - 1,8 triệu xe. Đây là những con số cực kỳ hấp dẫn, khiến cho thị trường Việt Nam trở thành “điểm ngắm bắn” của nhiều hãng xe trên thế giới. Tuy nhiên, nếu không có sự thay đổi trong thời gian tới thì công nghiệp ô tô sẽ chẳng thể hưởng lợi gì trong khi dung lượng thị trường thay đổi như dự báo.

Đại diện Cục Công nghiệp cho rằng, trước mắt, để thúc đẩy công nghiệp ô tô thì việc quan trọng là duy trì và đẩy mạnh sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước thông qua việc tập trung hỗ trợ có mục tiêu, nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của một số doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước với các dòng xe chủ lực, có dung lượng thị trường tốt và có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của các nước khác trong khu vực; Đồng thời phát triển công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp ô tô. Tuy nhiên, khi nào mới làm được những việc này thì vẫn cần phải chờ.

“Ngành sản xuất, lắp ráp ô tô của Việt Nam vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự; Chưa tạo được sự hợp tác - liên kết và chuyên môn hoá giữa các doanh nghiệp trong sản xuất - lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện. Đặc biệt, giá bán xe vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực”, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương).

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa.

Nhà đầu tư ngoại mua ròng hơn 44 tỷ đồng trên HNX trong tháng 9

(PLVN) -  Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 9/2024, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trở lại sau 2 tháng bán ròng cổ phiếu trên HNX. Trong đó, giá trị mua vào 1.128 tỷ đồng và bán ra hơn 1.084 tỷ đồng. Tính chung trong tháng 9/2024, khối này mua ròng 44,2 tỷ đồng.

Đọc thêm

Không yêu cầu ký quỹ đủ tiền trước giao dịch là giải pháp ngắn hạn

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi chủ trì.
(PLVN) - Liên quan đến nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, một trong những điểm mới tại dự thảo Thông tư do Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), Bộ Tài chính đang soạn thảo là tiêu chí không yêu cầu phải có đủ tiền khi đặt lệnh mua cổ phiếu của Nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp ngắn hạn…

Thị trường chứng khoán Việt Nam như người mặc áo chật

Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương
(PLVN) - Theo Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) Vũ Thị Chân Phương, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam hiện đã đạt được độ lớn, như người mặc áo chật, cần bước lên bước tiến mới, và trải nghiệm của nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài là một trong những yếu tố nâng hạng TTCK

Vẫn chưa có lộ trình đưa hệ thống KRX vào vận hành

Nhà đầu tư theo dõi diễn biến thị trường chứng khoán tại HoSE. (Ảnh: Hứa Chung/TTXVN)
(PLVN) - Bộ Tài chính cho biết, nhà thầu KRX đang rà soát, kiểm thử thêm để đánh giá về việc vận hành của hệ thống. Căn cứ kết quả kiểm thử, rà soát, Chủ đầu tư sẽ báo cáo Bộ Tài chính lộ trình triển khai tiếp theo.

Vì sao các tổ chức tài chính tích cực với cổ phiếu MSN?

Vì sao các tổ chức tài chính tích cực với cổ phiếu MSN?
(PLVN) - Mức vốn hóa hiện tại cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan được cho rằng chưa phản ánh đúng giá trị nội tại của doanh nghiệp. Điều này là do với chỉ tổng vốn hóa của hai tài sản là Masan Consumer và ngân hàng Techcombank đã vượt qua giá trị của MSN.

BCG Energy sẽ lên sàn UPCoM với mã cổ phiếu BGE

BCG Energy sẽ lên sàn UPCoM với mã cổ phiếu BGE
Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán (VSDC) vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán và cấp mã chứng khoán cho Công ty Cổ phần BCG Energy với tên mã là BGE. BCG Energy là một trong các công ty thành viên trụ cột của Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG), phụ trách mảng năng lượng tái tạo.

Thị trường chứng khoán hoạt động an toàn, ổn định dù nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc làm việc với HOSE chiều 13/6.
(PLVN) - 6 tháng đầu năm thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam ghi nhận nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) liên tục bán ròng, với giá trị bán ròng lũy kế trên 38 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên theo lãnh đạo Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), TTCK Việt Nam vẫn hoạt động ổn định, an toàn, minh bạch, thanh khoản cao, tiếp tục khẳng định là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế…

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Nam A Bank lên sàn chứng khoán HOSE

Ông Trần Ngô Phúc Vũ, chủ tịch HĐQT Nam A Bank, thực hiện nghi lễ đánh chiêng - báo hiệu giờ giao dịch chính thức đầu tiên của cổ phiếu NAB trên sàn HOSE. (Ảnh: Nam Á Bank)
(PLVN) - Sáng nay 8/3, Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) công bố và trao quyết định niêm yết, chào mừng ngày giao dịch đầu tiên cổ phiếu NAB của Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank).

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai việc công bố thông tin một đầu mối từ tháng 3/2024

Trước mắt, Hệ thống công bố thông tin một đầu mối sẽ áp dụng đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên HNX.
(PLVN) - Từ ngày 08/3/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) sẽ vận hành Hệ thống công bố thông tin (CBTT) một đầu mối áp dụng đối với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán (GDCK). Trước mắt, sẽ áp dụng đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội (HNX).

Công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2023

Công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2023
(PLVN) - Chiều nay, 28/12, tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán (SJCV) tổ chức công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật năm 2023. Đây là hoạt động thường niên được SJCV tổ chức từ khi thành lập đến nay trên cơ sở bình chọn của các thành viên. Dưới đây là các sự kiện, vấn đề nổi bật: