Làm gì để người đi xuất khẩu lao động không biến thành nạn nhân?

Chính phủ Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc thiết lập khung pháp lý nhằm phòng chống bóc lột lao động và mua bán người trong bối cảnh di cư lao động (Ảnh minh họa).
Chính phủ Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc thiết lập khung pháp lý nhằm phòng chống bóc lột lao động và mua bán người trong bối cảnh di cư lao động (Ảnh minh họa).
(PLVN) - "Ngày đi tôi vay 34 triệu. Mỗi tháng phải trả 5 triệu, phải trả cả lãi lẫn gốc trong vòng 10 tháng. Từ 34 triệu đến khi trả cả lãi lẫn gốc gần 60 triệu. Tính ra phải lãi 7 phẩy, 8 phẩy. Lãi suất chèn ép con người đến mức đáng sợ". 

Trên đây là lời kể của một người lao động đã từng có thời gian đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan. Vay nợ để đi xuất khẩu lao động đó là thực tế của nhiều người Việt Nam hiện nay khi tham gia vào hành trình ra xứ người lao động kiếm tiền. Và cũng chẳng biết từ bao giờ người lao động coi việc đi xuất khẩu lao động như một ván bài mà thứ đánh cược là tuổi trẻ, gia đình, tiền bạc.

Các khoản nợ khiến người lao động dễ trở thành nạn nhân

Thực tế này đã được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đề cập qua các con số nhân Ngày quốc tế phòng chống mua bán người  hôm qua 30/7. Theo đó, một nghiên cứu do ILO và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tiến hành vào năm 2017 cho thấy rằng người lao động Việt Nam trở về từ Malaysia và Thái Lan đã phải trả phí xuất khẩu lao động cao hơn so các quốc gia khác trong khu vực.

Người lao động Việt Nam cũng phải vay nợ nhiều nhất và cần nhiều thời gian nhất – tới 11 tháng – để trả hết các khoản nợ của mình. “Những khoản nợ này khiến người lao động Việt Nam dễ trở thành nạn nhân của nạn buôn bán người và lao động cưỡng bức,” - TS Chang-Hee Lee - Giám đốc ILO Việt Nam cho biết, “do những người có mưu toan lạm dụng, bóc lột hoặc lừa đảo lợi dụng điều đó để thao túng người lao động”.

Số lượng lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc đang tăng đều đặn. Theo số liệu thống kê chính thức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong giai đoạn 2007 – 2017, đã có hơn 1 triệu lao động làm việc ở nước ngoài, trung bình mỗi năm có 93.000 người xuất cảnh. Khoảng 1/3 trong số đó là phụ nữ và tỉ lệ lao động di cư là nữ vẫn đang tăng lên.

Tuy nhiên những số liệu này chỉ cho thấy tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài mà không nắm bắt được các trường hợp di cư lao động không theo các kênh chính thức. Lao động di cư Việt Nam chủ yếu làm việc trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất, giúp việc gia đình, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp và ngư nghiệp.

Đó là những công việc thường chỉ đòi hỏi một vài kỹ năng cơ bản. Trong số các nghề này, nghề giúp việc gia đình và đánh bắt cá được xem là dễ tổn thương nhất, do nơi làm việc bị cô lập và thường xuyên thiếu các biện pháp bảo vệ đầy đủ về mặt pháp lý. Không chỉ thế, họ vẫn có thể gặp phải rủi ro bị bóc lột, bao gồm lao động cưỡng bức và buôn bán người. 

Cũng nghiên cứu của ILO chỉ ra rằng 76% lao động di cư Việt Nam bị lạm dụng quyền lao động của mình trong thời gian làm việc tại Malaysia và Thái Lan. Đây là vấn đề nan giải do khả năng tiếp cận của người lao động Việt Nam tới cơ chế khiếu nại, giải quyết đền bù tại Việt Nam và quốc gia điểm đến còn hạn chế, khiến cho việc phát hiện các trường hợp lao động cưỡng bức hoặc buôn bán người trở nên khó khăn.

Sửa luật để người lao động không bị buôn bán

“Để bảo vệ người lao động không bị lạm dụng và lừa đảo trong quá trình tuyển dụng và để giảm chi phí di cư lao động, Chính phủ Việt Nam, các công ty tuyển dụng và công đoàn cần tiếp tục nỗ lực nhằm cải thiện hệ thống quản trị di cư lao động”, TS Lee nhấn mạnh.

 Được biết, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc thiết lập khung pháp lý nhằm phòng chống bóc lột lao động và mua bán người trong bối cảnh di cư lao động thông qua việc xây dựng Luật Người lao động Việt Nam ở Nước ngoài năm 2006, Luật Phòng chống buôn bán người năm 2011 và sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bộ Quy tắc ứng xử nhằm đảm bảo tuyển dụng có trách nhiệm và đạo tức được Hiệp hội Xuất khẩu Lao động Việt Nam xây dựng năm 2010 và cập nhật năm 2018, cũng như các Trung tâm Tư vấn hỗ trợ lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã giúp tăng cường việc tiếp cận thông tin và công lý cho người lao động. 

Vai trò của công đoàn trong việc giám sát triển khai thực hiện luật và bảo vệ quyền của người lao động cũng được thúc đẩy thông qua việc hợp tác với các công đoàn tại các quốc gia đến làm việc. Từ trung ương tới địa phương, đã ghi nhận nhiều tiến triển nhằm củng cố sự phối hợp giữa mảng di cư lao động và pháp luật hình sự để xác định và xử lý những công ty tuyển dụng lao động vi phạm. 

Bên cạnh đó, Giám đốc ILO Việt Nam kêu gọi xây dựng hệ thống kết nối chặt chẽ hơn giữa khung pháp lý về lao động và hình sự để ngăn ngừa tình trạng các vi phạm về lao động phát triển thành cưỡng bức lao động và mua bán người, đồng thời nhằm xác định và đưa thủ phạm ra trước công lý. 

“Việc sửa đổi Luật 72 về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đang diễn ra là cơ hội để rà soát lại các chính sách về di cư lao động, tăng cường các quy định và giám sát các thông lệ tuyển dụng nhằm bảo vệ người lao động tốt hơn, chống lại tình trạng lao động cưỡng bức và nạn buôn bán người, tăng cường những đóng góp của lao động di cư vào phát triển kinh tế,” ông cho hay.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.