Làm gì để bỏ thói quen ăn nhậu “xấu xí“?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Nếu như tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, việc uống rượu bia đi kèm "văn hóa thưởng thức", nghĩa là uống nhâm nhi, chuyện trò, cho món ăn thêm ngon, bữa ăn thêm vui, thì việc uống rượu bia ở nước ta thường trở thành các bữa "nhậu".

Nhậu, có nghĩa là uống lâu, uống nhiều, uống say. Trên bàn nhậu của người Việt, người ta dễ dàng bắt gặp cảnh ép nhau. Có đủ lý do để biện minh cho chuyện ép rượu, ép bia. Như "vào ba ra bảy", một quy luật bất thành văn trên bàn nhậu, ai vào trễ thì uống liên tiếp ba ly, ai rời bàn sớm thì uống liền tù tì bảy ly, gọi là tạ lỗi anh em. Rồi luật uống bia theo vòng, một ly bia hay rượu, rót xoay vòng, đến lượt ai là phải uống cho kì hết, bất kể nam nữ già trẻ.

Có cả những "nội quy ăn nhậu" được truyền tay trên khắp bàn nhậu, rằng đã nhậu thì không được sợ say, đã nhậu thì không được xài điện thoại, làm phân tâm chuyện ăn nhậu, hay đã nhậu thì không được bỏ lượt, bỏ lượt là gian dối, chơi không đẹp, coi thường anh em... Kết cục của những "quy tắc" trên bàn nhậu này là những cuộc ăn nhậu "tới bến", "không say không về".

Bên cạnh đó, một bộ phận kinh doanh liên quan đến ăn nhậu vì lợi nhuận cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo ra những trào lưu "uống tới bến" bằng đội ngũ tiếp bia rượu, những chương trình thi uống bia rượu, trò chơi thách đấu...

Sau những cuộc vui, điều còn lại là sức khỏe bị hủy hoại trầm trọng, là những án mạng, ẩu đả do nóng giận khi có men, là tai nạn giao thông, bạo hành, nền tảng gia đình lung lay khi thay vì dành thời gian chăm sóc gia đình, người ta lại bận chén tạc chén thù trên bàn rượu. Đáng báo động hơn, chúng ta đang có một bộ phận thế hệ trẻ có xu hướng say sưa, đắm mình trong men bia rượu.

Từ ngày 1/1/2020, Luật phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực, với nội dung đáng chú ý là điều 5, quy định cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia. Từ ngày 15/11/2020 Nghị định số 117 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. có hiệu lực, có các quy định nằm tại điều 30 đến 37 liên quan đến xử phạt hành chính về phòng chống tác hại rượu, bia. Theo đó, lôi kéo người khác uống rượu bia bị phạt 500.000 - 1 triệu đồng, ép người khác uống rượu bia bị phạt 1-3 triệu đồng…

Ý kiến chung của các chuyên gia ngành luật, chuyên gia xã hội học cho rằng đây là quy định cần thiết nhưng trên thực tế thực thi, xử phạt được là điều không dễ dàng, cần có những hướng dẫn thật cụ thể, đồng thời cần có lộ trình từng bước cho thật hợp lý. Tất cả hướng đến bỏ đi thói quen ăn nhậu "xấu xí" đã tồn tại trong xã hội chúng ta một thời gian dài, xây dựng nếp sống lành mạnh, tích cực trong người dân.

Nhà xã hội học Nguyễn Thu Hương: “Quy định cấm như trên là tiến bộ, nhận được sự ủng hộ của xã hội. Tuy nhiên, rất cần quy định cụ thể như thế nào là hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc. Có như vậy mới có cơ sở để xử lý hành vi vi phạm điều cấm. Đồng thời, để người dân biết mà tránh vi phạm. Cũng cần lưu tâm đối với xã hội ta, “văn hóa ăn nhậu” đã ăn sâu vào đời sống, trong thời gian dài.

Trong rất nhiều công việc, lĩnh vực công tác ở khu vực tư nhân hay nhà nước đều diễn ra việc nhậu nhẹt khá thường xuyên. Đồng thời, rất nhiều mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên cấp dưới, đối tác, cơ hội làm ăn, thăng tiến... được giải quyết trên bàn nhậu. Vì vậy, trong thực tế cuộc sống sẽ có những sức ép rất lớn từ các mối quan hệ mà người trong cuộc rất khó thoát ra.

Việc thay đổi nó không phải ngày một ngày hai. Nhưng việc thay đổi “văn hóa” này là rất cần thiết vì nhiều lẽ. Quy định cấm của luật sẽ rất có ý nghĩa và vai trò lớn trong việc thay đổi, ngăn chặn “văn hóa” trên. Vì vậy cần triển khai, thực thi quy định cấm này vào đời sống để thay đổi dần dần, bắt đầu bằng việc điều chỉnh hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia”. 

Đọc thêm

Doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho địa phương: UBND tỉnh Hải Dương đưa ra hướng xử lý

Công trình vi phạm trên đất của BV Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Tỉnh sẽ tiếp nhận công trình xây dựng vi phạm trên diện tích đất của Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền để tránh gây lãng phí, thất thoát tiền. Ý kiến được ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đưa ra, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định các dự án đầu tư công do cấp tỉnh quản lý.

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.