Làm gì để an toàn khi đi học trở lại?

Vệ sinh khử trùng tại trường học được đảm bảo.
Vệ sinh khử trùng tại trường học được đảm bảo.
(PLVN) - Sau quãng thời gian nghỉ học kéo dài do tác động của dịch Covid-19, nhiều trường học đã có thông báo đi học trở lại. Điều này khiến không ít phụ huynh, học sinh lo lắng khi dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Để phòng tránh dịch bệnh khi học sinh trở lại học tập, Bộ Y tế đã có những khuyến cáo.

Trước thông tin nhiều trường đi học trở lại từ ngày 2/3, phụ huynh và học sinh vẫn lo lắng và dè dặt đợi chờ liệu có thông báo hoãn lịch học vào phút chót hay không. Bích Ngọc - sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, ngày 28/2, Đại học Quốc gia Hà Nội đã triệu tập cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 gây ra và quyết định cho sinh viên, học viên sau đại học trở lại trường học từ ngày 2/3.

“Hiện tại mình rất lo lắng rằng đi học đã an toàn hay chưa? Bởi xem thông tin trên báo chí, dịch bệnh vẫn đang hết sức phức tạp. Việc đi học trở lại cũng không phải đồng bộ, bởi có trường đi học rồi, có trường thì thông báo nghỉ tiếp. Nhà mình tuy ở Phú Thọ không xa Hà Nội lắm nhưng mấy lần trước nhà trường cứ thông báo đi học rồi lại thông báo nghỉ, đi lại cũng bất tiện”.

Nhiều sinh viên Trường Đại học Y Dược TP HCM chia sẻ rằng 4 giờ chiều nhận được thông báo khẩn đi học trở lại, đến hơn 7 giờ tối lại nhận được thông báo hỏa tốc nghỉ học nên nhiều sinh viên trở tay không kịp.

Có bạn đang đi giữa đường phải xuống xe quay lại quê, có bạn đã phải hủy hoặc dời vé máy bay, vé tàu xe đến nay đã 4 lần và tốn không ít tiền cho những đợt đổi, trả vé này… vì trường hoãn học vào phút chót. Đó là tình trạng chung của nhiều học sinh, sinh viên khi được hỏi về lịch học mới cũng như công tác phòng dịch Covid-19. 

Để đề phòng tránh dịch bệnh khi học sinh trở lại học tập, Bộ Y tế đã có những khuyến cáo rất cụ thể và chi tiết. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tại nhà, bố mẹ học sinh, sinh viên, học viên thực hiện các hoạt động sau để tăng cường sức khỏe cho học sinh và bản thân sinh viên, học viên bằng các việc như: súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên; giữ ấm cơ thể, tập thể dục, ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng; hạn chế tiếp xúc với các vật nuôi, động vật hoang dã.

Đối với trẻ em mầm non, học sinh: bố mẹ học sinh có trách nhiệm đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe cho học sinh ở nhà; nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động cho trẻ nghỉ học, theo dõi sức khỏe, đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. 

Đối với sinh viên, học viên tự đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe ở nhà; nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động báo cho nhà trường và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe, đồng thời đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Sinh viên, học viên không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế. Giáo viên, cán bộ, công nhân viên của nhà trường, người lao động làm việc tại ký túc xá: cũng phải tự đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe ở nhà.

Để chuẩn bị an toàn trường học, Bộ Y tế cũng đề nghị các nhà trường phải chuẩn bị tốt 6 việc:

Thứ nhất, đảm bảo đủ nước uống hợp vệ sinh và mỗi học sinh có một cốc nước dùng riêng, được vệ sinh sạch sẽ.

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong nhà trường. Nếu nhà trường cung cấp khăn mặt, khăn lau tay cho học sinh thì phải đảm bảo mỗi học sinh có 1 khăn riêng và giặt sạch khăn với xà phòng sau mỗi ngày học.

Thứ hai, bố trí và đảm bảo nơi rửa tay có xà phòng và nước sạch; đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ; đảm bảo có đủ xà phòng, dung dịch khử khuẩn, các trang thiết bị phục vụ vệ sinh trường học. Thứ ba, tăng cường thông khí tại lớp học bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt, không sử dụng điều hòa. Thứ tư, tập huấn cho giáo viên, cán bộ công nhân viên của nhà trường công tác phòng, chống dịch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong trường học, cách phát hiện các triệu chứng của bệnh Covid-19 như: sốt, ho, khó thở.

Thứ năm, trước khi học sinh đi học trở lại, thông qua sổ liên lạc điện tử hoặc hệ thống thông tin liên lạc khác (nếu có), nhà trường tuyên truyền, hướng dẫn cho học sinh, cha mẹ học sinh về những nội dung: các biện pháp bảo vệ, theo dõi sức khỏe, thực hành vệ sinh cá nhân ở nhà, ở trường; yêu cầu cha mẹ theo dõi nhiệt độ của con, các biểu hiện hô hấp (nếu có); thông tin cho phụ huynh về các biện pháp phòng chống dịch đã và sẽ tiếp tục được thực hiện.

Khuyến cáo nữa của Bộ Y tế là nhà trường cần đảm bảo môi trường trường học an toàn, vệ sinh khử khuẩn trường học, giám sát chặt chẽ sức khỏe học sinh để học sinh không phải đeo khẩu trang y tế tại trường học. 

Không tổ chức tham quan, dã ngoại

Bộ Y tế cũng hướng dẫn trong thời gian học sinh ở trường, không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, tham quan thực tế, dã ngoại, học thêm; từng lớp tổ chức chào cờ tại lớp học; bố trí giờ vào lớp, giải lao, tan học xen kẽ giữa các khối lớp.

Hàng ngày, trước khi vào giờ học, giáo viên điểm danh và hỏi học sinh có cảm thấy sốt, ho, khó thở, mệt mỏi không (đối với trẻ mầm non thì hỏi cha mẹ khi giáo viên nhận trẻ). Nếu có, giáo viên đưa ngay học sinh đến phòng y tế để kiểm tra, theo dõi và xử trí kịp thời.

Khi giáo viên, nhân viên y tế nhà trường phát hiện học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến phòng y tế ngay để kiểm tra, theo dõi, cách ly và thông báo ngay cho trạm y tế cấp xã, cơ quan quản lý và cha mẹ học sinh.

Nhà trường bố trí người đón và giao học sinh tại cổng trường; Cha mẹ học sinh không được vào trong trường; bảo vệ tại nhà trường, ký túc xá hạn chế không cho người không có nhiệm vụ vào trường, ký túc xá.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo nhà trường cần thực hiện lau khử khuẩn nền nhà, tường nhà, bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập và các đồ vật trong phòng học mỗi ngày 1 lần sau giờ học. Mỗi ngày 2 lần, sau giờ học buổi sáng và cuối ngày, nhà trường cần lau khử khuẩn tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy.

Đối với các phương tiện đưa đón học sinh, mỗi ngày 2 lần, sau mỗi chuyến đưa, đón học sinh, tiến hành lau khử khuẩn tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe. Khu vực phòng ở, nhà vệ sinh tại ký túc xá cũng áp dụng khử khuẩn thường xuyên như trên ít nhất 1 lần/ngày. Riêng các chất thải, phải chứa trong các thùng có nắp đậy và phải xử lý, thu gom hàng ngày.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba khám và phát thuốc miễn phí cho hơn 200 gia đình chính sách tại tỉnh Quảng Trị

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba khám và phát thuốc miễn phí cho hơn 200 gia đình chính sách tại tỉnh Quảng Trị

(PLVN) - Ngày 26/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba, Câu lạc bộ xe bán tải Bạch Mã phối hợp với Đồn Biên phòng Hải An và chính quyền địa phương xã Hải An (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) tổ chức chuỗi hoạt động khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí và trao tặng những phần quà ý nghĩa cho người dân.

Đọc thêm

Nắng nóng, cảnh giác với chó nhà nuôi

Bệnh nhi bị chó nhà nuôi gây hơn 10 vết thương ở đầu và mặt. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Nắng nóng khiến chó dễ kích động, hung dữ. Phòng tiêm chủng vaccine, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mới tiếp nhận hai trường hợp bị chó nhà cắn. Các ca bệnh này tiếp tục cảnh báo về sự chủ quan trong quản lý vật nuôi và xử trí sau tai nạn.

Nỗ lực để có thể đưa Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 vào hoạt động dịp 1/6

Dự án Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 đặt tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội đang nỗ lực, quyết tâm để có thể chính thức đón bệnh nhân vào dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6.
(PLVN) - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương Trịnh Ngọc Hải cho biết, sau hơn 1 năm thi công, dự án Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 đặt tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội đang nỗ lực, quyết tâm để có thể khánh thành kỹ thuật vào dịp 30/4 và chính thức đón bệnh nhân vào dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6.

Siết chặt kiểm soát, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên toàn quốc

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng gia tăng các vụ ngộ độc thực phẩm, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tăng cường kiểm tra, thanh tra, đẩy mạnh phòng ngừa và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm, đặc biệt tại các bếp ăn tập thể, trường học và khu vực đông dân cư.

ThS. BS Phan Thị Hải: Giá thuốc lá ở Việt Nam rất thấp, ai cũng có thể tiếp cận

ThS. BS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại Thuốc lá.

(PLVN) - ThS. BS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá mới thông tin về hậu quả của việc tiêu dùng thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường. Vị chuyên gia này nhận định, giá 1 bao thuốc lá ở Việt Nam thấp nhất, do vậy người có thu nhập thấp và người mới hút, kể cả trẻ em hay trẻ vị thành niên đều rất dễ tiếp cận với thuốc lá.

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non

Giáo viên Trường Mầm non Công ty may Đáp Cầu (tỉnh Bắc Ninh) xốc ngược trẻ, kéo trẻ vào góc khuất của camera, dùng tay tát liên tiếp vào mặt trẻ. Ảnh: SK&ĐS
(PLVN) - Ủy ban Quốc gia về Trẻ em đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương rà soát, thanh tra các cơ sở mầm non, đặc biệt là các cơ sở ngoài công lập; xử lý nghiêm các vi phạm nhằm bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Thu hồi 12 loại sữa giả trên toàn quốc

Cơ quan điều tra thu giữ hàng ngàn hộp sữa giả. Ảnh: Bộ Công an
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, mới có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, TP; Sở An toàn thực phẩm TP HCM; Ban quản lý an toàn thực phẩm TP Đà Nẵng; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các địa phương kiểm tra, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả trên thị trường.

Khói thuốc lá - “Thủ phạm thầm lặng” làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa HSCC – chống độc Trung tâm Y tế huyện Mai Châu (Ảnh: Hồng Dung)
(PLVN) - Theo bác sĩ Đinh Hoàng Tuấn - Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Mai Châu, khói thuốc lá không chỉ gây hại trực tiếp cho người hút mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những người xung quanh. Cả hút thuốc chủ động lẫn thụ động đều làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ não - căn bệnh đứng thứ ba toàn cầu về tỷ lệ tử vong, chỉ sau tim mạch và ung thư.