Kẻ cướp đi nhan sắc, sức khỏe của phụ nữ
Rượu bia là một chất gây nghiện, nếu uống nhiều lần, uống lâu dài rất dễ bị nghiện. Có hai cơ chế gây nghiện ở rượu, đó là: nghiện về thể chất - tức là các tế bào của cơ thể, nhất là các tế bào thần kinh, hoạt động khi đã quen với một nồng độ rượu nhất định trong huyết thanh mà nếu nồng độ rượu giảm đi thì các tế bào này không chịu hoạt động nữa khiến người nghiện rượu trở nên đờ đẫn và run rẩy tay chân.
Cơ chế nghiện rượu thứ hai là cơ chế nghiện tâm lý. Người sử dụng rượu bia quen với cảnh chiều nào cũng ngồi với bạn bè trong trạng thái lâng lâng, được xả stress và những lo âu, buồn bực sẽ mất hết chỉ còn lại niềm vui.
Với phái đẹp, nhan sắc là thứ tài sản vô giá khiến họ phải giữ gìn bằng mọi cách. Tuy nhiên, nhiều người đang bị rượu bia dần dần bào mòn nhan sắc mà không hay biết. Rượu là một dạng đồ uống có chất độc, ít giá trị dinh dưỡng và làm cho chức năng gan kém hơn, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn nội tiết tố, tổn thương tế bào và gây lão hóa làn da. Rượu cũng khiến cơ thể sẽ bị mất nước khá nhanh, da cũng bị mất nước theo và xỉn màu.
Một lượng đường trong rượu phản ứng với insulin, tác động tiêu cực đến tuyến giáp và hormone giới tính, gây mất cân bằng nội tiết tố và các vấn đề về da.
Những năm gần đây, tỉ lệ mắc ung thư vú ở phụ nữ ngày càng có dấu hiệu gia tăng, độ tuổi người mắc ung thư vú được trẻ hóa. Nếu như trước kia, người mắc ung thư vú thường ở độ tuổi trung niên thì hiện nay, đã có những bệnh nhân mắc ung thư vú ở tuổi 20, 21.
Lối sống hiện đại cùng tác dụng của bia rượu được cho là một trong những nguyên nhân gây ung thư vú. Một nghiên cứu chỉ ra rằng uống một chai rượu mỗi tuần làm tăng khả năng mắc ung thư vú lên 10%. Sau khi uống vào cơ thể, rượu được chuyển đổi thành acetaldehyd, một hóa chất độc hại có thể gây ung thư bằng cách làm hỏng DNA và ngăn chặn sự tái cấu trúc DNA. Chất cồn cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ estrogen và nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Không chỉ gây các bệnh ung thư, uống nhiều rượu bia là một trong những nguyên nhân gây vô sinh. Một nghiên cứu tại Đan Mạch cho thấy ngay cả một lượng nhỏ rượu cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Hơn nữa, một số phụ nữ thấy rằng họ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi rượu trong khi rụng trứng hoặc khi họ đang có kinh nguyệt. Điều này là do khi uống rượu, cơ thể mất nhiều thời gian để chuyển hóa rượu, dẫn đến nồng độ cồn trong máu cao hơn. Rượu đã được tìm thấy ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, có thể dẫn đến vô kinh (không có kinh nguyệt) và anovulation (một chu kỳ kinh nguyệt mà không rụng trứng).
Cũng có bằng chứng cho thấy phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai hấp thụ và chuyển hóa rượu chậm hơn và đều hơn so với những người không sử dụng chúng.
Uống nhiều rượu trong khi mang thai, dù ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ có thể dẫn đến sảy thai tự nhiên hoặc một loạt các khuyết tật được gọi là rối loạn phổ rượu của thai nhi, trong đó Hội chứng rượu bào thai (FAS) là nghiêm trọng nhất.
Bằng cách vượt qua hàng rào nhau thai, rượu có thể ảnh hưởng đến thai nhi bằng cách kìm hãm sự phát triển hoặc cân nặng của bào thai, tạo ra sự biến dạng trên khuôn mặt, hoặc làm hỏng cấu trúc của hệ thần kinh trung ương trong quá trình phát triển. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng thực thể như đầu nhỏ bất thường, khiếm khuyết phát triển các mô giữa mặt, bất thường tai ngoài nhỏ, mắt nhỏ bất thường, và khuyết tật tim và bộ phận sinh dục. Những người bị rối loạn phổ rượu ở thai nhi cũng đã được phát hiện có tỷ lệ cao các vấn đề về sức khỏe tâm thần, có nguy cơ cao gặp vấn đề về giấc ngủ.
Làm gì để hạn chế tác hại của bia rượu?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để giữ gìn sức khỏe, nữ giới không nên dùng quá hai đơn vị rượu bia và nữ không quá một đơn vị mỗi ngày (mỗi đơn vị tương đương một cốc bia hơi, 2/3 chai hay lon bia, 100ml vang hoặc 30ml rượu mạnh 40 độ).
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bất khả kháng, bắt buộc phải uống rượu bia, chị em cần lưu ý những vấn đề dinh dưỡng để giảm thiểu tác động của bia rượu đến cơ thể.
Trước khi uống bia rượu, mọi người có thể dùng trước một số món ăn nhẹ như mì, cháo, súp… để làm lớp nền cho đường ruột. Khi rượu vào cơ thể sẽ giảm sự hấp thu cồn trực tiếp, từ đó làm giảm tác hại của rượu bia. Đặc biệt tránh uống rượu cùng với nước ngọt, bởi nó sẽ làm hấp thu lượng cồn vào cơ thể nhanh hơn, uống rượu bia như vậy rất có hại cho cơ thể.
Sau khi uống rượu bia, có thể bổ sung thêm nước để nhanh đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, như uống nước cam, chanh…. giúp bổ sung vitamin C, có tác dụng bất hoạt các gốc tự do gây tổn thương tế bào, đồng thời thay đổi môi trường PH giúp tăng đào thải chất độc khỏi cơ thể.
Ngoài ra, nếu thường xuyên bia rượu, chúng ta cũng nên cân nhắc sử dụng các sản phẩm giúp giải độc gan, tăng cường chức năng gan. Tuy nhiên, nên chú ý chọn những sản phẩm từ công ty dược uy tín, có thử nghiệm lâm sàng để đảm bảo chất lượng.