Làm du lịch từ… nông nghiệp

Du lịch canh nông đang rất được ưa chuộng. (Ảnh: kinhtenongthon.vn).
Du lịch canh nông đang rất được ưa chuộng. (Ảnh: kinhtenongthon.vn).
(PLVN) -Là đất nước với hơn 70% dân số ở nông thôn và sở hữu nền sản xuất nông nghiệp bền vững, lâu đời, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch gắn với nông nghiệp. Nếu khai thác tốt thế mạnh, giá trị khác biệt, nổi bật của nông thôn đây sẽ là hướng đi có tiềm năng phát triển mạnh mẽ cho nền công nghiệp không khói nước nhà.

Mô hình du lịch tiềm năng

Lãnh thổ Việt Nam với 3 phần núi, 4 phần biển và 1 phần ruộng đã hình thành nên dải đất hình chữ S 7 vùng sinh thái khác biệt. Với lợi thế riêng có, ít quốc gia có được, Việt Nam có thể phát triển được cả sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Sở hữu đất đai, nguồn nước, khí hậu thích hợp cùng với truyền thống nông nghiệp hàng nghìn năm đã tạo ra tiềm năng cho nhiều lĩnh vực gắn với nông nghiệp.

Trong đó đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái đang là hướng đi được quan tâm. Những giá trị của du lịch nông nghiệp, nông thôn mang lại không chỉ đơn thuần là thu nhập cho người dân, lợi ích kinh tế cho địa phương, mà còn tạo ra những giá trị vô hình khác như định hình nền nông nghiệp xanh, bền vững; giữ gìn bản sắc văn hóa của nông thôn.

Theo Tổng cục Du lịch, những năm qua, tại nhiều địa phương, các tổ chức, cá nhân đã triển khai đầu tư, khai thác du lịch nông nghiệp, đồng thời xây dựng và triển khai các chương trình bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề trong đó, du lịch canh nông đang được đẩy mạnh. Du lịch canh nông là loại hình du lịch mới phát triển trong thời gian gần đây, với mô hình nổi bật là các trang trại sinh thái, hay các hợp tác xã nông nghiệp tổ chức những hoạt động trải nghiệm về nông nghiệp, làng quê. Nổi bật có thể kể đến như: tour thăm mô hình làng quê; tham quan nông trường; du lịch miệt vườn, chợ nổi; trải nghiệm vườn rau thủy canh, trồng hoa công nghệ cao; trải nghiệm trang trại;…

Trong đó, các hoạt động trải nghiệm tại trang trại trồng trọt hoặc chăn nuôi với nhiều mức độ khác nhau. Mức 1, khách được xem quá trình sản xuất và được thưởng thức sản phẩm, sau khi được hướng dẫn viên và người dân địa phương giới thiệu quy trình, dụng cụ cho khách, cuối cùng khách được ăn thử. Chẳng hạn như làm hồng treo gió, kẹo dừa, bánh tráng,… Mức 2 là du khách trải nghiệm thực tế ở một vài công đoạn, cùng tham gia sản xuất như cùng với nông dân thu hoạch hoa tươi trong nhà kính ở Đà Lạt, cùng trồng rau ở làng rau Trà Quế, Hội An, cùng hái lá thuốc với người Dao ở Lào Cai, cùng thu hoạch tôm trên vịnh Hạ Long. Cuối cùng du khách được thưởng thức thành quả do chính mình vất vả làm ra.

Mức cao nhất là khi du khách lưu trú trong thời gian vài ba ngày, khi đó du khách trở thành một thành viên của cộng đồng, được sinh sống, trải nghiệm trong môi trường thường nhật mà cộng đồng ấy trải qua kể cả lối sống sinh hoạt giống như người bản xứ. Đây cũng là mức mà du khách, nhất là khách nước ngoài thích thú nhất. Họ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn, ở dài ngày hơn cho các trải nghiệm thực tế.

Tuỳ từng địa điểm và trình độ tổ chức mà mỗi nơi có một cấp độ khác nhau, hiện các tour du lịch canh nông chỉ đang dừng ở mức 1 - 2, còn mức cao nhất mới thấy được ở tỉnh Lâm Đồng. Nhìn lại năm 2015, UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch canh nông và trở thành địa phương đầu tiên của cả nước thí điểm mô hình kết hợp du lịch với sản xuất nông nghiệp. Sau hơn 8 năm, trải qua nhiều khó khăn, thất bại, đến nay tỉnh Lâm Đồng đang đi đầu cả nước với mô hình canh nông, trở thành loại hình du lịch đặc sắc với các trang trại nông nghiệp công nghệ cao sản xuất rau, hoa, trà... hấp dẫn, thu hút rất đông du khách.

Ngoài Lâm Đồng, mô hình này xuất hiện ở Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái và một vài tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Bến Tre, Tiền Giang… Tuy nhiên, xét trên tổng thể, những khu vực có đủ khả năng khai thác du lịch nông nghiệp một cách chuyên nghiệp ở nước ta không nhiều. Theo thống kê của Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch), đến hết năm 2022, cả nước đang có 580 điểm du lịch được công nhận và gần 1.500 điểm du lịch đang hoạt động mà chưa được công nhận, trong đó có khoảng 70% điểm du lịch tại khu vực nông thôn.

Từ thống kê cho thấy loại hình du lịch nông thôn của nước ta đa dạng, tận dụng được lợi thế nông nghiệp tuy nhiên lại đang phát triển một cách tự phát, nhỏ lẻ, thiếu chiến lược. Tình trạng này khiến cho các mô hình du lịch nông nghiệp không phát huy hết giá trị vốn có và không đủ sức hấp dẫn để phát triển bền vững.

Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia về du lịch cho rằng, cần có quy hoạch bài bản, có doanh nghiệp đủ tầm để dẫn dắt, giúp điểm đến được nâng tầm và có giá trị hơn. Đồng thời cần có quy hoạch và hành lang pháp lý cụ thể để các doanh nghiệp mạnh dạn hơn đầu tư vào du lịch nông nghiệp. Có như vậy, du lịch nông nghiệp mới ngày càng bài bản, chuyên nghiệp, tạo cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú nền tảng để thu hút và “giữ chân” du khách khi trải nghiệm, khám phá du lịch nông nghiệp.

Sản phẩm độc đáo, cộp mác Việt Nam

Sản phẩm OCOP phát triển du lịch. (Ảnh: Phương Nghi)

Sản phẩm OCOP phát triển du lịch. (Ảnh: Phương Nghi)

Bên cạnh mô hình du lịch tiềm năng, nhiều địa phương còn tận dụng lợi thế nông nghiệp và văn hoá bản địa để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, cộp mác Việt Nam. Với chương trình Quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (One Commune One Product - OCOP), tại mỗi địa phương, xã phường đều đã xuất hiện những sản phẩm đặc trưng, bảo đảm chất lượng để đến tay du khách.

Mỗi giai đoạn, mỗi thời điểm, xu hướng phát triển du lịch khác nhau và một xu hướng hiện nay đã và đang hình thành phát triển là du lịch nông thôn gắn với chương trình OCOP. Hiện nay, chương trình OCOP tiếp tục được các địa phương triển khai đồng bộ, rộng khắp, trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn. Tính đến ngày 30/6/2023, cả nước đã có 63/63 tỉnh, TP đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Đã có 9.852 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó 66,9% sản phẩm 3 sao, 32,2% sản phẩm 4 sao, 0,6% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 42 sản phẩm 5 sao đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP giai đoạn 2021 - 2025 và chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tạo cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn và nông dân góp phần xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao hơn. Tại nhiều địa phương hướng xây dựng các sản phẩm làng nghề OCOP là cầu nối thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.

Nếu trước đây các sản phẩm du lịch đặc trưng của Việt Nam không có nhiều, hầu hết đều tập trung ở một vài địa điểm du lịch lớn, chất lượng sản phẩm còn đơn điệu không thu hút, “giữ chân” du khách được lâu thì giờ đây, sản phẩm OCOP đã tháo gỡ cho vấn đề này, việc đa dạng các sản phẩm lưu niệm, các đặc sản vùng miền, nhất là phát triển các sản phẩm OCOP và đưa vào các điểm tham quan, nghỉ dưỡng đã được triển khai thực hiện và bước đầu mang lại kết quả khả quan. Từ đó không những góp phần nâng cao giá trị kinh tế mà còn tận dụng được lợi thế nông nghiệp của đất nước và mở rộng thị trường tiêu thụ, kết nối, giao thương cho sản phẩm OCOP nói riêng và sản phẩm nông nghiệp nói chung của địa phương.

Có thể thấy, tiềm năng và lợi thế nông nghiệp có sẵn là yếu tố quan trọng giúp con đường phát triển ngành Du lịch gắn với nông nghiệp trở nên dễ dàng hơn. Nhưng nếu muốn tiến xa hơn nữa lợi thế đó là chưa đủ, ngành Du lịch cần đặc biệt chú trọng việc xây dựng các sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn có chất lượng, đa dạng, khác biệt, có tính trải nghiệm và giá trị gia tăng cao, mang đặc trưng vùng, miền và theo định hướng của thị trường, phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng du khách. Đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng phát triển sản phẩm mới, có tính cạnh tranh cao và bắt kịp với xu hướng và thị hiếu của khách du lịch.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm

Cây kiểng, phong lan, đá cảnh ba miền hội tụ tại Đại nội Huế

(PLVN) -  Ngày 26/4, tại Phủ Nội vụ (Đại nội Huế) Ban tổ chức Festival Huế tổ chức chương trình khai mạc “Triển lãm cây kiểng, hoa phong lan, đá cảnh ba miền và các hoạt động trình diễn, trải nghiệm sản phẩm làng nghề Huế”. Đây là một trong chuỗi sự kiện, hoạt động của năm Du lịch quốc gia và Festival Huế 2025.

Đọc thêm

Măng Đen 'cháy' phòng dịp lễ 30/4 – 1/5

Du khách chụp ảnh lưu niệm trên con đường thông nổi tiếng dẫn vào trung tâm thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông.
(PLVN) - Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) ghi nhận lượng khách tăng vọt, khiến nhiều cơ sở lưu trú lâm vào tình trạng quá tải.

Chiến lược kép cho du lịch Cô Tô phát triển bền vững

Cô Tô qua công nghệ VR360 độ.
(PLVN) -  Huyện Cô Tô được tỉnh Quảng Ninh lựa chọn là địa phương thí điểm chuyển đổi số cấp huyện giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030, với mục tiêu xây dựng xã hội số và phát triển kinh tế số làm động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội. Nhờ ứng dụng hiệu quả các giải pháp chuyển đổi số, Cô Tô đã tạo ra nhiều đột phá, mở ra cơ hội phát triển nhanh, bền vững cho ngành du lịch địa phương.

Kết nối đường sắt – đánh thức tiềm năng du lịch xứ Trà

Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc”.
(PLVN) -  Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã và đang khẳng định vị thế là điểm đến du lịch hấp dẫn nhờ lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, lịch sử - văn hoá phong phú và đặc biệt là việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù gắn với văn hóa Trà.

Quảng Ninh: Không bỏ lỡ cơ hội vàng hút khách du lịch

Dự kiến năm 2025 sẽ có khoảng 60 chuyến tàu biển từ nhiều quốc gia đến Quảng Ninh. (Ảnh: quangninh.gov.vn)
(PLVN) -  Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đã đón 19 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế đạt hơn 3,5 triệu lượt, tổng thu du lịch ước đạt 46.460 tỷ đồng. Quyết không bỏ lỡ cơ hội vàng để tiếp tục thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, năm 2025 với hàng trăm sự kiện, chương trình văn hóa, thể thao, du lịch Quảng Ninh phấn đấu cán mốc 20 triệu lượt khách.

Liên hoan du lịch Đồ Sơn 2025 diễn ra từ ngày 27/4 - 4/5

Quận Đồ Sơn phấn đấu thu hút khách du lịch 5 triệu lượt khách năm 2025.
(PLVN) - Liên hoan du lịch “Đồ Sơn - Điểm đến 4 mùa” được tổ chức hàng năm với mục đích tôn vinh, tăng cường quảng bá, giới thiệu hình ảnh, sản phẩm du lịch của quận Đồ Sơn nói riêng và TP Hải Phòng nói chung đến đông đảo nhân dân, du khách trong và ngoài nước.

Du lịch biển sôi động chào hè 2025

Cuối tháng 4, du lịch biển đang bắt đầu “khai mạc” chuẩn bị cho mùa du lịch hè sôi động. (Ảnh minh họa: mia.vn)
(PLVN) - Năm nay, do ảnh hưởng của thời tiết, tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung đến giữa tháng 4 nhiệt độ mới bắt đầu ấm lên, thuận lợi cho những bãi biển “khởi động” mùa du lịch hè trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 sắp tới.

Du lịch Vũng Tàu hướng tới mô hình “xanh - sạch - không phát thải”

Du lịch là ngành kinh tế chủ lực của Vũng Tàu.
(PLVN) - Nắm bắt xu hướng du lịch toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ theo xu hướng xanh - bền vững - công nghệ cao, TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chủ động xác định tầm nhìn, tập trung đầu tư đồng bộ và bài bản để nâng cao chất lượng hạ tầng, sản phẩm và dịch vụ du lịch. Từ đó, khẳng định vai trò là một trong những điểm đến hấp dẫn, thân thiện, hiện đại bậc nhất khu vực phía Nam.

Yên Bái: Tổ chức lễ hội trà Shan tuyết dịp 30/4

Yên Bái: Tổ chức lễ hội trà Shan tuyết dịp 30/4
(PLVN) - Lễ hội trà Shan tuyết dự kiến được tổ chức tại xã Suối Giàng (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch hấp dẫn.

Ngô đồng khoe sắc dưới nắng hè Cố đô

Sắc hồng dịu dàng của hoa ngô đồng nổi bật giữa nền trời xanh thẳm của Cố đô.

(PLVN) - Vào cuối tháng 4, đầu tháng 5, những cây ngô đồng ở khắp Cố đô Huế thi nhau bung nở, từ chốn Kinh thành đến công viên Tứ Tượng, sân Nghinh Lương Đình... khiến nhiều du khách say mê.

Côn Đảo – từ 'địa ngục trần gian' đến thiên đường du lịch

Côn Đảo – từ 'địa ngục trần gian' đến thiên đường du lịch
(PLVN) - Giữa muôn trùng sóng nước Biển Đông, quần đảo Côn Đảo (huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) hiện lên như một chứng nhân lịch sử hào hùng và bi tráng. Nơi từng được mệnh danh là “địa ngục trần gian” đã giam cầm và tra tấn hàng vạn người yêu nước, nay khoác lên mình diện mạo mới: một thiên đường du lịch sinh thái, tâm linh và nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế. Một hành trình hồi sinh kỳ diệu, nhưng vẫn gìn giữ vẹn nguyên những giá trị cội nguồn.

"Vận động viên đặc biệt" của Giải leo núi "Bước chân trên mây" mặc áo dài Việt Nam chinh phục đỉnh Tà Xùa

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái chụp ảnh cùng Giám đốc công ty Hưng Việt, vận động viên, các vị khách mời trong Giải leo núi bước chân trên mây chinh phục đỉnh Tà Xùa.
(PLVN) -  Trên độ cao hơn 2.865m, giữa biển mây trời Tà Xùa, hình ảnh một người phụ nữ trong tà áo dài Việt Nam thướt tha khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Chủ nhân của tà áo dài đặc biệt này là bà Vũ Thị Mai Oanh - Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái. Bà là Khách mời, tham gia cùng 100 nhà báo  chinh phục đỉnh Tà Xùa trong Giải leo núi “Bước chân trên mây” năm 2025 do Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp tổ chức.

Nguy cơ 'rơi bẫy' AI lừa đảo trong du lịch

Ngành Du lịch đang phải đối mặt với nhiều rủi ro từ những kẻ lừa đảo sử dụng công nghệ AI. (Ảnh minh họa: Thu Hằng)
(PLVN) - Các ứng dụng công nghệ từ lâu đã được ngành du lịch áp dụng rộng rãi để kết nối hành khách với các điểm đến, công ty du lịch - lữ hành. Bên cạnh tiện ích, vẫn còn đó kẻ xấu sử dụng công nghệ để lừa đảo du khách. Hiện tại, với sự phát triển của AI (trí tuệ nhân tạo), các phi vụ lừa đảo ngày càng tinh vi hơn.