Lâm Đồng: Chính quyền ở đâu khi hàng trăm héc ta rừng bị biến thành đất tư?

(PLVN) - Hơn 200 héc ta rừng thông tự nhiên chỉ còn lại lưa thưa vài cụm nhỏ, thay vào đó là những vườn cây cà phê, trà và các loại cây ăn trái khác. Hàng trăm héc ta đất rừng của nhà nước tại tiểu khu 438A, 439 trên địa bàn thôn 4, xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đang dần biến thành đất của những cá nhân.  

Ngang nhiên đốt rừng trước mặt cơ quan chức năng

Ngày 22/12, lần theo làn khói bốc lên từ một rừng thông, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam có mặt tại một rừng thông mà người dân đang lấn chiếm để làm nương rẫy.

Người đàn ông tên N.V.D ngang nhiên đốt rừng trước mặt cơ quan quản lý, bảo vệ rừng
Người đàn ông tên N.V.D ngang nhiên đốt rừng trước mặt cơ quan quản lý, bảo vệ rừng 

Người đàn ông tên N.V.D, ngụ thôn 2, xã Lộc Phú đang đốt thực bì dưới tán rừng tự nhiên do Ban Quản lý rừng phòng hộ ĐamB’ri quản lý. Đây là một phần trong số 231,22 héc ta mà UBND huyện Bảo Lâm thu hồi sau thanh tra. Đáng nói hơn, mặc dù một cán bộ kiểm lâm và một cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ ĐamB’ri có mặt nhưng người đàn ông này vẫn ngang nhiên tác động vào diện tích rừng. Xung quanh đó là hàng chục héc ta cà phê, trà và các loại cây khác đã thay thế rừng thông nhiều năm tuổi.

Được biết, tháng 8/2019, UBND huyện Bảo Lâm có kết luận thanh tra về việc giao rừng cho cộng đồng thôn 4, xã Lộc Phú với hàng loạt vi phạm đã được chỉ ra như: không thực hiện nghĩa vụ của cộng đồng khi được giao đất, giao rừng theo quy định; không giữ được tính chất của cộng đồng dân cư; không đủ năng lực thực hiện phương án; thực hiện không đúng phương án đã được phê duyệt … khiến hàng trăm héc ta rừng đang dần mất đi. Chính vì vậy mà Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm chỉ đạo thu hồi đất, rừng, lập kế hoạch giải tỏa toàn bộ nhà cửa, cây trồng trái phép trên đất rừng.

Nhiều ngôi nhà kiên cố mọc lên trên đất rừng đã bị thu hồi.

Nhiều ngôi nhà kiên cố mọc lên trên đất rừng đã bị thu hồi.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, hiện tại nhiều ngôi nhà vẫn ngang nhiên mọc lên trên đất rừng đã có quyết định thu hồi này. Chưa kể, diện tích rừng bị thu hẹp để thay vào đó là những vườn cây trồng của các hộ dân.

Rừng tự nhiên đang chết mòn

Dạo một vòng rừng thông thuộc tiểu khu 439, chúng tôi phát hiện những cây thông đã và đang chết dần khi mà dưới tán rừng, thông bị đốn hạ nằm la liệt. Thay cho những gốc thông là những cây bơ xanh tốt.

Những cây thông đang bị triệt hạ để nhường chỗ cho các loại cây trồng khác.
Những cây thông đang bị triệt hạ để nhường chỗ cho các loại cây trồng khác.

Chưa dừng lại, những cây thông còn lại cũng chung số phận khi bị chết đứng do các đối tượng đổ thuốc liều lượng cao vào gốc. Tại hiện trường, chúng tôi dễ dàng ghi nhận đống vỏ thuốc lưu dẫn nằm la liệt dưới gốc cây thông. Những cây thông chết khô, được cưa hạ đổ gục, chất thành đống và đốt cháy nham nhở.

Cũng trong khu vực này, nhiều ngôi nhà hàng trăm mét vuông được xây dựng kiên cố, ung dung tồn tại bất chấp các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng. Đáng nói, ngày 25/10, Ban Quản lý rừng phòng hộ ĐamB’ri đã dán thông báo giải tỏa cây trồng lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật trên diện tích mà UBND huyện đã thu hồi trước đó. Tuy nhiên, ngay sau đó, thông báo này bị gỡ bỏ một cách khó hiểu khiến dư luận băn khoăn.

Thuốc lưu dẫn dùng để đầu độc cây thông bị vứt thành đống tại hiện trường.

Thuốc lưu dẫn dùng để đầu độc cây thông bị vứt thành đống tại hiện trường.

Về vấn đề này, trước đó UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản yêu cầu UBND huyện Bảo Lâm kiểm tra, xem xét xử lý theo quy định. Tuy nhiên, UBND huyện Bảo Lâm chưa có báo cáo khiến người dân bức xúc, liên tục gửi đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng.

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng tiếng nói chung trước thềm đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa

Xây dựng tiếng nói chung trước thềm đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa

(PLVN) -  Trước thềm Hội nghị Liên chính phủ đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa, phiên thứ 5 (INC-5) (sẽ diễn ra từ ngày 24/11 đến 01/12/2024 tại Busan, Hàn Quốc), Hội thảo kỹ thuật với chủ đề “Hướng tới Busan - Kịch bản cho Việt Nam” đã được tổ chức với mục tiêu tham vấn và xây dựng phương án đàm phán, kịch bản của Việt Nam.

Đọc thêm

Hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng

Việc buôn bán trái phép các loài ngoại lai là mối đe dọa tiềm ẩn với đa dạng sinh học và sức khỏe con người. (Nguồn: ENV)
(PLVN) - Là nội dung tập tài liệu thường niên vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu.

Nâng tiêu chuẩn khí thải xe máy - bước tiến xanh cho môi trường

Khí thải xe máy là vấn đề nhức nhối với ngành Giao thông và ngành Môi trường. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - Đề xuất của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về việc nâng tiêu chuẩn khí thải cho xe gắn máy dưới 50cc lên mức tương đương với xe mô tô trên 50cc đang được dư luận quan tâm. Theo xu thế chung, đây có thể sẽ là một giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trong ngành Giao thông vận tải.

Không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng chiều tối và đêm mai, bộ phận không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ. Nhiệt độ có thể hạ thấp, vùng núi cao có nơi dưới 16 độ C.

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam
(PLVN) - Theo các thuyền viên tàu hàng An Bình Phát 68, khi tàu gặp nạn, chìm ở vùng biển Quảng Nam thì trên tàu có 18.000 lít dầu DO. Tuy nhiên, Đại tá Trần Tiến Hiền cho hay, việc 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng An Bình Phát 68 là thuyền trưởng khai báo như vậy, chứ không thể khẳng định được là có đúng hay không.

Hà Nội: Cần nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường

Hà Nội vẫn còn tình trạng đốt chất thải gây ô nhiễm môi trường.
(PLVN) - Theo Sở TN&MT TP Hà Nội, tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường là do nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư, một số ngành, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư còn hạn chế và có tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn khá phổ biến.