Lâm Đồng: 50 năm vươn mình từ tỉnh khó khăn đến điểm sáng phát triển vùng Tây Nguyên

Du lịch là điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng. (Ảnh trong bài: Lamdong.gov.vn)
Du lịch là điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng. (Ảnh trong bài: Lamdong.gov.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ một tỉnh miền núi khó khăn, dân thưa, cơ sở hạ tầng yếu kém, sau 50 năm giải phóng, Lâm Đồng đã vươn lên trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước. Những thành quả nổi bật về kinh tế - xã hội, quy hoạch và tầm nhìn chiến lược đang tạo đà cho Lâm Đồng tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển nhanh và bền vững.

Tái thiết sau chiến tranh

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng bộ và Nhân dân Lâm Đồng đã kiên cường bám trụ, huy động sức dân để tiến hành đấu tranh chính trị, làm công tác binh địch vận và đẩy mạnh đấu tranh vũ trang. Trong suốt 20 năm chống Mỹ, thắng lợi lớn của quân dân Lâm Đồng - Đà Lạt là đã biến hậu phương của địch thành hậu phương của ta. Cán bộ bám trụ, Nhân dân đào hầm bí mật nuôi giấu cán bộ - chiến sĩ, tích trữ vũ khí, lương thực, nuôi dưỡng thương binh, cung cấp sức người, sức của cho kháng chiến...

Ngày 03/4/1975, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Tỉnh trưởng Tuyên Đức - nay là trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng - ghi dấu sự kiện lịch sử: Lâm Đồng hoàn toàn giải phóng. Chiến thắng này không chỉ có ý nghĩa với địa phương, mà còn là bàn đạp chiến lược, góp phần quyết định vào thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh - giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong một thời gian ngắn sau ngày giải phóng, về mặt tổ chức hành chính của hai tỉnh Lâm Đồng (cũ) và Tuyên Đức có nhiều lần thay đổi. Ngày 20/9/1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về việc bỏ khu, hợp tỉnh; các tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Đức, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Tuy được nhập lại thành tỉnh Thuận Lâm, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Phan Rang.

Ngày 6/1/1976, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Nghị quyết về việc giải thể tỉnh Thuận Lâm và hợp nhất các tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Đức, thành phố Đà Lạt thành tỉnh Lâm Đồng.

Sau đó, cùng với cả nước, Lâm Đồng bắt tay ngay vào công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Lâm Đồng đối mặt với muôn vàn khó khăn như sản xuất nhỏ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thấp kém, hệ thống đường giao thông trong điều kiện chiến tranh không được tu sửa, bảo dưỡng nên xuống cấp nghiêm trọng.

Cơ sở kinh tế có trên 6.000ha chè, gần 30 cơ sở chế biến chè; diện tích cây cà phê khoảng 1.000ha; có gần 3.000ha rau, hoa và cây ăn trái; gần 2.000ha cây lương thực sản xuất tại chỗ để giải quyết nhu cầu lương thực cho Nhân dân. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có một số cơ sở sửa chữa cơ khí, chế biến quy mô nhỏ ở Đà Lạt và Bảo Lộc, còn hầu hết các địa phương khác chưa phát triển. Cơ sở vật chất - kỹ thuật công nghiệp nghèo nàn, chỉ có hai nhà máy sản xuất đồ sứ, một số nhà máy xẻ gỗ với thiết bị máy móc lạc hậu.

Với sự hỗ trợ của Trung ương và quyết sách đúng đắn của địa phương, từ đầu những năm 2000, tỉnh đã chuyển mình mạnh mẽ. Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã tập trung phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực dựa vào lợi thế cạnh tranh của các loại cây trồng chủ lực; đồng thời phát triển du lịch, xác định là ngành kinh tế động lực trong nền kinh tế của địa phương...

Thành phố Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam.

Thành phố Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam.

Với quyết tâm và sự đoàn kết, nỗ lực đó, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến nay đã đạt được những kết quả quan trọng, là tỉnh phát triển khá của cả nước. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được nâng cao, GRDP bình quân đầu người đạt 103,6 triệu đồng; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt 21%. Ngành nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế, tăng 5,1%, bảo đảm cung ứng lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Thu ngân sách đạt 13.100 tỷ đồng.

Du lịch tiếp tục là điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội của Lâm Đồng. Nhiều lễ hội, sự kiện quy mô lớn, các giải thể thao cấp quốc gia, đặc biệt Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X thành công, tiếp tục khẳng định thành phố Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam, thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của UNESCO và thành phố thuộc Nhóm 5 thành phố Festival ấn tượng của châu Á.

Bước vào kỷ nguyên vươn mình

Một trong những đột phá chiến lược của tỉnh là quyết định đầu tư tuyến cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công - tư, tổng mức đầu tư hơn 17.700 tỷ đồng. Đây là biểu tượng cho tinh thần kết nối - phát triển - hội nhập của địa phương. Cảng hàng không Liên Khương được nâng cấp thành cảng hàng không quốc tế; hệ thống giao thông công cộng được mở rộng, góp phần rút ngắn thời gian di chuyển giữa các vùng trong tỉnh và tới TP Hồ Chí Minh, thuận tiện cho người dân và du khách.

Tỉnh cũng đã công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; các công trình, dự án trọng điểm đang được ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư; phong trào thi đua “Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Lâm Đồng đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, vươn lên cùng đất nước” đang được triển khai thực hiện mạnh mẽ, là điều kiện để khơi thông nguồn lực mới, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, tạo đột phá cho năm 2025 và làm tiền đề cho giai đoạn 2026 - 2030; hướng đến xây dựng tỉnh Lâm Đồng trở thành điểm đáng đến, đáng sống, khẳng định vị thế và vai trò đối với vùng Tây Nguyên và cả nước.

Thực hiện các Kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Lâm Đồng dự kiến sẽ sắp xếp 137 xã, phường thành 51 đơn vị hành chính cấp xã.

Theo Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái, sau khi sáp nhập 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông sẽ thành tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, hội tụ đủ rừng, biển, biên giới và hải đảo. Sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng mới sẽ có tổng GRDP đứng thứ 8 toàn quốc, với các ngành kinh tế chủ lực như cà phê, sầu riêng, tơ tằm, cá nước lạnh... chiếm tỷ trọng hàng đầu. Đặc biệt, mỏ bôxít lớn thứ hai thế giới tại đây được kỳ vọng tạo bước phát triển đột phá cho tỉnh Lâm Đồng. “Đây là tiềm năng, lợi thế vô cùng lớn để đưa Lâm Đồng trở thành tỉnh phát triển hàng đầu cả nước”, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng kỳ vọng.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái nêu những lợi thế của tỉnh.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái nêu những lợi thế của tỉnh.

Chặng đường 50 năm đã qua là nền tảng vững chắc để Lâm Đồng bước vào giai đoạn phát triển mới. Với định hướng đúng đắn, sự đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, tỉnh đang khẳng định vị thế trung tâm kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên và cả nước.

Từ vùng đất từng chịu nhiều tổn thất do chiến tranh, Lâm Đồng đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành một trong những điểm sáng phát triển của cả nước. 50 năm là một hành trình nỗ lực bền bỉ, đặt nền móng cho kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của khát vọng, hội nhập và bứt phá.

Đọc thêm

Nhiều chuyển biến tích cực sau 5 năm thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính

Trụ sở Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An. (Ảnh: Thành Duy)
(PLVN) - Nghệ An vừa tổ chức tổng kết 5 năm triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2021 - 2030, ban hành kèm theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ (giai đoạn 2021 - 2025), công tác CCHC của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, toàn diện, tạo nền tảng vững chắc cho mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Nghệ An có tân giám đốc Công an

Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đức Trung trao quyết định cho Đại tá Đinh Việt Dũng – tân Giám đốc Công an tỉnh. Ảnh: Bằng Phạm
(PLVN) -  Đại tá Đinh Việt Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình, được Bộ Công an điều động đến nhận công tác, giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An.

Quảng Ninh chủ động trước diễn biến phức tạp của bão số 1

Quảng Ninh chủ động trước diễn biến phức tạp của bão số 1.
(PLVN) - Trước diễn biến bất thường của bão số 1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành văn bản về việc chủ động ứng phó bão số 1 (WUTIP). Đồng thời, thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam: Người làm báo Khánh Hòa trao gửi yêu thương đến học sinh huyện vùng cao

Đoàn báo chí thường trú Khánh Hòa chụp ảnh lưu niệm với học sinh nhận quà huyện Khánh Vĩnh.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), những người làm báo tại Khánh Hòa đã chọn một cách rất riêng để đánh dấu cột mốc đáng nhớ này: lên đường đến với trẻ em nghèo ở vùng cao Khánh Vĩnh – huyện miền núi còn nhiều khó khăn trong tỉnh.

Dừng dự án Đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh - cơ sở 2 tại thành phố Hạ Long

Quang cảnh kỳ họp.
(PLVN) - Ngày 12/6, tại TP Hạ Long, Kỳ họp thứ 27 HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV đã thành công tốt đẹp. Kỳ họp đã quyết nghị, thông qua 3 nghị quyết quan trọng, với sự thống nhất rất cao của các đại biểu HĐND tỉnh tham dự kỳ họp, trong đó có Nghị quyết về việc dừng chủ trương đầu tư dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh - cơ sở 2 tại thành phố Hạ Long

Đà Nẵng: Gần 180 cán bộ, chiến sĩ khẩn trương trục vớt lồng cá mắc kẹt ở đập An Trạch

Đà Nẵng: Gần 180 cán bộ, chiến sĩ khẩn trương trục vớt lồng cá mắc kẹt ở đập An Trạch
(PLVN) - Ảnh hưởng của bão số 1 (Wutip) đã gây mưa lớn kéo dài khiến hàng chục lồng cá của người dân Quảng Nam bị cuốn trôi và mắc kẹt tại chân đập An Trạch (TP Đà Nẵng). Trước nguy cơ đe dọa an toàn công trình thủy lợi, lực lượng quân sự đã nhanh chóng triển khai cứu hộ, trục vớt, giải nguy cho dòng chảy.

Giao lưu Hội Doanh nhân trẻ ba tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định: Kết nối tiềm năng – Khát vọng vươn tầm

Ông Trần Xuân Dưỡng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch danh dự Hội Doanh nhân trẻ Hà Nam phát biểu tại chương trình.
(PLVN) - Vừa qua, tại tỉnh Hà Nam, Ban Chấp hành Hội Doanh nhân trẻ (DNT) ba tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định đã phối hợp tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề “Kết nối tiềm năng – Khát vọng vươn tầm”. Sự kiện nhằm tăng cường mối liên kết, chia sẻ kinh nghiệm và định hướng phát triển giữa cộng đồng doanh nhân trẻ của ba địa phương trong bối cảnh hội nhập và phát triển.

Ông Trương Việt Dũng được giữ chức Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội

Ông Trương Việt Dũng.
(PLVN) - Tại kỳ họp, 100% đại biểu có mặt đã tán thành thông qua Nghị quyết bầu bà Phạm Thị Thanh Mai - Thành uỷ viên, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội khoá XV, đại biểu HĐND TP Hà Nội khoá XVI nhiệm kỳ 2021- 2026 - giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội khóa XVI và bầu ông Trương Việt Dũng - Thành ủy viên, Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội, đại biểu HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 - giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, nhiệm kỳ 2021-2026.

Hà Nội 'chốt' ngày vận hành bộ máy 126 xã, phường mới

Thủ đô Hà Nội nhìn từ trên cao (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Theo Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, thời gian từ nay đến ngày 1/7 không còn nhiều khi bộ máy chính quyền mới của cấp xã đi vào hoạt động. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng của Thành phố là bộ máy chính quyền mới cấp xã phải hoạt động hiệu quả nhằm phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.