Làm đẹp bằng hỏa trị liệu 'chui' coi chừng 'tiền mất, tật mang'

TS Nguyễn Tuyết Mai đang thực hiện hỏa trị liệu cho bệnh nhân. Ảnh SGGP
TS Nguyễn Tuyết Mai đang thực hiện hỏa trị liệu cho bệnh nhân. Ảnh SGGP
(PLO) - Hỏa trị liệu là liệu pháp chữa bệnh không dùng thuốc, thuận tiện, chi phí thấp, hiệu quả cao nhưng chưa có chỉ định và cấp phép đối với lĩnh vực làm đẹp, thẩm mỹ. Nếu thực hiện sai quy trình, có thể dẫn đến một số tác dụng không mong muốn như bỏng, mất nước và điện giải, kích ứng da hoặc dị ứng với tinh dầu… 

Đó là khuyến cáo của các chuyên gia y tế tại Hội thảo “Điều trị bệnh bằng phương pháp hỏa trị liệu” do Viện Y dược học Dân tộc TP HCM tổ chức mới đây. 

Phát biểu tại Hội thảo, bác sĩ (BS) Nguyễn Tuyết Mai - Bệnh viện (BV) Châm cứu Trung ương cho biết, hỏa trị liệu là phương pháp được nhiều quốc gia phương Đông như Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar… áp dụng từ xưa đến nay như một phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

Tại Việt Nam, hỏa trị liệu cũng được các danh y Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông sử dụng từ xưa, bị bỏ quên trong một khoảng thời gian khá dài, cho đến nay phương pháp này đang được phục hồi và dự kiến sẽ được phổ biến rộng rãi trở lại.

Nguyên lý của hỏa trị liệu là tác động nhiệt lên da: đốt lửa, đắp, dán, xông hơi tinh dầu, day ấn huyệt… có tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, điều hòa khí huyết, ôn thông kinh lạc, tăng quá trình trao đổi chất tế bào. Được sử dụng hỗ trợ và điều trị một số chứng bệnh như đau lưng, đau vai gáy, viêm mũi dị ứng, viêm đại tràng mạn tính, viêm khớp gối…

Tuy nhiên, cũng theo BS Mai, bên cạnh tính hiệu quả hỏa trị liệu có thể dẫn đến một số tác dụng không mong muốn như bỏng do tiếp xúc với nhiệt, mất nước và điện giải, kích ứng da hoặc dị ứng với tinh dầu.

Do đó, phương pháp này cấm kỵ sử dụng đối những trường hợp: nắng to 39-40oC hoặc mưa quá to; phụ nữ có thai; phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt; bệnh nhân tinh thần không ổn định, bệnh nhân tâm thần; các bệnh lý về tim mạch; tăng huyết áp phải có chỉ định của bác sĩ; các bệnh lý nặng về thận; các bệnh truyền nhiễm bệnh ngoài da có viêm nhiễm; các bệnh viêm nhiễm nặng đường tiết niệu; bệnh nhân ung thư… Đối với lĩnh vực làm đẹp, thẩm mỹ, phương pháp này chưa được cấp phép. 

Trước thông tin thời gian gần đây xuất hiện nhiều cơ sở thẩm mỹ, Spa quảng cáo rầm rộ về phương pháp giảm mỡ, làm đẹp da bằng lửa tại nhiều địa phương, trong đó có TP HCM, nhận đào tạo học viên, chuyển giao kỹ thuật hỏa trị liệu cho nhiều người chỉ trong 3 ngày, TS.BS Trương Thị Ngọc Lan - Phó Viện trưởng Viện Y dược học Dân tộc TP HCM cho biết, điều trị theo phương pháp hỏa trị liệu phải tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt, cơ sở trang bị đầy đủ các trang thiết bị thiết yếu trong điều trị cũng như ứng phó trường hợp khẩn cấp, người thực hiện phải có chứng chỉ hành nghề… nếu không sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho người bệnh. 

Ngoài ra, việc đào tạo cấp tốc tràn lan theo kinh nghiệm khiến người thực hiện không đúng kỹ thuật chuyên môn có thể dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường.

BS Lan thông tin thêm, tại Việt Nam hiện nay mới chỉ có BV Châm cứu Trung ương (T.Ư) được phép chuyển giao kỹ thuật hỏa trị liệu cho các cơ sở y tế khác. Tại TP HCM Viện Y dược học Dân tộc cùng vừa được BV Châm cứu T.Ư chuyển giao kỹ thuật này và sẽ áp dụng điều trị bệnh trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học "Liệu pháp Nội tiết Mãn kinh".

‘Gỡ khó’ cho chị em phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên

(PLVN) - Theo ông Đinh Anh Tuấn, Vụ Trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), suy giảm nội tiết dẫn đến tiền mãn kinh và mãn kinh là quá trình sinh lý trong cuộc đời bất cứ người phụ nữ nào. Thế nhưng mọi người không nên có ý thức “cam chịu”, bỏ qua và không quan tâm đến vấn đề đó...

Đọc thêm

Giám sát nghiêm ngặt bếp ăn tập thể để bảo đảm an toàn thực phẩm

Chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, nhất là các căng tin, nhà ăn tại trường học. (Ảnh minh họa. Nguồn: VGP)
(PLVN) - Những vụ ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra liên quan đến học sinh, sinh viên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, nhất là các căng tin, nhà ăn tại trường học. Tình trạng này không chỉ đe dọa sức khỏe của học sinh, sinh viên mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Y tế số chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Chuyển đổi số tạo sự thuận lợi cho người cao tuổi khi đến khám, chữa bệnh. (Hình minh họa - Nguồn: BHXH Việt Nam)
(PLVN) - Trong những năm qua, chuyển đổi số trở thành trọng tâm công tác của ngành Y tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng khoa học công nghệ góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân. Đặc biệt, với người cao tuổi, chuyển đổi số còn giúp ngành Y tế chủ động thích ứng với già hóa dân số, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Sử dụng liệu pháp nghệ thuật và âm nhạc để tăng cường sức khỏe cảm xúc cho người cao tuổi

Sử dụng liệu pháp nghệ thuật và âm nhạc để tăng cường sức khỏe cảm xúc cho người cao tuổi
(PLVN) - Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới, (World Mental Health Day) được tổ chức vào 10/10 hàng năm, để giáo dục, nâng cao nhận thức và ủng hộ sự nghiệp sức khỏe tâm thần. Nhân dịp ngày Sức khỏe tâm thần thế giới 2024, bài viết này giới thiệu dụng liệu pháp nghệ thuật và âm nhạc để tăng cường sức khỏe cảm xúc cho người cao tuổi.

Xét nghiệm độc chất vụ 6 học sinh ở TP HCM nhập viện

Những học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Dân trí)

(PLVN) - Liên quan vụ  6 học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn (Quận 3) có triệu chứng đau bụng sau bữa ăn bán trú tại trường, Sở Y tế TP HCM đã chỉ đạo các đơn vị điều tra dịch tễ, xét nghiệm độc chất nhằm ngăn chặn kịp thời, tránh để xảy ra các trường hợp ngộ độc tương tự.

Báo động số người trẻ nhập viện do nicotine, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ ra Nghị quyết cấm thuốc lá mới

Báo động số người trẻ nhập viện do nicotine, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ ra Nghị quyết cấm thuốc lá mới
(PLVN) - Chúng ta "trầy trật" gần 10 năm mới giảm được tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nhóm tuổi 13-17 xuống còn 2,78%, thế nhưng chỉ sau 2 năm, tỷ lệ này tăng gấp đôi. Chỉ tính riêng năm 2023, có tới 1.224 người, chủ yếu là giới trẻ, nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.