Làm công chức không phải để làm giàu

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tại Hội thảo khoa học lấy ý kiến cho đề án xây dựng nền công vụ TP HCM hiệu quả giai đoạn 2024 - 2030 do UBND TP tổ chức mới đây, vấn đề thu nhập của công chức một lần nữa lại được một số đại biểu trăn trở đặt ra.

Phía sau tiền lương của một người là quan hệ xã hội, tốt nghiệp đại học vào nhà nước lương 3 - 4 triệu thì đời sống, quan hệ xã hội của họ ra sao? - một ý kiến đặt ra. Theo quy định, người có trình độ đại học khi được tuyển vào khu vực công sẽ là công chức A1, hệ số lương 2,34. Với lương cơ sở hiện hành 1,8 triệu đồng, mức lương nhận được mỗi tháng là 4,212 triệu đồng, thấp hơn lương tối thiểu vùng (4,68 triệu đồng) dành cho lao động chưa qua đào tạo khu vực ngoài nhà nước. Sau khi trừ bảo hiểm xã hội 9,5%, tiền lương thực nhận của công chức chỉ hơn 3,8 triệu đồng. Sau đó, cứ ba năm, công chức sẽ được xét tăng hệ số thêm 0,33.

Riêng TP HCM, Nghị quyết 98 được Quốc hội thông qua năm 2023, trao cho TP một số chính sách đặc thù. Trong đó, HĐND TP được quyết định bố trí thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động với mức chi không quá 1,8 lần lương. Kinh phí tùy thuộc vào nguồn cải cách tiền lương còn dư của thành phố.

Tại Hội thảo, một số ý kiến cho rằng thu nhập tăng thêm vẫn chưa thể bảo đảm, tiệm cận được đời sống của cán bộ, công chức TP, đặc biệt khi lượng công việc ở TP HCM quá lớn. Một đại biểu dẫn ví dụ một số xã, phường ở TP HCM có hơn 100.000 dân, tương đương với số dân 2 huyện miền núi, chưa kể các đơn vị kinh doanh, nhà hàng, quán ăn... Thế nhưng, việc vẫn chạy, chứng tỏ công chức tại TP rất vất vả, rất có kinh nghiệm trong công việc; và để tạo thêm động lực cho cán bộ, trước tiên cần tính cách tăng thu nhập cho họ.

Đại biểu này đề nghị TP xin cơ chế về số lượng biên chế, công chức theo cách truyền thống mà cần giao theo 3 chỉ số, gồm: Số biên chế công chức tối đa; số ngân sách tiền lương trả cho toàn bộ hệ thống công chức; hiệu quả xử lý tính theo từng hồ sơ công việc. TP đồng thời sắp xếp tối ưu hoá công nghệ thông tin để tăng hiệu quả công việc. Sau khi tối ưu hoá quy trình công việc, chi phí còn lại cán bộ sẽ được hưởng như thu nhập tăng thêm. Làm nhiều, cực nhọc, nên thu nhập phải tăng thêm mới là công bằng với công chức TP và có động lực khuyến khích, ý kiến này đánh giá.

Tại Hội nghị, lãnh đạo UBND TP cho biết đề án đang trong giai đoạn lấy ý kiến. Sau Hội thảo, sẽ có các cuộc tham vấn chuyên gia để nghiên cứu cơ chế khoán quỹ lương, biên chế, chi lương để tạo động lực cho cán bộ. Dự kiến, tháng 5 dự thảo sẽ hoàn thành để trình Ban Thường vụ Thành ủy.

Sẽ có những điểm mới, nhưng để đạt được tất cả như kỳ vọng của các đại biểu, thì quả là rất khó, vì “cái khó bó cái khôn”, còn liên quan nhiều quy định chung, liên quan nguồn tiền đâu ra… Và một trong những điểm quan trọng, là “Công chức không đơn thuần là công việc kiếm lương mà còn là giá trị phụng sự, đóng góp cho sự phát triển” như lãnh đạo TP nêu rõ. Đúng là làm công chức không phải để làm giàu, mà còn vì phục vụ người dân, kiến tạo sự phát triển của TP, đóng góp cho sự phát triển chung của cả nước.

Đọc thêm

Cha cũng cần được chăm sóc, yêu thương

Đến một thời điểm, khi đôi chân chậm lại, đôi tay bắt đầu run, người cha cũng cần được chăm sóc. (Hình minh họa - Nguồn: Getty)
(PLVN) - Trong văn hóa Á Đông, người cha từ lâu được ví như “trụ cột gia đình” gánh vác trách nhiệm chăm sóc, bao bọc vợ con. Nhưng theo thời gian, khi tuổi cao, sức yếu, người cha không còn đủ sức đảm đương mọi thứ mà dần trở thành người cần được chăm sóc. Đây là lúc con cái thể hiện lòng hiếu thảo của mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh dân số già hóa nhanh chóng và áp lực kinh tế đè nặng lên vai thế hệ trẻ, việc chăm sóc cha mẹ, đặc biệt là người cha, đang trở thành một “bài toán” khó.

'Giọt nước mắt của cha đã khiến tôi hiểu giá trị của hòa bình'

Những bức thư thời chiến ở Bảo tàng Nghệ An. (Ảnh: N.L)
(PLVN) - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, hình ảnh người lính trở lại thân thương trong lòng Nhân dân. Mới đây nhất, đề văn kỳ thi lớp 10 của Hà Nội có bài thơ “Hạnh phúc” của nhà thơ Giang Nam nói về niềm hạnh phúc được đưa con tới trường sau ngày giải phóng 1975: “... Có hạnh phúc nào lớn hơn. Như sáng mai này ba đưa con tới lớp... Cái hạnh phúc nửa đời người mới gặp”...

Trái tim người mẹ trong bóng hình cha

Anh Trình Tuấn từng gây sốt với câu chuyện đi xin sữa mẹ cho con. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) -  Trong xã hội hiện đại, hình ảnh người mẹ đơn thân không còn xa lạ, nhưng người cha đơn thân - những người đàn ông âm thầm gánh hai vai làm bố, làm mẹ - vẫn là hình ảnh ít được nhắc đến, song cũng đầy cảm động và đáng trân trọng. Họ không chỉ là trụ cột kinh tế mà còn phải học cách nuôi dưỡng, chăm sóc con cái bằng tất cả sự dịu dàng, kiên nhẫn và yêu thương - những điều vốn được xem là bản năng của người mẹ. Làm cha đã khó, làm cha đơn thân còn gian truân gấp bội.

Những người cha thời bình

Gia đình anh Lê Ngọc Anh (SN 1990) và chị Lê Thị Mai Phương (SN 1991) công tác tại Công an tỉnh là đại diện duy nhất của Hà Tĩnh được Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vinh danh “Gia đình trẻ Việt Nam tiêu biểu” năm 2022. (Ảnh minh họa - Nguồn: Báo Hà Tĩnh).
(PLVN) - Bất cứ một gia đình nào cũng mong muốn các thành viên trong nhà tề tựu đầy đủ mỗi ngày. Tuy nhiên, có những gia đình rất đặc biệt, khi người cha buộc phải vắng mặt để làm ăn xa nhà trang trải cho cuộc sống hoặc thực hiện nhiệm vụ trong quân đội, công an, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh...

Không làm mất đi vị thế người cha

Nguồn: Tierce Green
(PLVN) - Hôm nay (15/6) là Ngày của Cha (Father's Day). Ngày của Cha nhắc mỗi chúng ta nhớ rằng, có một người đàn ông lặng lẽ đi phía sau thành công của con cái, một người vừa nghiêm khắc, vừa bao dung, dù ít nói nhưng luôn là chỗ dựa mỗi khi ta cần. Thế kỷ 21 không làm mất đi vị thế người cha, chỉ thay đổi vai trò và cách thể hiện. Cha vẫn luôn là người bạn đồng hành, cố vấn tinh thần, nhân chứng cho từng dấu mốc trưởng thành của những đứa con.

Khuyến khích sinh con: Rất cần chính sách toàn diện và dài hạn

Khuyến khích sinh con rất cần chính sách toàn diện và dài hạn. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Nhằm điều chỉnh tình trạng chênh lệch mức sinh giữa các vùng và nhóm đối tượng, ngăn ngừa mức sinh giảm quá thấp, không đạt mức sinh thay thế, có thể ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng trong tương lai, ngày 3/6/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Dân số sửa đổi, trong đó bãi bỏ quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh một hoặc hai con.

Giật mình bởi bài viết 'Trẻ lớn lên trong tổ ấm quá êm'

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet).
(PLVN) -  Một bài viết chia sẻ trên mạng xã hội về cách trẻ em ngày nay lớn lên xa rời thiên nhiên tưởng bình thường nhưng lại khiến nhiều phụ huynh giật mình. Chỉ sau vài giờ đăng tải, bài viết đã nhận hàng chục nghìn lượt chia sẻ, bình luận...

Bão số 1 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 1.
(PLVN) - Vị trí tâm bão hiện trên khu vực bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12. Bão di chuyển theo hướng Đông Bắc với tốc độ 15-20km/h.

Việt Nam tiên phong trong bảo vệ môi trường và sinh kế gắn với biển

Nghề cá là một trong những trụ cột kinh tế của nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cần được quan tâm nhiều hơn ở góc độ hợp tác quốc tế. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Trong khuôn khổ Hội nghị Đại dương lần thứ ba của Liên hợp quốc (UNOC 3), Việt Nam đã thể hiện quyết tâm và trách nhiệm của mình bằng cách là một trong những quốc gia đầu tiên ký Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (Hiệp định Biển cả). Điều này gửi đi một thông điệp mạnh mẽ về việc Việt Nam là một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu liên quan đến biển và đại dương.

Lên kế hoạch khắc phục tình trạng tỉnh lộ 9 hư hỏng, xuống cấp

Tuyến TL9 đang bị xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng đến người dân và phương tiện giao thông lưu thông. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Tỉnh lộ (TL) 9 là tuyến đường huyết mạch khu vực phía tây TP Huế, nối cao tốc Cam Lộ - La Sơn với QL1A qua địa bàn TX Phong Điền. Nhiều năm gần đây, các phương tiện vận chuyển đất đá từ các mỏ vật liệu liên tục lưu thông qua đây, dẫn đến mặt đường xuống cấp nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho người dân và các phương tiện khác. Sở Xây dựng đã có Văn bản về việc sửa chữa khẩn cấp TL9 đoạn qua phường Phong Thu và xã Phong Xuân...

Tin mới nhất về bão số 1

Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, tốc độ khoảng 10 km/h.
(PLVN) - Khoảng 6h hôm nay, bão số 1 cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 145km về phía đông. Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, bão số 1 sẽ đổi hướng di chuyển sang hướng Bắc Đông Bắc và đến khoảng 16h hôm nay, bão sẽ suy yếu dần.