Lai Châu: Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

(PLVN) - Vừa qua, Sở Tư pháp tỉnh Lai Châu đã phối hợp với huyện Mường Tè tổ chức tuyên truyền cho bà con nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã Pa Vệ Sủ, huyện Mường Tè về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Đây là một trong những hoạt động thực hiện Chỉ thị số 09- CT/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu về tăng cường lãnh đạo của các cấp Đảng ủy trong việc giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Buổi tuyên truyền đã thu hút rất đông người dân tham gia

Buổi tuyên truyền đã thu hút rất đông người dân tham gia

Buổi tuyên truyền đã thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia, lắng nghe. Tại buổi tuyên truyền, bà con nhân dân đã được phổ biến một số quy định của pháp luật về tảo hôn, hôn nhân cận huyết, tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đến sức khỏe và đời sống của con người; những quy định của pháp luật về xử phạt đối với hành vi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống… Qua đây, còn giúp cho nhân dân đặc biệt là những người dưới 18 tuổi hiểu được các nội dung cơ bản các quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình, hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Ông Ly Ga Chử – Trưởng bản Seo Thẻ, xã Pa Vệ Sủ chia sẻ: “Những năm gần đây, tình trạng tảo hôn trên địa bàn đã giảm mạnh, mỗi năm chỉ xảy ra một đến hai vụ. Riêng hôn nhân cận huyết thống thì không còn xảy ra nữa”.

Sau buổi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, người dân đã hưởng ứng tích cực và nhận thức tốt về hôn nhân trước tuổi là ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, vi phạm pháp luật; thấy được tác hại nặng nề của hôn nhân cận huyết thống. Những hiệu quả đạt được qua các buổi tuyên truyền sẽ góp phần ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, nâng cao chất lượng dân số, nguồn lực vùng dân tộc thiểu số./.

Thời gian qua, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên vẫn còn xảy ra đặc biệt là tại các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng dân số, làm suy giảm thể trạng, thoái hóa về giống nòi nguồn nhân lực và tăng nguy cơ đói nghèo, lạc hậu. Qua khảo sát và báo cáo của các huyện, thành phố, từ năm 2016 -2020 toàn tỉnh Lai Châu có 2.883 cặp tảo hôn (tập trung chủ yếu tại các huyện Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Tam Đường, Phong Thổ, Mường Tè) và 18 cặp hôn nhân cận huyết thống.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Các cơ quan xây dựng, ban hành văn bản pháp luật phải chịu trách nhiệm đến cùng theo đúng chức năng, nhiệm vụ

Ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cho biết, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đã có những đổi mới rất mạnh mẽ. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là 1 trong 3 đột phá chiến lược được xác định trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, là khâu “đột phá của đột phá”. Để thể chế hóa chủ trương của Đảng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã xem xét thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) với những điểm mới rất mạnh mẽ. Trong đó, có đổi mới hết sức quan trọng về quy trình xây dựng và ban hành VBQPPL nhằm đẩy nhanh tiến độ ban hành luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

"Cần nghiên cứu sửa Hiến pháp"

Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) Nguyễn Thị Kim Thoa: “Cần nghiên cứu bổ sung nguyên tắc hiến định để khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm”.
(PLVN) - Trên cơ sở thay đổi tư duy về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng bảo đảm yêu cầu quản lý và khuyến khích đổi mới sáng tạo, TS Nguyễn Thị Kim Thoa, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp đề xuất nghiên cứu bổ sung vào Hiến pháp quy định nguyên tắc “lập pháp phải hợp hiến; hành pháp, tư pháp phải trên cơ sở pháp luật và tính công bằng của pháp luật” nhằm khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung của đất nước, vì lợi ích cộng đồng.

Đoàn Luật sư Hà Nội phối hợp tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Vừa qua, Đoàn Luật sư TP Hà Nội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Thanh Trì, UBND xã Tứ Hiệp, UBND xã Tân Triều tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản, những điểm mới của Luật Thủ đô năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành tới cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã Tứ Hiệp và xã Tân Triều.

Các trung tâm tài chính tại Việt Nam: Xây dựng các cơ chế, chính sách vượt trội nhưng phải có kiểm soát

Nhiều việc phải làm để TP.HCM có thể trở thành trung tâm tài chính quốc tế (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) -  Yêu cầu trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh khi chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số Bộ, ngành chức năng về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập và hoạt động của trung tâm tài chính tại Việt Nam (Nghị quyết), diễn ra chiều 21/2 tại Hà Nội.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đề xuất nhiều giải pháp gỡ vướng về thể chế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đề xuất nhiều giải pháp gỡ vướng về thể chế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế ngày 21/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ các “điểm nghẽn của điểm nghẽn” về thể chế nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên.

GS.TS Võ Khánh Vinh: “Đổi mới xây dựng pháp luật phải theo hướng phát huy dân chủ và bảo vệ quyền con người”

GS.TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
(PLVN) - Kỷ nguyên phát triển mới của đất nước đòi hỏi phải đổi mới căn bản, mạnh mẽ, mang tính đột phá cách mạng công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật theo hướng phát huy dân chủ và bảo vệ quyền con người, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước. Đây là nội dung trao đổi của GS.TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với Báo Pháp luật Việt Nam.

Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Toàn cảnh phiên họp.
(PLVN) -Ngày 19/2, Ban soạn thảo, Tổ giúp việc soạn thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” đã tổ chức phiên họp lần thứ nhất. Uỷ viên Ban Chấp hành TW Đảng, Bí thư Đảng uỷ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Cùng dự có ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội.