Lạ lùng việc giám định thương tích “4 không”: Có gì uẩn khúc sau việc “giám định nóng”?

Vết thương vùng mặt của nạn nhân Đỗ Văn Tiến
Vết thương vùng mặt của nạn nhân Đỗ Văn Tiến
(PLO) - Sau hai ngày xét xử, TAND huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh) đã quyết định trả hồ sơ vụ án “cố ý gây thương tích” để điều tra bổ sung, tiến hành giám định lại thương tích cho bị hại theo đúng quy định.

Cùng khẳng định Kết luận giám định (KLGĐ) có nhiều vi phạm, Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho bị hại còn cho rằng, chính do việc giám định thương tích sơ sài mà CQĐT đã thả nghi can và hiện có dấu hiệu của việc bỏ lọt đồng phạm. 

Giám định “nóng” vì thời hạn tạm giữ đối tượng có hạn

Như PLVN đã từng thông tin, xuất phát từ mâu thuẫn trong việc vào Trung tâm bảo tồn phát triển sinh vật cảnh và làm vườn Quảng Ninh (thôn Đồng Giữa, Sơn Dương, Hoành Bồ) mua bã xít than, ngày 20/9/2017, Đỗ Xuân Lan (SN 1985, ở khu 5, phường Cẩm Thành) cùng Lê Đức Anh (SN 1995, trú phường Cẩm Thành, Cẩm Phả) đã xông vào đánh anh Đỗ Văn Tiến (bảo vệ Trung tâm).

Theo bản KLGĐ số 493/17/Tgt ngày 22/9/2017 của Trung tâm Pháp y (TTPY) Quảng Ninh (KLGĐ lần 1) thì anh Tiến bị tổn thương  2% sức khỏe. Đến ngày 11/12/2017, TTPY Quảng Ninh có KLGĐ bổ sung số 609/17/Tgt  (KLGĐ lần 2) xác định anh Tiến bị tổn thương 8% sức khỏe.

Với tỷ lệ thương tích trên, Lan và Đức Anh đã bị khởi tố, truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 1 điều 134 BLHS (có tính chất côn đồ). Tuy cả hai bị cáo đều có nhân thân xấu (đã bị xử án tù hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “tàng trữ trái phép chất ma túy”) và chưa thực hiện khắc phục hậu quả nhưng tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện VKSND huyện Hoành Bồ chỉ đề nghị xử phạt hai bị cáo mức án “cải tạo không giam giữ”.

Trong khi đó, LS Lê Thanh Yên (VPLS Pháp luật và Công lý- Đoàn LS Hà Nội, người bảo vệ quyền và lợi ích cho bị hại) thì cho rằng việc giám định lần 1 được thực hiện khi không có bệnh án; không có lời khai bị hại; không khám cận lâm sàng và không có ý kiến của bác sỹ điều trị… là vi phạm nghiêm trọng. Đáng lẽ phải phải “giám định lại” bởi những Giám định viên (GĐV) khác thì cơ quan CSĐT Công an huyện Hoàng Bồ chỉ trưng cầu “giám định bổ sung” và vẫn do GĐV cũ thực hiện.

Trước diễn biến này, sau khi nghị án, HĐXX đã quyết định quay lại phần xét hỏi và triệu tập GĐV đến phiên tòa để làm rõ một số nội dung. Trả lời trước Tòa, GĐV Phạm Văn Đễ (Giám đốc TTPY Quảng Ninh) thừa nhận “giám định thương tích lần 1 đã có thiếu sót” nhưng giám định bổ sung thì hoàn toàn “khách quan, vô tư, không sai sót và đúng quy trình”.

Lý giải về việc chỉ 1 ngày sau khi xảy ra vụ án, GĐV đã lên tận phòng bệnh của Bệnh viện (BV) Bạch Mai, Hà Nội để thực hiện giám định thương tích cho bị hại mà không có hồ sơ bệnh án, ông Đễ cho biết, “theo yêu cầu của CQĐT, chúng tôi đến cơ sở y tế để giám định “nóng”. Nếu bị hại bị thương nặng, tỷ lệ thương tật cao thì CQĐT sẽ có biện pháp ngăn chặn đối với đối tượng” và “do thời hạn tạm giữ chỉ có 3 ngày nên chúng tôi phải thực hiện giám định “nóng”.

Đã giám định sai thì không thể “bổ sung”

Với nội dung trả lời trên đây của GĐV Phạm Văn Đễ, LS Yên đánh giá, chính vì GĐV giám định thiếu sót, sơ sài và đưa ra kết luận bị hại chỉ tổn hại 2% sức khỏe nên CQĐT đã thả hết nghi can… 

Trả lời trước Tòa về quá trình giám định “nóng” của mình, cả ông Đễ và bác sỹ Đinh Văn Tiến (người cùng giám định) cho biết: “Chúng tôi tới BV Bạch Mai giám định thì không giới thiệu hay làm thủ tục gì với BV cả. Thủ tục là do CQĐT làm việc với BV. Chúng tôi có yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh án nhưng CQĐT nói, “chưa có hồ sơ bệnh án. Bệnh nhân mới vào viện nằm thì không thể lấy bệnh án được”. Sau đó, chúng tôi vỗ vai để anh Tiến ngồi dậy, giới thiệu mình là GĐV rồi tiến hành chụp ảnh và khám thương tích”.

Mâu thuẫn với lời khai trên, bị hại Tiến lại khai, lúc được giám định ở BV Bạch Mai, tôi rất yếu, bị đau và khó nghe nên đã từ chối làm việc với CQĐT nhưng vẫn bị gọi dậy để khám giám định.

Cùng với lời khai này, LS Yên đã công bố bút lục thể hiện lời khai của anh Tiến với Điều tra viên tại thời điểm giám định lần 1 rằng, “hiện tại, tôi chưa đủ sức khỏe để làm việc với CQĐT”.

Với nội dung này, LS Yên khẳng định, theo quy định thì trong trường hợp trên bị hại đang được theo dõi chấn thương sọ não như trên thì GĐV phải từ chối thực hiện giám định vì: Hồ sơ giám định không đầy đủ tính pháp lý (không có bệnh án, không có lời khai bị hại…); Bị hại không hợp tác. Đó là chưa kể tới việc các GĐV đã không có các trang thiết bị để khám cận lâm sàng. Ngay cả những phương tiện tối thiểu nhất như găng tay vô trùng, gạc vô trùng, ống nghe,  máy đo huyết áp, búa đo phản xạ… thì các GĐV đều không có. Việc giám định sai về quy trình nêu trên dẫn đến việc xác định sai tình trạng thương tích của bị hại. Khi đã giám định sai thì phải tiến hành giám định lại. Không thể thực hiện giám định bổ sung trên một KLGĐ sai trái được. 

Giám định “nóng” để thả nghi can?

Trao đổi với phóng viên sau khi Tòa quyết định trả hồ sơ, LS Yên cho biết “tôi đồng tình với quyết định của Tòa nhưng cũng sẽ tiếp tục có kiến nghị về việc, vụ án đang có dấu hiệu để lọt đồng phạm. CQĐT cần làm rõ vai trò của những người gọi điện nhờ Lan đến “nói chuyện” với anh Đỗ Văn Tiến, làm rõ vai trò của những người đi cùng với Lan, Đức Anh đến hiện trường cũng như cần làm rõ một số vết thương khác trên cơ thể anh Tiến là do ai gây ra. 

Tại Tòa, GĐV Phạm Văn Đễ cho biết, giám định “nóng” với mục đích là, nếu bị hại có tỷ lệ thương tật cao thì CQĐT có biện pháp ngăn chặn đối với đối tượng. Trả lời trên đồng nghĩa với việc, nếu tỷ lệ thương tích thấp thì không áp dụng biện pháp ngăn chặn (tạm giữ, tạm giam) đối tượng. Và diễn biến thực tế thì đúng như vậy. Việc giám định lần 1 này đã đưa ra tỷ lệ thương tích rất ít (giám định lần 2 thì tỷ lệ thương tích tăng lên gấp 4 lần) nên CQĐT đã thả các nghi can (không ra lệnh tạm giữ, tạm giam). 

Khi KLGĐ ban đầu đã bị sai lệch, rồi các nghi can được tại ngoại (có điều kiện để thông cung) thì tôi cho rằng hồ sơ vụ án hiện nay đã không phản ánh đúng diễn biến thực tế và đang có dấu hiệu để lọt tội phạm.

Đọc thêm

Công an Kon Tum cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Đối tượng lừa đảo qua mạng nhắn tin, dẫn dụ bị hại. (Ảnh: Công an tỉnh cung cấp)
(PLVN) - Phòng An ninh mạng - Công an tỉnh Kon Tum và Ngân hàng ACB chi nhánh Kon Tum đã kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo hơn 500 triệu đồng với chiêu giả danh người Mỹ muốn chuyển tiền về Việt Nam đầu tư.

Sơ thẩm vụ 'Trốn thuế' ở Phú Giáo (Bình Dương): VKS đề nghị phạt tiền với 3 bị cáo

VKS đề nghị HĐXX phạt tiền các bị cáo về tội “Trốn thuế”.
(PLVN) - Hôm qua (12/12), TAND huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) mở phiên sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967), Trần Thanh Tài (SN 1997, con trai bà Huệ, cùng ngụ huyện Phú Giáo) và Võ Đức Quang (SN 1993, ngụ Chơn Thành, Bình Phước) về tội “Trốn thuế”. Cả ba bị cáo buộc trốn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi khai giá mua bán đất thấp hơn giá thực tế.

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép
(PLVN) -  Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên (Vườn Quốc gia Hoàng Liên) phối hợp với Trạm Kiểm lâm số 3, Công an xã Tả Van và Ban Chỉ huy Quân sựu xã Tả van (thị xã Sa Pa) vừa bắt quả tang 01 đối tượng vận chuyển trái phép gỗ pơ mu.

Truy tố ông Trần Đình Triển

Ảnh minh họa
(PLVN) - VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Khởi tố nghi can hàng loạt vụ trộm trên xe ô tô tại Rạch Giá

Bị can Ngô Phụng Tuấn
(PLVN) - Ngày 11/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với Ngô Phụng Tuấn (SN 2006, ngụ phường An Bình, TP Rạch Giá) về tội "Trộm cắp tài sản".