Lạ lùng món thịt sống khoái khẩu tại Ethiopia

Món “Kifto”- thịt bò sống băm nhuyễn
Món “Kifto”- thịt bò sống băm nhuyễn
(PLVN) - Món ăn đặc biệt này xuất phát từ một trong nhiều cuộc chiến tranh giữa người Gurage theo đạo Cơ Đốc và người Hồi giáo cách đây nhiều thế kỷ. Những người lính lo sợ khi nấu nướng và chế biến các món ăn sẽ tạo khói và mùi, từ đó trở thành dấu vết giúp kẻ thù phát hiện ra nơi ẩn náu. Một ý tưởng nảy ra, những người lính Gurage giải quyết vấn đề này bằng cách ăn thịt sống.

Món ăn truyền thống

Khi các cuộc chiến tranh đã chấm dứt từ rất lâu, người Ethiopia vẫn tiếp tục giữ thói quen này và dần trở nên phổ biến. Thậm chí, món ăn từ thịt sống còn được người dân yêu thích và trở thành một phần trong nền ẩm thực của đất nước, được các nhóm sắc tộc và tôn giáo ưa thích, dẫn tới việc một số học giả đã mô tả món thịt sống là “món ăn ưu việt của quốc gia”.

Các nhà hàng ở tất cả các thành phố lớn trên cả nước đều có món thịt sống, thậm chí nhiều nhà hàng chỉ chuyên về món ăn này. Đối với họ, món này cũng tương tự như món Sushi của người Nhật Bản.

Hai món thịt sống phổ biến nhất được phục vụ ở Ethiopia là “tere siga” và “kifto”.

Đầu tiên là món “tere siga”, món thịt sống để nguyên miếng hoặc cắt khúc. Người bán thịt, hoặc đầu bếp, tùy thuộc vào sở thích của khách hành sẽ trực tiếp cắt miếng thịt.

Những dải thịt dài được cắt bằng dao thành những miếng nhỏ và nhúng vào các loại nước sốt khác nhau, như Mitmita, một loại ớt bột trộn với gia vị - hay loại tương ớt khác có tên là Awaze, ăn kèm với bánh mì. Thông thường, người Ethiopia sẽ ăn thịt bò trước rồi ăn bánh có phết tương ớt sau. Khi ăn, nếu ai để rớt tương ớt ra bàn hoặc xuống đất sẽ bị coi là hành vi thiếu lịch sự.

Trước kia, việc thưởng thức thịt sống chỉ xuất hiện trong dịp lễ, tết đặc biệt, song hiện nay người Ethiopia tiêu thụ thịt sống hàng ngày. “Chúng tôi thường đến nhà hàng để ăn thịt sống vào dịp cuối tuần. Hôm nay tôi đi cùng các bạn và chị gái. Chúng tôi đều rất mê món ăn này. Ăn thịt sống và ngồi tán gẫu với nhau thì còn điều gì tuyệt vời bằng”, một phụ nữ Ethiopia chia sẻ. 

Món thứ 2 là món “Kifto”- thịt bò sống băm nhuyễn. Thông thường, một phần Kitfo truyền thống rất phong phú các món ăn kèm như bơ tẩm gia vị, tương ớt Awaze, rau xanh nấu chín hoặc phô mai tươi nghiền. Người Ethiopia thường kết hợp chúng với bánh Injera, kiểu bánh mì mỏng giòn. Ngoài ra, họ cũng có thể lựa chọn loại bánh mì mềm được gọi là Kocho.

Kitfo thường sẽ thưởng thức bằng tay, người ta khéo léo gói chúng vào bánh mì rồi chấm thêm sốt để tăng độ đậm đà, bắt vị. Tuy nhiều du khách phải “bỏ chạy”, nhưng Kitfo lại giữ vị trí đặc biệt trong trái tim của người Ethiopia. 

Món “tere siga”, thịt bò sống cắt khúc
Món “tere siga”, thịt bò sống cắt khúc

Thịt sống rất mềm và được băm nhuyễn mịn đến mức người ăn có cảm khác như mình không cần phải nhai. Nhờ được nêm nếm, thêm thắt gia vị mà Kitfo không quá “đáng sợ” như những kiểu thịt sống khác.

Khi ăn, người ta sẽ cảm nhận vị ngọt tươi đặc trưng của thịt bò tan chảy nơi đầu lưỡi, nhưng thoang thoảng đó là cái cay the, thơm thanh của nhiều loại gia vị hoà quyện cùng, làm sáng lên vị giác. Nếu vẫn thấy e ngại thì phô mai béo béo hay rau xanh sẽ giúp những người lần đầu thưởng thức “mạnh miệng” hơn.

Nỗi lo an toàn thực phẩm

Ở Ethiopia, thịt sống là món ăn đặc biệt phổ biến trong các lễ hội hay các dịp ăn mừng, như trong đám cưới. Thịt rất đắt đỏ so với thu nhập của người dân, nhưng mọi người vẫn tìm cách để được ăn thịt sống mỗi ngày.

Người Ethiopia nói rằng thịt sống một món ăn thịnh soạn cho cơ thể, cung cấp năng lượng và tiếp thêm sinh lực và giúp con người khỏe khoắn. “Đối với cá nhân tôi, tôi thấy dễ ăn thịt sống hơn salad. Salad cảm thấy nặng hơn và khó tiêu hóa hơn”, một người dân Ethiopia chia sẻ. 

Bên cạnh đó, dùng thịt sống đãi khách là lễ nghi truyền thống của người Ethiopia. Khi vào bữa, nữ chủ nhà bê đến trước mặt khách một đĩa đựng đầy thịt sống rồi gắp từng miếng cho khách. Khách chưa nuốt trôi miếng này, chủ đã gắp miếng khác, cho đến khi nữ chủ nhà cảm thấy đã bày tỏ hết lòng hiếu khách mới thôi. Kiểu khoản đãi thịnh tình này khiến khách không thể từ chối, bởi nếu không ăn, khách sẽ bị coi là mất lịch sự và không coi trọng chủ nhà.

Trước đây trong quá khứ, Ethiopia có thể đã gắn liền với nạn đói nhưng giờ đây, đất nước này đã trở thành “con sư tử của châu Phi”, khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng. Khi mức sống của người dân được nâng lên, nhu cầu ăn thịt sống cũng tăng cao. Nên cho dù món thịt sống đội giá lên đến 240birr (8 euro/kg), một mức giá vẫn khá đắt đỏ, nhưng lượng thịt tiêu thụ hàng ngày vẫn gia tăng.

Mặc dù đã được cảnh báo về mặt sức khỏe nhưng người Ethiopia vẫn thích ăn thịt sống. Tiến sĩ Mesafint Abebe, người điều hành một phòng khám tư ở Addis Ababa, nói với hãng tin Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu rằng, hầu hết những người thích thịt sống thường có xu hướng phóng đại giá trị dinh dưỡng của thịt, đồng thời bỏ qua hay thậm chí phủ nhận hoàn toàn những nguy cơ liên quan tới thói quen ăn uống của họ. Nhiều bệnh nhân được chẩn đoán mắc các chứng bệnh do ăn thịt chưa nấu chín, thường phải trở lại phòng khám của ông vẫn vì những chứng bệnh đó.

Tuy nhiên cô Beza Selemon, 22 tuổi, thường xuyên cùng bạn trai Dawit, ăn món thịt băm sống ở nhà hàng, “Khi tôi ăn thịt sống vào buổi sáng, tôi có thể đi cả ngày mà không cần ăn bất cứ thứ gì khác. Nó có giá trị dinh dưỡng tốt vì vậy nó làm cho tôi cảm thấy mạnh mẽ”, Dawit cho hay. 

“Tôi không để ý tới chuyện ăn thịt sống mắc những loại bệnh gì. Trong 20 năm qua, tôi đã ăn thịt sống và tôi chưa bao giờ bị bệnh”, một người thích ăn thịt sống nói với phóng viên của báo Vpro Metropolis.

“Tôi nghĩ đó là thông tin sai”, một người nghiền ăn thịt sống khác nói về những cảnh báo nguy hiểm khi ăn thịt chưa nấu chín. “Bà tôi mới qua đời ở tuổi 114 và mẹ tôi cũng sống đến 92 tuổi. Họ đều ăn thịt sống cho đến cuối đời”.

Tại khu ngoại ô Bole, anh Atnaf Kebede, chủ sở hữu của nhà hàng Atnaf siga, cũng là người rất đam mê món thịt sống. Anh Atnaf vỗ béo bò của mình để đảm bảo chất lượng hàng đầu. Nhưng không giống như phần lớn người Ethiopia, anh Atnaf không tin rằng ăn thịt sống có lợi ích sức khỏe nào. “Nó chỉ là văn hóa của chúng tôi và tôi thích ăn vì cảm thấy ngon chứ không phải ăn vì tốt cho cơ thể”, ông nói.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan
(PLVN) -  Ngày 9/1, tại Khu dân cư Nam Long Waterpoint, Bến Lức, Long An đã diễn ra Chương trình xúc tiến thương mại xuân 2025 quy tụ hơn 200 doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phía Nam nhằm kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh giữa các doanh nghiệp tại thị trường Ba Lan.

Có nên đi đổ đầy bình xăng trong hôm nay?

Ảnh minh hoạ.

(PLVN) -  Trong kỳ điều hành ngày mai (9/1), giá xăng trong nước được dự báo tăng nhẹ từ 0,7-2,7% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Siêu thị đồng loạt tung khuyến mại hút khách sắm Tết sớm

Nhiều siêu thị đồng loạt tung ra các chương trình khuyến mãi. (Ảnh: PV).
(PLVN) -  Không khí mua sắm hàng hóa Tết đang dần “nóng” lên. Tại hầu hết các siêu thị, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu dịp Tết được trưng bày tại các vị trí bắt mắt. Đồng thời, hàng loạt siêu thị đã tung ra các chương trình khuyến mại nhằm hút khách sắm Tết sớm.

Ngày mai, giá xăng có thể tăng

Ảnh minh họa
Trong kỳ điều hành ngày mai (2/1), giá xăng trong nước được dự báo tăng nhẹ từ 0,3-0,5% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Giá xăng trong nước ngày mai ra sao?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Trong kỳ điều hành ngày mai (19/12), giá xăng trong nước được dự báo tăng 1,8%, trong khi giá dầu có thể tăng 1,5-2% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Vĩnh Phúc: Đưa hàng Việt chiếm lĩnh thị trường

Sản phẩm hàng Việt được bày bán tại siêu thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
(PLVN) - Những mặt hàng “Made in Vietnam” ngày càng chiếm ưu thế tại hệ thống siêu thị, hay trong các cửa hàng tạp hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Điều đó có được là nhờ việc triển khai sâu rộng Cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

35 quốc gia sẽ tham dự triển lãm về ngành rau, hoa, quả

Giới thiệu các loại rau, hoa, quả tại các kỳ triển lãm quốc tế chuyên ngành Công nghệ sản xuất và Chế biến rau, hoa, quả. (Ảnh: Hương Thảo)
(PLVN) - Triển lãm quốc tế chuyên ngành Công nghệ sản xuất và Chế biến rau, hoa, quả lần thứ 7 (HortEx Vietnam 2025) sẽ trở lại từ ngày 12-14/3/2025 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP Hồ Chí Minh. Sự kiện dự kiến quy tụ hơn 400 nhà trưng bày từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng hơn 15.000 lượt khách tham quan thương mại.