Lạ kỳ việc phải trả lại... đồ lót sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự

Các thành viên của Đội cận vệ Hoàng gia Na Uy diễu hành trước Cung điện Hoàng gia ở Oslo. Ảnh: AFP
Các thành viên của Đội cận vệ Hoàng gia Na Uy diễu hành trước Cung điện Hoàng gia ở Oslo. Ảnh: AFP
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đài truyền hình NRK đưa tin, các lính nghĩa vụ Na Uy sẽ phải trả lại quần, áo lót và tất của họ khi kết thúc nghĩa vụ quân sự, vì quân đội Na Uy đang gặp vấn đề về nguồn cung hậu cần.

Cho đến gần đây, theo thông lệ, những người lính nghĩa vụ xuất ngũ thường không phải trả lại những trang phục lót và tất được cấp trong thời gian phục vụ trong quân đội.

Nhưng đại dịch COVID-19 đã làm khan hiếm nguồn cung cấp trang phục, khiến quân đội Na Uy vào năm ngoái phải đề nghị lính nghĩa vụ bàn giao những vật dụng thân thiết nhất này trong hành trang của họ cho người kế nhiệm.

"Quyết định tái sử dụng các trang phục này sẽ giúp chúng tôi có thêm khối lượng lưu thông và tăng khả năng phân phối quân trang. Chúng tôi có quá ít hàng trong kho", phát ngôn viên Hậu cần Lục quân Hans Meisingset giải thích.

"Đồ vải được giặt, làm sạch và kiểm tra. Những gì chúng tôi phân phối đều ở trong tình trạng tốt", anh nói.

Tuy nhiên, một đại diện của lính nghĩa vụ đã chỉ trích những thiếu sót tái diễn có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động.

Eirik Sjøhelle Eiksund nói với ấn phẩm thương mại Na Uy Forsvarets Forum: “Sự thiếu hụt nghiêm trọng về quân trang và quần áo có thể ảnh hưởng đến sự sẵn sàng hoạt động và trong trường hợp xấu nhất là sự an toàn của người lính".

Bảo vệ biên giới phía bắc của NATO khỏi nước láng giềng Nga, Na Uy duy trì nghĩa vụ quân sự bán bắt buộc, với khoảng 8.000 lính (cả nam và nữ) mỗi năm, chỉ chọn những người có động cơ cao nhất để phục vụ trong độ tuổi này.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.