Kỳ vọng y tế và giáo dục

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế - xã hội. Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế - xã hội. Ảnh: VGP
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong hai ngày thảo luận về kinh tế - xã hội tại Quốc hội, có 85 đại biểu phát biểu, 8 người tranh luận, còn 40 đại biểu đã đăng ký nhưng không còn thời gian. Hai vấn đề đặc biệt “nóng” là lĩnh vực y tế và giáo dục.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có 15 phút để trả lời chất vấn, tuy nhiên, Phó Thủ tướng thậm chí đã xin Quốc hội thêm 5 phút để giải trình và chia sẻ vì đây là hai lĩnh vực còn nhiều vướng mắc và bản thân ông cũng có nhiều trăn trở.

Theo ông, hai lĩnh vực giáo dục và y tế thời gian qua đều đã phát triển và có hiệu quả sử dụng nguồn lực cao. Giáo dục phổ thông Việt Nam đứng trong số 50 quốc gia hàng đầu, đại học phấn đấu trong số 70, giáo dục nghề nghiệp có tiến bộ. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá hệ thống y tế Việt Nam có tiến bộ hơn các nước có cùng trình độ thu nhập.

Việt Nam là dân tộc hiếu học nên người dân đặt nhiều kỳ vọng và đòi hỏi cao hơn về y tế và giáo dục. Nhưng nguồn ngân sách của Việt Nam hàng năm phải dành 30% để chi đầu tư hạ tầng nên phần chi cho giáo dục, y tế không bằng các nước. Chúng ta không có năng lực để trả lương cao như các nước, vì vậy y tế và giáo dục luôn trong tình trạng căng thẳng.

“Chúng ta dù có hứa, có nói gì thì vấn đề căng thẳng này cũng không thể được giải quyết trong một, hai năm mà phải tính bằng hàng chục năm và đây là điều rất bình thường trên thế giới”, Phó Thủ tướng nói.

Nếu đảm bảo tỷ lệ học sinh mỗi lớp, tỷ lệ y, bác sĩ cao như các nước thì Việt Nam cần tăng gấp đôi biên chế ngành Y, trong khi chủ trương chung là giảm. Phó Thủ tướng đã rất thẳng thắn khi chỉ ra không thể đòi hỏi chất lượng dịch vụ tốt nhất thế giới trong khi thu nhập của người dân và chi ngân sách cho dịch vụ đó không tương xứng: “Chúng ta khéo nằm thì no, khéo co thì ấm vì chỉ có từng đấy tiền thôi”.

Lĩnh vực giáo dục cũng tương tự. Hiện nay các trường phổ thông được hưởng 60% từ học phí để chi chuyên môn. Vừa qua, Chính phủ đưa ra chủ trương không tăng học phí, tức phần tăng mà người dân lẽ ra phải đóng góp thì ngân sách sẽ bù vào để các trường vận hành. Chính phủ đang làm những bước cuối cùng để ban hành nghị quyết theo hướng này.

Trên thế giới, quản trị bệnh viện và trường học xuất phát từ yêu cầu chuyên môn, được phát huy tính tự chủ, sáng tạo của cơ sở, nên được quyền tự chủ về bộ máy, nhân sự, đầu tư, lương, các khoản chi. Nhưng vì Việt Nam thiếu tiền, nên thiết kế theo hướng lấy tài chính làm tiêu chí đầu tiên. Nếu đơn vị nào lo được hết cả chi đầu tư và chi thường xuyên thì mới cho tự chủ hoàn toàn, còn không thì tự chủ một phần; ngoài ra là các đơn vị không tự chủ được. “Chúng tôi rất mong thay đổi”, ông Đam nói và cho biết sẽ tiếp thu ý kiến đại biểu, rà soát hệ thống pháp luật để có đổi mới căn bản hơn.

Phó Thủ tướng cho rằng, trong lúc khó khăn Việt Nam đã nhìn rõ được những bất cập có từ lâu, từ đó tìm cách giải quyết. “Như tôi đã nói, dù có nỗ lực thì cũng cần một thời gian dài mới khắc phục được triệt để”, Phó Thủ tướng cho hay.

Phó Thủ tướng đã nói rất trúng, rất đúng một số vấn đề, nhưng một số ý kiến cho rằng ngoài vấn đề tiền bạc tài chính nguồn lực thì chúng ta còn cần quan tâm đặc biệt đến những vấn đề khác như y đức, sự nhất quán thống nhất trong ngành Giáo dục… Lĩnh vực y tế, một trong những vấn đề dư luận bức xúc nhất thời gian qua là một số người đã lợi dụng dịch bệnh để trục lợi, trái đạo đức, trái luật. Lĩnh vực giáo dục, nay ra sách này, mai ra chương trình khác, đến cha mẹ còn không hiểu nổi thì học sinh hiểu sao nổi? Hay chỉ một chuyện các trường phải học vào giờ nào, mà vì sao mỗi nơi áp dụng một kiểu? Nếu còn những chuyện như vậy thì chúng ta còn phải kỳ vọng rất nhiều vào y tế, giáo dục.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Diễn biến vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” ở Cần Thơ: Thanh tra Sở Tư pháp sẽ kiểm tra việc công chứng chuyển nhượng đất

Diễn biến vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” ở Cần Thơ: Thanh tra Sở Tư pháp sẽ kiểm tra việc công chứng chuyển nhượng đất
(PLVN) - Sau khi làm việc và xem xét các chứng cứ đương sự cung cấp, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp TP Cần Thơ cho biết sẽ tham mưu Giám đốc Sở Tư pháp kiểm tra xác minh quy trình công chứng chuyển nhượng khu đất gồm 4 thửa của Văn phòng công chứng (VPCC) Nguyễn Ngọc Long theo đơn phản ánh của ông Vũ Trung Hòa.

Công ty giải thể, người lao động có được hưởng chế độ thai sản?

Công ty giải thể, người lao động có được hưởng chế độ thai sản?
(PLVN) - Bạn Minh Hồng (Bắc Ninh) hỏi: Tôi đang mang thai sắp nghỉ sinh. Tôi có tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) đủ 6 tháng trước khi sinh. Tuy nhiên, vừa qua, công ty tôi đang làm việc ra thông báo ngừng hoạt động và giảm toàn bộ BHXH của người lao động (NLĐ). Xin hỏi, công ty giải thể thì tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Thủ tục để hưởng chế độ thai sản như thế nào?

Giao Công an xã quản lý người bị phạt án tù treo: Chủ trương đúng trong xây dựng chính quyền hai cấp

Giao Công an xã quản lý người bị phạt án tù treo: Chủ trương đúng trong xây dựng chính quyền hai cấp
(PLVN) - Trong xu hướng đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước theo mô hình chính quyền hai cấp – cấp tỉnh và cấp xã, việc Bộ Công an đề xuất giao công an xã quản lý người bị phạt án tù treo và cải tạo không giam giữ là một bước đi đúng đắn, phù hợp với thực tiễn quản lý xã hội hiện nay.

Sự việc bị phản ánh ô nhiễm môi trường tại Ninh Bình: Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình cho biết đang phối hợp kiểm tra

Cty CP Nhiệt điện Ninh Bình.
(PLVN) -  Mới đây, Báo PLVN tiếp nhận thông tin của người dân phường Bích Đào và phường Thanh Bình, TP Ninh Bình (nay là phường Bích Đào và phường Vân Giang, TP Hoa Lư) phản ánh việc Cty CP Nhiệt điện Ninh Bình có dấu hiệu trộn xỉ than vào than để thực hiện đốt lò gây ô nhiễm môi trường.

Nhiều người dân chưa hiểu rõ về “loại đất 03”: Chuyên gia lý giải

Luật sư Quách Thành Lực.
(PLVN) - Theo Luật sư Lực: “Hiện có rất nhiều giải đáp về “loại đất 03” trên các nền tảng số. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các thông tin chưa thực sự đúng, đầy đủ về loại đất trên. Với vai trò người quê gốc ở tỉnh Hải Hưng cũ, nay là tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương; đồng thời cũng là một luật sư chuyên nghiên cứu, vận dụng pháp luật trong lĩnh vực đất đai, tôi xin chia sẻ hiểu biết của mình về loại đất này dưới đây với bạn đọc”.

Chính thức giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mức giảm tiền thuê đất được tính trên số tiền thuê đất phải nộp của năm 2024, không giảm trên số tiền thuê đất còn nợ của các năm trước và tiền chậm nộp (nếu có).

Làm gì để phòng tránh đối tượng giả danh shipper lừa đảo?

Ảnh minh hoạ (Ảnh VOV).
(PLVN) - Giả danh nhân viên giao hàng, gọi điện yêu cầu chuyển tiền, lừa người dân tải app theo dõi đơn hàng rồi chiếm đoạt tài khoản… là những thủ đoạn lừa đảo đang bùng phát tại nhiều địa phương. Bộ Công an khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác để chủ động phòng tránh.

Diễn biến sự việc làm giả giấy tờ để bán xe tải: Công an Đồng Nai khởi tố vụ án

Diễn biến sự việc làm giả giấy tờ để bán xe tải: Công an Đồng Nai khởi tố vụ án
(PLVN) - Sau khi thụ lý tin báo tố giác tội phạm với ông Đinh Xuân Duy (SN 1990, ngụ ấp 1, Sông Nhạn, Cẩm Mỹ, Đồng Nai) có dấu hiệu dùng cà vẹt giả để bán xe chiếm đoạt tài sản, Cơ quan CSĐT Công an Đồng Nai vừa có thông báo cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 141/QĐ-CSHS-Đ3 đối với vụ án “Sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Sự việc cán bộ thuế Lâm Đồng bị phản ánh 'giả mạo biên bản': Chi cục Thuế Khu vực XIII thông tin chính thức

Bà Nguyễn Thị Tuyết Ánh thông tin về sự việc. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Ngày 11/4, liên quan sự việc Cty Sao Đà Lạt (Khu du lịch Đường hầm điêu khắc Đà Lạt tại Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm) tố cáo một số cán bộ Cục Thuế Lâm Đồng (nay là Chi cục Thuế Khu vực XIII) có hành vi giả mạo trong công tác trong quá trình thực hiện thanh tra tại Cty, bà Nguyễn Thị Tuyết Ánh, Phó Chi cục đã trả lời báo chí.