Kỳ vọng về một “định vị mới”, “'tầm mức mới” cho quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ.
(PLVN) - Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 13/12.

Nhân dịp này, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến chuyến thăm.

• Thứ trưởng đánh giá như thế nào về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, nhất là sau 15 năm thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện?

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ: Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có nhiều điểm tương đồng: cùng chung biên giới, là 2 nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có quan hệ hữu nghị truyền thống, có lợi ích ngày càng gắn bó... Do đó, cả hai nước đều coi trọng quan hệ với nhau, đều xác định quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, Trung Quốc - Việt Nam là phương hướng ưu tiên trong quan hệ đối ngoại của mỗi nước.

Kể từ khi hai bên thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện (năm 2008) đến nay, quan hệ hai Đảng, hai nước đã phát triển ngày càng thực chất, vững chắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực:

Quan hệ chính trị phát triển mạnh mẽ, trao đổi cấp cao và các cấp được tăng cường. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc hai nước thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi mật thiết. Trong đó, có nhiều chuyến thăm cấp cao đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước, gần đây nhất là chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử đến Trung Quốc của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng tháng 10/2022.

Hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư ngày càng đi vào chiều sâu. Trung Quốc 20 năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và hiện nay Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc trên thế giới (sau Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc). Kim ngạch thương mại song phương tăng 9 lần từ mức 20 tỷ USD năm 2008 lên gần 180 tỷ USD năm 2022.

Qua 15 năm, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tăng hơn 10 lần từ mức lũy kế 2 tỷ USD vào năm 2008 lên 25 tỷ USD hiện nay. Riêng năm 2023, Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ tư trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Giao lưu nhân dân và hợp tác giữa các địa phương diễn ra sôi động, đạt nhiều thành quả thiết thực. Đến nay, đã có gần 60 tỉnh/thành của Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương Trung Quốc. Các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương hai bên đã thiết lập và tổ chức định kỳ nhiều cơ chế, chương trình hợp tác. Trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, Trung Quốc nhiều năm liên tục dẫn đầu về lượng du khách đến Việt Nam, trung bình cứ 03 khách quốc tế đến Việt Nam thì có 01 khách Trung Quốc.

Hai bên đạt nhiều thành quả trong việc xây dựng đường biên giới trên bộ Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị và hợp tác, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội các địa phương biên giới hai bên.

Hai bên cũng nỗ lực duy trì đàm phán, tăng cường hợp tác, nhằm cùng các bên liên quan kiểm soát bất đồng, quản lý khác biệt phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực.

• Thứ trưởng có kỳ vọng gì về chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, đóng góp của chuyến thăm đối với việc thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ hai nước?

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ: Chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Trung Quốc là chuyến thăm đầu tiên của Nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước Trung Quốc đến Việt Nam sau Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc, đúng một năm sau chuyến thăm lịch sử đến Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (10/2022).

Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm kỷ niệm 15 năm Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Trong một bối cảnh như vậy và với tầm quan trọng của chuyến thăm, chắc chắn đây sẽ là một dấu mốc lịch sử mới trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.

Tôi cho rằng, có 3 điểm mà hai bên đều rất kỳ vọng vào chuyến thăm lần này.

Thứ nhất là kỳ vọng về một “định vị mới”, “tầm mức mới” của quan hệ song phương. Trên cơ sở thành quả quan trọng của 15 năm thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ làm sâu sắc hơn nữa khuôn khổ hợp tác cho tương lai lâu dài của quan hệ hai nước theo hướng bền vững, thực chất và hiệu quả hơn, góp phần vào xu thế hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

Thứ hai là kỳ vọng về những kết quả hợp tác thực chất trên các lĩnh vực. Lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ xác định những phương hướng, trọng tâm lớn cũng như các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, đáp ứng lợi ích của cả hai bên. Sẽ có thể có một số lượng lớn văn kiện trên nhiều lĩnh vực được ký kết, tạo cơ sở quan trọng để các cơ quan, địa phương, người dân và doanh nghiệp triển khai hợp tác hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Thứ ba là kỳ vọng về hiệu ứng lan tỏa của chuyến thăm đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân. Chuyến thăm này, cùng với chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo động lực và xung lực mạnh mẽ cho các ngành, các cấp, các địa phương và đoàn thể nhân dân tiếp tục duy trì và phát triển các mối quan hệ sẵn có, qua đó xây dựng nền tảng xã hội vững chắc, tốt đẹp cho sự phát triển của quan hệ song phương./.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng
Ngày 15/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng đã chủ trì họp Tiểu ban Văn kiện, cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo Chính trị do Tổ Biên tập xây dựng trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Hội nghị Trung ương 10 và ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư tại các cuộc họp với Thường trực các Tiểu ban Đại hội XIV của Đảng, để trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 11.

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai Đề án 06

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai Đề án 06
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) tại các bộ, ngành, địa phương năm 2025 và những năm tiếp theo.

Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam (Trung Quốc)

Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam (Trung Quốc)
(PLVN) -  Chiều ngày 14/3, UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chương trình “Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp và nhà đầu tư” (Gặp gỡ 2025).

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nâng tầm thương hiệu để Lễ hội Hoa ban thành điểm đến hấp dẫn

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nâng tầm thương hiệu để Lễ hội Hoa ban thành điểm đến hấp dẫn
(PLVN) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị thời gian tới, tỉnh Điện Biên tập trung phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; đẩy mạnh quảng bá, nâng tầm thương hiệu để Lễ hội Hoa ban thực sự cuốn hút, trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước; đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh trong khu vực và các đối tác quốc tế để phát huy giá trị, hình ảnh hoa ban...

Nền tảng cho sự phát triển

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Muốn thay đổi thực trạng nghiên cứu khoa học (NCKH) “cất tủ”, trước tiên chúng ta phải thay đổi về quan niệm, về quyết tâm. Cùng với những sự thay đổi trong cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước theo hướng khuyến khích, tạo điều kiện cho nghiên cứu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (KHCN,ĐMST&CĐS); nền KHCN của chúng ta nhất định sẽ có những bước tiến mới...

Toàn quân nỗ lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Thượng tướng Lê Huy Vịnh phát biểu chỉ đạo Tại Hội nghị báo cáo kết quả triển khai Nghị quyết 3488-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương, Kế hoạch số 536/KH-BQP của BQP diễn ra chiều 13/3. (Ảnh: Mạnh Hùng)
(PLVN) - Triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị trong quân đội đã kịp thời triển khai xây dựng danh mục công nghệ chiến lược, sản phẩm công nghệ chiến lược; rà soát các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách; việc chuyển đổi số, gửi, nhận, xử lý văn bản điện tử không có độ mật trên môi trường điện tử, sử dụng chữ ký số cá nhân đã có chuyển biến tích cực.

Dành ưu tiên cao nhất trong chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Chủ tịch Quốc hội phát biểu bế mạc Phiên họp thứ 43. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan Quốc hội cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Chính phủ, các Bộ, ngành; tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung cao độ, nỗ lực hơn nữa và xác định dành ưu tiên cao nhất trong chuẩn bị Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5 tới đây.

Đoàn kiểm tra số 1910 của Bộ Chính trị làm việc với Ban thường vụ Tỉnh ủy Bình Định

Đoàn kiểm tra số 1910 của Bộ Chính trị làm việc với Ban thường vụ Tỉnh ủy Bình Định
(PLVN) -  Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Đoàn kiểm tra số 1910 của Bộ Chính trị yêu cầu địa phương phải quán triệt và thực hiện tốt phương châm “Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá”, trong đó tiếp tục bám sát 5 trụ cột tăng trưởng và 3 đột phá chiến lược

Việt Nam và Singapore cần nâng cao chất lượng hợp tác

Tổng Bí thư Tô Lâm chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Chiều 13/3, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội), kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 11 - 13/3, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Singapore, Tổng Thư ký đảng Hành động Nhân dân Singapore (PAP) Lawrence Wong.

Tạo cơ chế thúc đẩy học tập suốt đời

Tạo cơ chế thúc đẩy học tập suốt đời
(PLVN) -  Sáng qua (13/3), Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng chủ trì Phiên họp thứ tư của Tiểu ban. Nhiều nội dung lớn, quan trọng, vĩ mô được thảo luận. Về bảo đảm tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội, Thủ tướng lưu ý đến vấn đề tạo cơ chế thúc đẩy học tập suốt đời.

Có cơ chế đặt hàng một số việc lớn cho các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Phiên họp thứ tư của Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
(PLVN) - Ngày 13/3, kết luận Phiên họp thứ tư của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban yêu cầu dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội phải có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn, vượt qua giới hạn của chính mình; liên thông với Báo cáo chính trị và các văn kiện khác; tiếp thu đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm trong các cuộc làm việc với các tiểu ban.