Kỳ vọng vào chuyến thăm chính thức Nhật Bản lần đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính

(PLVN) - Chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ 22-25/11 tới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính rất được kỳ vọng trong bối cảnh quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đang ở giai đoạn đỉnh cao và rất ổn định.

Đây là chuyến thăm chính thức Nhật Bản đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ sau khi đảm nhận cương vị và Nhật Bản có lãnh đạo mới; đồng thời, đây là bước triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển đã được khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Quan hệ hai nước đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất

Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 21/9/1973; thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á vào tháng 3/2014, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp lần đầu tiên có chuyến thăm chính thức Nhật Bản.

Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp lần đầu tiên có chuyến thăm chính thức Nhật Bản.

Trong những năm gần đây, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Hiện nay, quan hệ giữa hai nước đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, có sự tin cậy cao.

Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Tiêu biểu là các chuyến thăm của lãnh đạo Nhật Bản đến Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide (tháng 10/2020); Thủ tướng Abe Shinzo thăm Việt Nam 4 lần (năm 2006; 2013; tháng 1 và tháng 11/2017); Chủ tịch Hạ viện thăm Việt Nam năm 2002 và 2017; Chủ tịch Thượng viện Yamazaki thăm năm 2015; Hoàng Thái tử Nhật Bản Naruhito (Nhà vua hiện nay) thăm chính thức Việt Nam năm 2009; Nhà vua Akihito (đã thoái vị, hiện là Thượng Hoàng Nhật Bản) thăm Việt Nam (năm 2017); Hoàng tử Nhật Bản Akishino thăm chính thức Việt Nam năm 1999 và thăm với tư cách cá nhân năm 2012.

Hiện nay, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản có gần 450.000 người. Người Việt hiện sinh sống, làm việc và học tập trên khắp 47 tỉnh, thành phố của Nhật Bản, trong đó chủ yếu tập trung tại tỉnh Aichi, Tokyo, Osaka, Saitama, Chiba; Fukuoka...

Về phía Việt Nam cũng có các chuyến thăm: Tổng Bí thư thăm Nhật Bản 4 lần; Chủ tịch nước thăm Nhật Bản 3 lần; Thủ tướng Chính phủ thăm Nhật Bản 19 lần; Chủ tịch Quốc hội thăm Nhật Bản 4 lần.

Nhật Bản là nước G7 đầu tiên đón Tổng Bí thư Việt Nam sang thăm (năm 1995), thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam (năm 2009), công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (năm 2011), mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng (tháng 5/2016).

Hai nước cũng có các cơ chế hợp tác quan trọng như: Ủy ban Hợp tác Việt-Nhật do hai Bộ trưởng Ngoại giao làm đồng Chủ tịch (từ năm 2007); Đối thoại Đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản về ngoại giao - an ninh - quốc phòng cấp Thứ trưởng ngoại giao (từ năm 2010); Đối thoại Chính sách quốc phòng Việt - Nhật cấp Thứ trưởng (từ tháng 11/2012); Đối thoại An ninh cấp Thứ trưởng (từ tháng 11/2013); Ủy ban hỗn hợp về thương mại, năng lượng và công nghiệp (từ 2014); Đối thoại Nông nghiệp cấp Bộ trưởng (từ 2014); Đối thoại chính sách biển Việt Nam - Nhật Bản cấp Bộ trưởng (thành lập tháng 12/2019).

Bên cạnh đó, hai nước cũng phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế, khu vực, nhất là tại Liên Hợp quốc và ASEAN; thúc đẩy liên kết kinh tế, cùng ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP).

Thủ tướng Nhật Bản mới nhậm chức được hơn 1 tháng - ngày 4/10/2021.

Thủ tướng Nhật Bản mới nhậm chức được hơn 1 tháng - ngày 4/10/2021.

Trên cơ sở quan hệ hai nước đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam khẳng định sẵn sàng cùng Nhật Bản mở ra một giai đoạn phát triển mới thực chất, hiệu quả hơn trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế, an ninh, quốc phòng, địa phương, giao lưu nhân dân. Việt Nam luôn là bạn, đối tác thân thiết, tin cậy và ủng hộ Nhật Bản phát huy vai trò xứng đáng ở khu vực và trên thế giới; cùng Nhật Bản đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.

Hai bên thực sự coi nhau là cơ hội phát triển

Báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hợp tác đầu tư Việt Nam - Nhật Bản chỉ ra rằng, là một trong những đối tác đầu tư quan trọng hàng đầu của Việt Nam, Nhật Bản hiện đã đầu tư tại 57/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Thanh Hóa là địa phương thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất của Nhật Bản với số vốn là 12,5 tỷ USD chiếm 19,59% tổng vốn đầu tư.

Mặt khác, thông tin từ Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), các doanh nghiệp FDI lớn của Nhật Bản như Canon, Panasonic trong lĩnh vực điện tử; Toyota, Honda, Yamaha, Suzuki, Mitsubishi thuộc nhóm công nghiệp chế tạo; đại diện ngành năng lượng là Marubeni, Sojitz, Idemitsu, Mitsui hay Tập đoàn dệt may Toray… đều đóng vai trò quan trọng góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng và nâng cao năng lực sản xuất, xuất khẩu, giúp Việt Nam từng bước tham gia sâu, rộng hơn và có chỗ đứng hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, nhất là các lĩnh vực như cơ khí, luyện kim, hóa chất, điện - điện tử, năng lượng, dệt may, da giày...

Trưởng Đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam Shimuzu Akira cho biết, các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc hình thành chuỗi cung ứng nên họ lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư chiến lược trong hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Có thể kể đến hai trong số các yếu tố thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản là nguồn nhân lực với chất lượng cao và chi phí lao động cạnh tranh. Vì vậy, ông Akira cho rằng nhu cầu đầu tư và phát triển dự án của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam không bị ảnh hưởng dù trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Cũng theo đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản, xu hướng doanh nghiệp Việt đầu tư nước ngoài vào Nhật Bản ngày càng tăng là một điểm đáng chú ý, cho thấy Việt Nam và Nhật Bản là những đối tác tương đồng với nhau. Đơn cử, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, một doanh nghiệp lớn của Việt Nam hiện đã có 10 chi nhánh ở Nhật Bản. Điều này là minh chứng cho việc doanh nghiệp Việt Nam xuất sắc có thể dễ dàng hợp tác với Nhật Bản, cũng như triển vọng đầu tư của Việt Nam tại Nhật Bản hoàn toàn có thể triển khai trong thực tế.

Trao đổi với báo chí, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình cho rằng, chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Nhật Bản lần này có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng phát triển toàn diện, sâu rộng và thực chất trên nhiều lĩnh vực. Chuyến thăm cũng sẽ góp phần kết nối mối quan hệ lâu dài giữa hai nước; hai bên sẽ cùng phối hợp đưa ra các biện pháp về kinh tế, chính sách và đối ngoại.

Dự án Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn là một trong những dự án tiêu biểu của nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam.

Dự án Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn là một trong những dự án tiêu biểu của nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam.

Một điều lý thú mà ông Nguyễn Phú Bình chỉ ra là tuy Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Fumio Kishida đều mới nhận nhiệm vụ đứng đầu Chính phủ hai nước nhưng cả hai vị đều đã quen biết và thân thiết với nhau trong mối quan hệ giữa 2 tổ chức nghị sĩ hữu nghị của hai nước: Thủ tướng Phạm Minh Chính đã từng là Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt-Nhật, còn Thủ tướng Kishida đã là thành viên và Tổng Thư ký của Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật-Việt trong hàng chục năm.

Hiện nay trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và bối cảnh thế giới đều có những khó khăn, hai bên sẽ có những trao đổi để cùng vượt qua và đưa quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đi lên, đóng góp cho sự phát triển chung của thế giới.

Đại hội Đảng lần thứ XIII của nước ta đưa ra rất nhiều mục tiêu cụ thể. Thủ tướng Phạm Minh Chính chắc chắn sẽ căn cứ vào các mục tiêu này để bàn bạc, trao đổi với Thủ tướng Nhật Bản nhằm đưa ra các biện pháp phối hợp, hợp tác tốt đẹp giữa hai bên về kinh tế-xã hội cho 5 năm cũng như 10 năm tới…

Dự kiến, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng sẽ gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam ở sở tại, thông tin về công tác triển khai Kết luận 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới, chia sẻ với bà con kiều bào về tình hình trong nước, động viên, tri ân kiều bào ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong nước, góp phần phát huy khối đại đoàn kết và sức mạnh toàn dân tộc.

Sau chuyến thăm này, quan hệ giữa hai nước chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa bởi Việt Nam và Nhật Bản có sự tin cậy về chính trị, thực sự coi nhau là cơ hội phát triển.

Hiện các dự án đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam tập trung vào 19 ngành, lĩnh vực, nhưng tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 1.842 dự án với số vốn 41,79 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm đến 65,3% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực sản xuất phân phối điện đứng thứ hai với 19 dự án, tổng vốn đầu tư là 7,4 tỷ USD chiếm 11,5% tổng vốn đầu tư. Kế đến là kinh doanh bất động sản với số vốn là 6,97 tỷ USD chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư.

Một số dự án tiêu biểu của nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam như: Dự án Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, tổng vốn đầu tư là 9 tỷ USD; Dự án Thành phố thông minh, tổng đầu tư là 4,13 tỷ USD với mục tiêu đầu tư xây dựng khu đô thị thông minh, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội bao gồm Trung tâm tài chính thương mại, nhà trẻ, vườn hoa công viên, khu nhà ở dự án đầu tư tại Hà Nội; Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, tổng đầu tư là 2,79 tỷ USD tại Thanh Hóa.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.