Kỳ vọng mở ra nhiều nút thắt trong thi hành lĩnh vực đầu tư xây dựng từ Luật Đấu thầu 2023

Hội thảo “Luật Đấu thầu 2023 – Kỳ vọng và Thách thức đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng”
Hội thảo “Luật Đấu thầu 2023 – Kỳ vọng và Thách thức đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng”
(PLVN) - Ngày 31/5, tại Đà Nẵng, Báo Pháp luật Việt Nam, Tạp chí Pháp luật và Phát triển và Cục Quản lý đấu thầu đồng tổ chức Hội thảo “Luật Đấu thầu 2023 – Kỳ vọng và Thách thức đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng”.

Chủ trì hội thảo có GS.TS Lê Hồng Hạnh, Tổng Biên tập Tạp chí Pháp luật và phát triển; TS Vũ Hoài Nam, TBT Báo Pháp luật Việt Nam;ThS. Vũ Quỳnh Lê, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu; TS. Trần Công Phàn Đại biểu Quốc hội khoá XV Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam; Nhà báo Trần Ngọc Hà, Phó TBT Báo Pháp Luật Việt Nam.

Về phía địa phương, có sự tham dự của ông Vũ Quang Hùng, Giám đốc Ban quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng; ông Châu Thanh Việt, Phó giám đốc Sở Tư pháp TP. Đà Nẵng; ông Võ Tấn Hà, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng....

Luật Đấu thầu 2023 có rất nhiều điểm mới và được kỳ vọng sẽ mở được nhiều nút thắt cho sự phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế. Tuy nhiên, giữa pháp luật và thi hành pháp luật vẫn có những khoảng cách mà các chuyên gia pháp luật, kinh tế gọi là những sự cắt khúc. Luật Đấu thầu năm 2023 cũng có thể có những khúc cắt mà chỉ có thể nhận ra từ hoạt động thi hành. Mặc dù mới có hiệu lực được hơn ba tháng song do tính chất đặc biệt của nó, Luật Đấu thầu 2023 đã được áp dụng khá nhiều trong việc triển khai các dự án, đặc biệt là các công trình xây dựng.

Báo Pháp luật Việt Nam, Tạp chí Pháp luật và Phát triển và Cục Quản lý đấu thầu đồng tổ chức Hội thảo

Báo Pháp luật Việt Nam, Tạp chí Pháp luật và Phát triển và Cục Quản lý đấu thầu đồng tổ chức Hội thảo

Hội thảo với kỳ vọng mở ra nhiều nút thắt trong thi hành lĩnh vực đầu tư xây dựng từ Luật Đấu thầu 2023

Hội thảo với kỳ vọng mở ra nhiều nút thắt trong thi hành lĩnh vực đầu tư xây dựng từ Luật Đấu thầu 2023

Để đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện cả về lý luận và thực tiễn các quy định của Luật Đấu thầu áp dụng trong lĩnh vực xây dựng, các chuyên gia pháp luật đấu thầu, chuyên gia pháp luật xây dựng, đại diện các doanh nghiệp, tập đoàn xây dựng đến từ nhiều địa phương trong cả nước tiến hành tham luận, đánh giá những quy định mà các nhà lập pháp kỳ vọng, cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp xây dựng trong quá trình áp dụng.

Ông Vũ Quang Hùng, Giám đốc Ban quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng; ông Châu Thanh Việt, Phó giám đốc Sở Tư pháp TP. Đà Nẵng; ông Võ Tấn Hà, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng tham dự Hội thảo

Ông Vũ Quang Hùng, Giám đốc Ban quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng; ông Châu Thanh Việt, Phó giám đốc Sở Tư pháp TP. Đà Nẵng; ông Võ Tấn Hà, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng tham dự Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS Trần Công Phàn, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam cho biết, đấu thầu là hoạt động lựa chọn nhà thầu để thực hiện các dự hiệu quả các dự án phát triển kinh tế xã hội thông qua sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dự thầu về chất lượng, hiệu quả và tiến độ và nhiều tiêu chí khác. Đấu thầu là một định chế kinh tế - pháp lý phổ biến trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, hoạt động đấu thầu được luật hóa lần đầu tiên trong chương VI Luật Xây dựng 2003. Tiếp đó Luật Đấu thầu 2003 được ban hành để điều chỉnh hoạt động đấu thầu đáp ứng các đòi hỏi của phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế. Qua 10 năm thực hiện, Luật Đấu thầu 2013 bộc lộ khá nhiều bất cập so với sự phát triển của đất nước dẫn đến việc Quốc hội ban hành Luật Đấu thầu 2023, có hiệu lực ngày 1/1/2024.

"Là Đại biểu Quốc hội, được tham gia góp ý, thảo luận và bấm nút thông qua Luật Đấu thầu, tôi nhận thấy có rất nhiều kỳ vọng từ những quy định mới của Luật Đấu thầu 2023. Quý vị sẽ được nghe những điểm mới và kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội đặt vào các quy định mới của đạo luật quan trọng này. Các điểm mới liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động đấu thầu song nổi bật nhất, tập trung nhất là ngăn chặn khắc phục tiêu cực, tham nhũng, lãng phí nguồn tài nguyên của đất nước dù thuộc bất cứ hình thức sở hữu nào. Quý vị đã chứng kiến nhiều những sự lãng phí tài nguyên. Chỉ đơn cử một ví dụ, siêu dự án Đại Ninh Lâm Đồng với 3600ha đất màu mỡ 14 năm nay bỏ hoang. Sự lãng phí này quả là vô cùng lớn và đáng phẫn nộ khi người dân đang cần đất để phát triển nông nghiệp. Tình trạng lãng phí, tiêu cực, tham nhũng liên quan nhiều đến đất nơi hoạt động đấu thầu bị bóp méo, bị sử dụng để che đậy những giao dịch bất động sản không phải vì sự phát triển mà vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Quý vị cũng nhận thấy những hệ lụy của các dự án phi phát triển, tức không chứa đựng yếu tố phát triển, đang tác động xấu đến hệ thống chính trị của đất nước, hủy hoại niềm tin của nhân dân trước hết vào Đảng, Nhà nước. Chính vì vậy, không hề ngẫu nhiên khi các văn kiện của Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước luôn tìm các giải pháp phù hợp, hiệu quả để ngăn chặn tình trạng tiêu cực, tham nhũng đang xói mòn và hủy hoại tiềm lực của đất nước bao gồm tiềm lực kinh tế, tiềm lực chính trị và đạo đức xã hội", TS Trần Công Phàn bày tỏ.

TS Trần Công Phàn, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam

TS Trần Công Phàn, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam

Cũng theo TS Trần Công Phàn, tham nhũng, tiêu cực lãng phí diễn ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau song nguy hại, đáng báo động nhất là trong lĩnh vực quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đặc biệt, vô giá và không thể khôi phục, mở rộng. Đó là đất, đặc biệt đất nông nghiệp trồng lúa, rừng do sự lũng đoạn của các giao dịch bất động sản được giao và thực hiện bằng công cụ đấu thầu bị móp méo. Xin khẳng định với quý vị rằng, đấu thầu không có lỗi vì bản chất của nó là thiết chế kinh tế -pháp lý tích cực. Tuy nhiên, pháp luật đấu thầu thì vẫn có trách nhiệm bởi vì ở khía cạnh nào đó chưa thực phù hợp, chưa thực kín kẽ, thiếu các giải pháp để đảm bảo những người có thẩm quyền, nhà đầu tư, nhà thầu không thể, không dám dùng những công cụ như thông thầu, hủy thầu, định giá đất, dự toán, kiểu “cài lạ chèn quen” nhằm thỏa mãn lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Chính vì vậy, Quốc hội đã xem xét kỹ, thảo luận kỹ và thông qua Luật Đấu thầu 2023 như các quý vị đang có trong cặp, trong sách, trong máy tính và tôi tin rằng trong đầu của Quý vị đang ngồi tại Hội thảo này. Đảng, Quốc hội hy vọng Luật Đấu thầu 2023 ở trong đầu của những người có thẩm quyền, các nhà đầu tư, các nhà thầu ở mức cao nhất có thể.

Luật Đấu thầu 2023 có rất nhiều điểm mới và được kỳ vọng sẽ mở được nhiều nút thắt cho sự phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế như tôi nhấn mạnh ở trên. Tuy nhiên, giữa pháp luật và thi hành pháp luật vẫn có những khoảng cách mà các chuyên gia pháp luật, chuyên gia kinh tế gọi là những sự cắt khúc. Luật Đấu thầu năm 2023 cũng có thể có những sự cắt khúc mà chỉ có thể nhận ra từ hoạt động thi hành. Mặc dù mới có hiệu lực được hơn 5 tháng song do tính chất đặc biệt của nó, Luật Đấu thầu 2023 đã được áp dụng khá nhiều trong việc triển khai các dự án, đặc biệt là các công trình xây dựng.

Để đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện cả về lý luận và thực tiễn các quy định của Luật Đấu thầu áp dụng trong lĩnh vực xây dựng, Báo Pháp luật Việt Nam, Tạp chí Pháp luật và Phát triển và Cục Đấu thầu tổ chức Hội thảo “Luật Đấu thầu 2023- Kỳ vọng và Thách thức trong thi hành trên lĩnh vực xây dựng”. Hội thảo hội tụ các chuyên gia pháp luật đấu thầu, chuyên gia pháp luật xây dựng, đại diện các doanh nghiệp, tập đoàn xây dựng đến từ nhiều địa phương trong cả nước với mục tiêu là đánh giá những quy định mà các nhà lập pháp kỳ vọng, cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp xây dựng trong quá trình áp dụng.

"Lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam và cá nhân tôi đánh giá rất cao Hội thảo này với 4 từ Đúng. Cụ thể: Đúng mục đích, Đúng thời Điểm và Đúng giá trị và đúng Địa điểm. Chính vì sự quan tâm đặc biệt này mà tôi xin phép nghỉ một phiên Quốc hội vào buổi sáng để vào dự Hội thảo đặc biệt này", TS Trần Công Phàn khẳng định.

Phát biểu dẫn đề Hội thảo, TS. Vũ Hoài Nam, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam nhấn mạnh, Luật Đấu thầu 2023 thể hiện sự quan tâm không chỉ của các doanh nghiệp, người dân mà còn nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tiêu đề hội thảo là kỳ vọng và thách thức, khi ban hành thì sự kỳ vọng được thể hiện rõ ràng, còn thách thức ở đây là gì. Năm vừa qua, nhiều vụ án lớn về mặt kinh tế tham nhũng liên quan đến đấu thầu, đặc biệt là đấu thầu trong lĩnh vực đất đai. Mặc dù Luật đấu thầu năm 2013 là cơ sở pháp lý khá vững chắc, tuy nhiên vẫn có sự sở hở trong nhiều khía cạnh. Do đó Quốc Hội ban hành luật đấu thầu năm 2023 có khắc phục được hết những tồn tại bất cập của luật trước hay không.

TS. Vũ Hoài Nam, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam phát biểu dẫn đề Hội thảo

TS. Vũ Hoài Nam, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam phát biểu dẫn đề Hội thảo

"Quy định của pháp luật, cá nhân tôi cho rằng khá là hoàn thiện, tuy nhiên việc nhận thức của luật đấu thầu này thì giữa cái quy định về thực tiễn và nhận thức để áp dụng trong thực tiễn vẫn còn nhiều vấn đề. Chính vì vậy hôm nay Báo Pháp luật Việt Nam, Tạp chí Pháp luật và phát triển, Cục Đấu thầu tổ chức hội thảo này với hy vọng góp phần nhỏ đưa luật này vào trong cuộc sống. Qua hội thảo này ngoài sự phân tích bình luận của các nhà khoa học, chúng tôi rất muốn nhận được ý kiến phản hồi từ các doanh nghiệp. Trên kết quả của hội thảo này, với tư cách là cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp chúng tôi sẽ có tuyên truyền phản ánh đến các cơ quan quản lý, các nhà khoa học, để hoàn thiện hơn nữa Luật đấu thầu trong thời gian tới", TS. Vũ Hoài Nam, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam nhìn nhận

Theo ThS.Vũ Quỳnh Lê Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Luật Đấu thầu (sửa đổi) là tiếp tục tạo dựng khu pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất về đấu thầu, mua sắm sử dụng vốn nhà nước; Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật; Khắc phục tình trạng đấu thầu hình thức, nâng cao tính cạnh tranh, công khai, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động đấu thầu. Đồng thời, tiếp tục đơn giản hoá thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; Cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp thông qua hoạt động đấu thầu; Tránh thất thoát, lãng phí ngân sách, tài sản nhà nước, ngăn chặn, xử lý tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động đấu thầu. Xây dựng cơ chế lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư phù hợp để thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.

ThS.Vũ Quỳnh Lê Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Luật Đấu thầu (sửa đổi) là tiếp tục tạo dựng khu pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất về đấu thầu, mua sắm sử dụng vốn nhà nước

ThS.Vũ Quỳnh Lê Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Luật Đấu thầu (sửa đổi) là tiếp tục tạo dựng khu pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất về đấu thầu, mua sắm sử dụng vốn nhà nước

Trong quá trình xây dựng Luật Đấu thầu (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đã rà soát, đánh giá kỹ lưỡng những vướng mắc, khó khăn phát sinh từ thực tiễn, theo tinh thần bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo để nghiên cứu sửa Luật. Đồng thời, tham khảo thông lệ quốc tế, tham vấn ý kiến chuyên gia, doanh nghiệp, các đối tượng chịu tác động của Luật.

Cũng chia sẻ về những điểm mới và kỳ vọng của Luật Đấu thầu 2023, ThS. Nguyễn Hồng Chuyên, Tổng Giám đốc Công ty Luật Davilaw cho biết Luật sửa đổi đã đưa ra nhiều điểm mới so với luật 2013 trên cơ sở khắc phục những tồn tại phát sinh trong thời gian qua đồng thời phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan. Nâng cao tính cạnh tranh, công bằng minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình áp dụng. Đã quy định nhiều điểm mới qua đó tạo hành lang pháp lý cho các bên tham gia hoạt động đấu thầu có cơ sở thực hiện như vậy cũng khắc phục được tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc hoặc sợ làm sai liên quan đến hoạt động đấu thầu trong thời gian qua tại các đơn vị có sử dụng vốn nhà nước.

ThS. Nguyễn Hồng Chuyên, Tổng Giám đốc Công ty Luật Davilaw phát biểu tại Hội thảo

ThS. Nguyễn Hồng Chuyên, Tổng Giám đốc Công ty Luật Davilaw phát biểu tại Hội thảo

Khi luật có hiệu lực thi hành việc đầu tiên nhìn thấy đó sẽ là luồng gió mới trong hoạt động mua sắm được các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động đấu thầu đón nhận, cởi bỏ được nhiều nỗi lo sợ sai khi thực hiện công việc, cũng như đảm bảo được kế hoạch giải ngân là nỗi lo khác của cơ quan nhà nước như trước đây.

Hội thảo được các đại biểu tham luận với 3 phần nội dung chính là: Những điểm mới và kỳ vọng của Luật Đấu thầu 2003; Đấu thầu và công nghệ thông tin; Những thách thức cần tiên liệu trong quá trình thi hành Luật Đấu thầu 2023. Qua đó cung cấp thông tin tương đối đầy đủ và bổ ích, gợi mở ra nhiều vấn đề từ lý luận đến thực tiễn liên quan đến chủ đề của Hội thảo ngày hôm nay về Luật Đấu thầu 2023 trong thi hành trên lĩnh vực xây dựng.

Đọc thêm

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.