Kỳ vọng hiện thực hóa 100 dự án trị giá 80.000 tỷ ở Lạng Sơn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn – ông Nguyễn Công Trưởng
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn – ông Nguyễn Công Trưởng
(PLVN) - “Với phương châm đồng hành cùng doanh nghiệp, doanh nhân, tỉnh Lạng Sơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư có một môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch, ổn định lâu dài, phát triển và thịnh vượng...”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Công Trưởng nói trước thềm Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh này diễn ra cuối tháng 9/2019.

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 9%

Trao đổi với PLVN, ông Nguyễn Công Trưởng cho hay, tỉnh này cam kết hỗ trợ tốt nhất cho nhà đầu tư khi tham gia đầu tư. Theo đó, tỉnh sẽ dành nhiều cơ chế chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho nhà đầu tư như: Miễn giảm thuế, miễn giảm tiền thuê đất; giải quyết nhanh chóng các hồ sơ thủ tục cho nhà đầu tư; hướng dẫn, hỗ trợ DN thực hiện các thủ tục đăng ký chủ trương, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đặc biệt là các thủ tục hỗ trợ DN triển khai thực hiện các dự án sau cấp phép.

“Với phương châm đồng hành cùng DN, doanh nhân, tỉnh Lạng Sơn tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư có một môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch, ổn định lâu dài, phát triển và thịnh vượng. Chúng tôi luôn hoan nghênh, chào đón các nhà đầu tư đến khảo sát, hợp tác đầu tư”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Công Trưởng nói.

Cũng theo vị đại diện UBND tỉnh Lạng Sơn, được sự đồng ý tham dự của Thủ tướng Chính phủ, ngày 30/9 tới đây, tỉnh sẽ tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư với chủ đề “Lạng Sơn - Điểm đến thành công của nhà đầu tư”. Dự kiến, trong Hội nghị sắp tới, tỉnh sẽ trao quyết định chủ trương đầu tư, quyết định lựa chọn nhà đầu tư, quyết định trúng đấu giá, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và ký biên bản ghi nhớ trên 100 dự án, với tổng vốn đầu tư khoảng 80.000 tỷ đồng. Ngoài ra, Lạng Sơn sẽ kêu gọi đầu tư cho gần 40 dự án khác với tổng số vốn khoảng 26.000 tỷ đồng.

Đến năm 2020, Lạng Sơn đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân từ 8 - 9%; tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp 19 - 20%, công nghiệp - xây dựng 20 - 21%, dịch vụ 60 - 61%.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, để đạt được các mục tiêu trên, việc thu hút đầu tư được xác định là yếu tố rất quan trọng. Hiện, tỉnh đang khẩn trương thực hiện các bước điều chỉnh Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn; quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính…

Còn nhiều dư địa, tiềm năng phát triển

Ông Nguyễn Công Trưởng cho biết thêm, những năm gần đây nhiều tập đoàn kinh tế lớn đã tìm đến Lạng Sơn để đầu tư như VinGroup, SunGroup, FLC, APEC… Hạ tầng Lạng Sơn đang có nhiều chuyển biến, nhất là hạ tầng giao thông. Tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn với tổng mức đầu tư 12.000 tỷ đồng sắp thông xe kỹ thuật; hệ thống đường tại khu vực cửa khẩu được đầu tư, nâng cấp. Mỗi ngày Lạng Sơn có khoảng 2.600 lượt xe tải tham gia vận chuyển hàng hóa tại các cửa khẩu; mỗi năm có khoảng 2.700 DN tham gia hoạt động tại khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn. “Đây là những cơ hội lớn để các DN khác đầu tư vào Lạng Sơn”, ông Trưởng nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Hữu Chiến - Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Lạng Sơn cho biết, kinh tế của tỉnh này duy trì đà tăng trưởng khá trong những năm qua. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 38,4 triệu đồng, hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển. “Tuy nhiên các kết quả đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương và kỳ vọng của chính quyền tỉnh”, ông Chiến nói và cho biết, Lạng Sơn còn nhiều dư địa, tiềm năng để phát triển, cần huy động các nguồn lực từ DN, cá nhân, xã hội hóa để đầu tư, khai thác hiệu quả.

Lạng Sơn có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế cửa khẩu, du lịch, thương mại. Tuy nhiên, tổng thu ngân sách mỗi năm của tỉnh này còn khá hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng. Cụ thể, mỗi năm tổng thu ngân sách chỉ đạt hơn 6.000 tỷ đồng, trong đó gần 80% thu từ xuất nhập khẩu. “Tiềm năng về du lịch, thương mại, xây dựng... còn rất lớn”, lãnh đạo Lạng Sơn khẳng định.

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn 2019 sẽ có trên 500 đại biểu tham gia. Thủ tướng Chính phủ có kế hoạch tham dự hội nghị này. Nội dung chính của hội nghị gồm: Công bố  37 danh mục dự án thu hút đầu tư của tỉnh giai đoạn năm 2019-2025; Trao quyết định chủ trương đầu tư, quyết định lựa chọn nhà đầu tư, quyết định trúng đấu giá, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và ký biên bản ghi nhớ cho trên 100 dự án...

Đọc thêm

Thiếu và thừa

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Mới đây, khi thảo luận về tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022, các ĐBQH đề cập tới vấn đề lãng phí trong chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo.

Cá, tôm cho con cháu

Ảnh minh họa. Nguồn TTXVN
(PLVN) -  Xây dựng dự thảo quyết định của Thủ tướng quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho biết chúng ta sẽ xác định giảm số lượng tàu cá, hướng đến khai thác thủy sản một cách bền vững trên biển.

Hà Nội: Dồn sức đưa dự án Cầu Vĩnh Tuy 2 về đích

Cầu Vĩnh Tuy 2 đang thi công vượt tiến độ, dự kiến về đích trước ngày 2/9.
(PLVN) -  Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 là dự án giao thông trọng điểm của TP Hà Nội, vừa được hợp long hôm 30/5 vừa qua. Hiện các đơn vị đang dồn sức thực hiện tiếp các hạng mục còn lại với mục tiêu đưa dự án vào sử dụng đúng dịp Quốc khánh 2/9.

Nỗ lực bảo đảm hệ thống điện quốc gia

Cảng HKQT Nội Bài tiết giảm 80% ánh sáng thực hiện tiết kiệm điện.
(PLVN) -  Khi các khách hàng lớn đồng loạt áp dụng các biện pháp để “hạ nhiệt” cho hệ thống điện quốc gia, khi tình hình cung ứng điện được lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo hàng ngày và ý thức người sử dụng điện tăng lên, hệ thống điện quốc gia sẽ được bảo đảm trong thời điểm nắng nóng cực đoan.

PVN sẽ tiếp nhận hai dự án điện khí Ô Môn 3-4

Trung tâm Điện lực Ô Môn - nơi sẽ xây dựng Nhà máy điện lực Ô Môn 3 và Ô Môn 4.
(PLVN) -  Hai dự án điện khí Ô Môn 3 và Ô Môn 4 sẽ được chuyển chủ đầu tư từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sang Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) do PVN có những thuận lợi về nguồn vốn, kinh nghiệm và quản lý thống nhất chuỗi dự án khí Ô Môn.