Kỳ vọng của những người yêu sân khấu nhỏ Sài Gòn

Vở "Sài Gòn có một ngã tư" gây ấn tượng bởi câu chuyện nhân văn
Vở "Sài Gòn có một ngã tư" gây ấn tượng bởi câu chuyện nhân văn
(PLO) - Giữa muôn vàn “món ăn” tinh thần trên thị trường, kịch nói vẫn là một hướng đi rất riêng. Không ồn ào, sôi nổi, không tạo trào lưu, nhưng những vở kịch vẫn âm thầm đem đến nhiều giá trị đẹp đẽ, nhân văn trong đời sống của người dân thành phố.

Sân khấu nhỏ lại hồi sinh?

Mới đây, sân khấu 5B Võ Văn Tần, tức Sân khấu nhỏ sau bao nhiêu năm vắng bóng đã cho ra mắt vở diễn “Trời trao của lạ” của đạo diễn Mai Thắm. Một vở kịch của một đạo diễn trẻ, không thể gọi là xuất sắc, nhưng chạm đến trái tim người xem. 

Đặc biệt, sự trở lại của sân khấu 5B được người yêu kịch nói Sài Gòn kì vọng rất nhiều. 5B từng là một sân khấu “đi đầu” của kịch nói thành phố, từng là điểm giải trí quen thuộc, dựng nên bao vở kịch chất lượng thuở mà kịch nói còn là một trong những thú giải trí ít ỏi và được yêu thích của người dân.

Sự vắng bóng của 5B nhiều năm, thiếu đi những vở kịch đầy tình người cũng là một thiếu hụt của sân khấu Sài Gòn. Và giờ đây, người Sài Gòn lại kì vọng ở sân khấu nhỏ sẽ cho ra đời nhiều vở kịch hay, chắc tay.

Sài Gòn còn có một Idecaf, mà từ bao năm nay đã trở thành một “thương hiệu kịch nói” một điểm đến yêu thích cho cả người lớn và trẻ em, mỗi vở diễn ra đời đều được ngóng đợi từ nhiều tháng trước và cũng cháy vé từ một thời gian khá lâu trước đó.

Từ 18 năm nay, Idecaf đem nhạc kịch “Ngày xửa ngày xưa” đến với thiếu nhi thành phố, cho đến nay đã là 31 tập. Để rồi, cứ mỗi dịp hè, dịp gần Tết, các em lại náo nức, nôn nao, chờ mong không biết mình sẽ được thưởng thức “món” gì trong vở kịch mới. 

Mà đâu chỉ có các em. Đó còn là thói quen và niềm yêu thích của cả những người lớn có tâm hồn trẻ thơ. Bởi “Ngày xửa ngày xưa”, dưới cái vỏ kịch thiếu nhi là những bài học về tình yêu thương, lòng quả cảm, tình bạn, giá trị gia đình…  không chỉ dành cho thiếu nhi, ngay cả những bậc phụ huynh đi theo các em cũng cảm nhận được các bài học sâu sắc dành cho mình.

Idecaf mỗi năm ngoài “Ngày xửa ngày xưa”, đều có những vở diễn đặc sắc được đầu tư nghiêm túc, mà gần như mỗi vở đều trở thành “kinh điển” trong kịch nói phía Nam như “Dạ cổ hoài lang”, hay mới đây là nhạc kịch “Tiên nga”...  

Khán giả đến sân khấu còn vì thương

Được đánh giá là một “chiến binh” dũng cảm trong làng kịch nói của thành phố là sân khấu Hoàng Thái Thanh. Ra đời từ niềm yêu thích kịch nói của nữ nghệ sĩ Ái Như, đến nay, Hoàng Thái Thanh sau gần chục năm trụ ở đất Sài Gòn đã trải không ít thăng trầm, phải “dọn nhà” từ quận 3 đến quận 10, có lần suýt bị đóng cửa vì các nghệ sĩ kham không nổi chi phí.

Vậy mà Hoàng Thái Thanh vẫn kiên cường đứng vững cho đến nay, hàng năm, lượng vở diễn ra mắt không quá nhiều, nhưng “chậm mà chắc”, mỗi vở đều được đầu tư, tâm huyết. 

Từ đầu năm đến nay, Hoàng Thái Thanh cho ra mắt các vở “Giấc mộng vàng son”, “Ngày xưa biển ngọt” và “Sài Gòn có một ngã tư”. Cả ba vở diễn đều được khán giả và giới chuyên môn đánh giá tốt. Với “Giấc mộng vàng son” là câu chuyện cổ cách tân về “chú Cuội cây đa”, đem lại thông điệp vừa lạ mà vừa quen về sự ảo tưởng và những giấc mộng xa vời phi thực tế, để rồi đánh mất những giá trị hạnh phúc giản dị, gần gũi trong tay.

Hay “Sài Gòn có một ngã tư”, là câu chuyện bình dị về những mảnh đời nhỏ bé giữa Sài Gòn, câu chuyện rơi nước mắt về những tâm hồn đẹp trong những manh áo khốn khó… Hoàng Thái Thanh cũng là sân khấu khiến khán giả đến, không chỉ vì kịch hay, mà còn bởi “vì thương”. 

Sài Gòn còn có kịch Phú Nhuận đi theo hướng cân bằng giữa nghệ thuật và thị trường, còn có sân khấu kịch Hồng Hạc, kịch Trịnh Kim Chi… mới ra đời chưa lâu, và được gây dựng, không phải bởi mục tiêu kinh doanh, mà bởi tình yêu thương, đam mê nghệ thuật sân khấu và kì vọng góp thêm sức mình cho sự phát triển của sân khấu.

Từ nhiêu năm, bao lần người ta đã hy vọng, đã lo lắng, rồi lại hy vọng cho sân khấu Sài Gòn. Lúc sáng đèn, đông khách, lúc le lói, xanh xao, nhưng còn những nghệ sĩ tâm huyết với sân khấu các thế hệ, còn khán giả yêu nghệ thuật sân khấu thì sân khấu Sài Gòn có lẽ sẽ vẫn còn.

Tin cùng chuyên mục

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

(PLVN) - MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành vào tháng 12/2024. Đây là dự án âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Lê Minh Phương và đạo diễn Phan Ngọc Trung - được lấy cảm hứng từ ý thơ của nhà thơ Dương Quyết Thắng.

Đọc thêm

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.

Các thí sinh với trang phục dân tộc tại bán kết 'Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024'

Các thí sinh với trang phục dân tộc đại diện cho bản sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em. (ảnh BTC)
(PLVN) - Các thí sinh với trang phục dân tộc đại diện cho bản sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em. Tiết mục đã khiến tất cả mọi người trong như vừa được sống lại với không khí hào hùng và mang đầy hào khí của dân tộc Việt Nam qua hơn 4.000 năm lịch sử tại đêm Bán kết “Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024 - Miss Brand VietNam 2024” vừa diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Nhạc Trịnh qua phong cách jazz

Nhạc Trịnh qua phong cách jazz do ca sĩ Quỳnh Phạm thể hiện vừa phóng khoáng vừa có chút tự sự. (Ảnh: Hanoi Blues Note)
(PLVN) - Trong Album “Rồi như đá ngây ngô”, 5 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được ca sĩ Quỳnh Phạm thể hiện theo phong cách jazz của riêng cô, vừa có chút phóng khoáng vừa có chút tự sự, trong không khí lắng đọng đến từ những trải nghiệm cuộc đời.