Kỳ vọng chính quyền đô thị mới tại TP Hồ Chí Minh

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân giải trình về một số vấn đề trong dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân giải trình về một số vấn đề trong dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh.
(PLVN) - Ngày 12/11, thảo luận về Dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP HCM (Nghị quyết), nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, việc thực hiện ngay tổ chức chính quyền đô thị tại TP HCM đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và phù hợp với quy định của pháp luật, đúng chủ trương, đường lối của Đảng.

Tăng cường hoạt động giám sát 

Đại biểu QH Tô Ái Vang (Đoàn Sóc Trăng) kiến nghị xem lại cơ cấu đại biểu HĐND TP phải đủ lực, cần tăng thêm số lượng, chất lượng đại biểu HĐND thành phố hoạt động chuyên trách, có thể bao gồm cả một số đại biểu không giữ chức vụ hoạt động chuyên trách tại các ban của HĐND TP để có thể bao quát được hết công việc. 

Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (Đoàn An Giang) cũng đề nghị quy định cụ thể hơn giải pháp đổi mới phương thức hoạt động của HĐND, về cơ cấu tổ chức, số lượng đại biểu HĐND chuyên trách theo hướng tăng cường công tác giám sát, phát huy hiệu quả. 

Đại biểu Tuyết cũng cho rằng cần xem xét Nghị quyết theo quy trình rút gọn tại Kỳ họp này để không gây chậm trễ trong triển khai tổ chức chính quyền đô thị tại TP HCM.

Đồng quan điểm, Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Đoàn Bình Dương) mong muốn Quốc hội sẵn sàng “cởi trói” nguồn lực cho TP HCM để hiện thực hóa tư duy và ý chí về phát triển. Nếu đặt vấn đề thí điểm liệu có phải chúng ta đã và đang quá lãng phí cơ hội vàng để khai phóng kịp thời các nguồn lực cho quốc gia phát triển. 

Đề cập đến việc TP HCM đã thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND ở quận, huyện, phường (từ tháng 6/2011 đến tháng 12/2018), Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (Đoàn TP HCM) chia sẻ, trong quá trình thực hiện thí điểm này, HĐND thành phố đã phát huy tốt vai trò làm chủ của nhân dân. TP có nhiều giải pháp, có nhiều biện pháp, cách làm mới, sáng tạo khi không tổ chức HĐND ở quận, huyện, phường nhưng quyền làm chủ của nhân dân vẫn được phát huy tốt. 

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đề xuất tăng đại biểu chuyên trách lên 19 người (thay vì 16 như dự thảo) nhằm tăng cường hoạt động giám sát để đảm bảo yêu cầu của người dân.

Không thực hiện thí điểm

Giải trình ý kiến của các đại biểu, thay mặt cho cơ quan trình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho hay, TP HCM đã có thời gian hơn 6 năm để thực hiện mô hình thí điểm không tổ chức HĐND ở cấp huyện, quận, phường và thấy có hiệu quả. Do đó, việc ban hành nghị quyết không thí điểm mà thực hiện luôn.

Qua thảo luận, phần lớn các đại biểu đề nghị là tăng số lượng chuyên trách. Cơ quan trình cũng mong muốn Quốc hội ủng hộ phương án tăng đại biểu chuyên trách cho TP HCM.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đề nghị Quốc hội thống nhất theo đề nghị của thành phố về việc không tổ chức HĐND của cấp quận, phường. Mặc dù không có HĐND nhưng trách nhiệm của chính quyền địa phương thuộc thẩm quyền của HĐND quận và phường đã được chuyển giao cho HĐND TP. Bên cạnh đó, chịu sự giám sát của Quốc hội, của Đoàn ĐBQH, của ĐBQH, HĐND TP 

Thống nhất với ý kiến đại biểu Lê Thanh Vân (Đoàn Cà Mau), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho rằng ích của người dân. Sắp tới, bộ HĐND sẽ thực hiện tăng cường dân chủ trực tiếp. Nếu không có dân chủ đại diện thì chúng ta phải tăng cường dân chủ trực tiếp.

Phát biểu kết luận tại Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, nhìn chung, các ĐBQH đều nhất trí cao việc ban hành nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP HCM . Tán thành với tên gọi, phạm vi và nội dung của dự thảo nghị quyết như đề nghị của Chính phủ và báo cáo thẩm tra. Qua thảo luận, ý kiến của các vị ĐBQH đều tán thành là Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP HCM. 

Ở đây, có 3 căn cứ rất cơ bản. Một là, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019 đã làm cơ sở cho việc này. Thứ hai là, TP HCM trước đây đã thực hiện thí điểm theo Nghị quyết 26 của Quốc hội Khóa XII, làm 6 năm và đã đánh giá là có kết quả tốt. Thứ ba, về chủ trương của Đảng không mở rộng thí điểm mô hình, tổ chức.

Nghị quyết 18 của Trung ương cũng nói việc tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị của chúng ta. Chính vì vậy, ĐBQH tán thành rất cao về việc ban hành nghị quyết này đối với TP HCM là một loại đô thị đặc biệt.

Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự: Không sinh ra lực lượng mới

Thảo luận ở tổ về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho hay, thực tế các lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự  đang hoạt động và tồn tại ở địa phương, chứ không phải có Luật này sẽ sinh ra lực lượng mới.

Tuy nhiên, các lực lượng được điều chỉnh trong các văn bản khác nhau nên giờ phải khái quát lại. Luật ra đời không ảnh hưởng hoạt động của các mô hình, phong trào khác, Đại tướng Tô Lâm cho rằng Luật sẽ là chỗ dựa để các lực lượng phối hợp, lồng ghép trong thực hiện nhiệm vụ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào: Thúc đẩy hợp tác thực chất giữa lực lượng bảo vệ biên giới hai nước

Hai Bộ trưởng BQP thực hiện nghi lễ chào cột mốc. (Ảnh: Phạm Cường)
(PLVN) -  Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới (HNQPBG) Việt Nam - Lào lần thứ 2 diễn ra tại tỉnh Sơn La (Việt Nam) và tỉnh Hủa Phăn (Lào) đã để lại ấn tượng sâu đậm. Thành công của chương trình góp phần củng cố tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới, chính quyền địa phương và Nhân dân khu vực biên giới hai nước cũng như quan hệ giữa hai Quân đội Việt Nam - Lào.

Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bài 2: Đảng lãnh đạo - Tất yếu lịch sử đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bài 2: Đảng lãnh đạo - Tất yếu lịch sử đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(PLVN) -  Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là yêu cầu khách quan, có tính quy luật bảo đảm cho Nhà nước ta là “Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Cho nên, việc giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là lương tâm và trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng LB Nga Alexander Novak

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng LB Nga Alexander Novak
Sáng 23/10 (giờ địa phương), ngay sau khi đến Kazan, Cộng hoà Tatarstan, Liên bang Nga, để dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Alexander Novak; cùng dự có Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Maksim Reshetnikov và Bộ trưởng Công Thương Anton Alikhanov.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Kazan, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị BRICS mở rộng

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Kazan, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị BRICS mở rộng
Sau hơn 8 giờ bay, vào lúc 10h23, theo giờ địa phương (tức 14h23 giờ Hà Nội), ngày 23/10, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Kazan, Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) mở rộng theo lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024.

Bảo đảm tính răn đe, đề cao tính nhân văn trong xử lý người chưa thành niên phạm tội

Đại biểu Phạm Văn Hoà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 23/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Qua thảo luận, các đại biểu thống nhất cao việc dự thảo Luật quy định giáo dục tại Trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý chuyển hướng và quy định rõ từng trường hợp được áp dụng biện pháp này.

Đưa Việt Nam thành điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chào mừng các đại biểu quốc tế tới dự Hội nghị. (Ảnh: QĐND).
(PLVN) - Dự Hội nghị Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam, chiều 22/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam định hướng phát triển ngành Halal Việt Nam trở thành một ngành thế mạnh, đưa Việt Nam trở thành một điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu, một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ Halal trên thế giới.

Thủ tướng dự BRICS mở rộng: Minh chứng cho khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP.
(PLVN) - Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga, từ ngày 23 đến ngày 24/10. Chuyến công tác của Thủ tướng tiếp tục minh chứng cho khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam, khẳng định vị thế là đối tác tin cậy, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế...

Phát triển Trung tâm dữ liệu quốc gia

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trình bày tờ trình tại phiên họp.
(PLVN) - Trung tâm dữ liệu quốc gia khi đưa vào triển khai hoạt động sẽ là tiền đề để thúc đẩy quá trình phát triển và đẩy mạnh khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; góp phần thực hiện mục tiêu nâng tầm chiến lược phát triển kinh tế số của Việt Nam theo kịp các quốc gia trên thế giới, bảo đảm điều kiện cho Việt Nam phát triển và hòa nhập với nền kinh tế số của thế giới.