Ký ức tuổi hoa niên

Ký ức tuổi hoa niên
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bữa ngồi nghe lại giọng đọc cô Tuyết Mai trên radio vừa qua đời, làm tôi nhớ tới thời học sinh cấp 2 với chiếc radio ba tôi mang về.

Khi ba tôi mang chiếc radio về nhà là khi tôi đang học cấp hai. Đó quả là niềm hạnh phúc quá lớn, vì lúc đó tôi như cảm thấy mình được tiếp cận một thế giới mới, được sở hữu thứ mà tôi ao ước.

Tuổi thơ ở nông thôn ngoài chăn trâu, cắt cỏ, bắt cá, ếch, nhái… rồi đi lang thang bẫy chim, ăn trộm hoa quả… đọc đi đọc lại mấy cuốn sách cũ ở nhà thì đúng là không có gì để tôi tiếp cận với thế giới thông tin. Chiếc radio quả là báu vật trong thời điểm đó. Nó khiến tôi thay đổi rất nhiều về sinh hoạt.

Tôi nhớ, chiếc radio đó lắp ráp trong nước chứ không phải của Nhật Bản hay Trung Quốc. Tôi luôn để nó bên cạnh, nghe đủ thứ, tất cả các chương trình từ ca nhạc, hát chèo, nông thôn cho đến thời sự, kể chuyện cảnh giác, cải lương, đọc chuyện đêm khuya… Tôi vui vì không còn phải chạy sang nhà ông Lan để nghe ké radio vào ngày cuối tuần. Không phải ngồi trong nhà họ một cách rón rén, e ngại và không dám nói to khi nghe đài. Ông Lan luôn nghiêm khắc với lũ trẻ chúng tôi, chỉ cần đứa nào đi nghe đài lộn xộn là bị đuổi ra khỏi nhà.

Cảm giác hạnh phúc, tự do của tôi dâng đầy, nhưng tôi cũng phải biết cách phân phối thời gian nghe đài vì tiết kiệm pin. Chiếc đài chạy bằng pin con thỏ nên phải biết cách dè sẻn nếu không tôi sẽ bị hết pin khi muốn nghe những chương trình yêu thích. Ba tôi đi làm xa, vài tuần mới về nhà một lần, nên nếu hết pin coi như tôi không có người cung cấp năng lượng cho chiếc đài. Đã nhiều lần tôi phải mượn pin từ chiếc đèn pin của mẹ tôi để nghe đài. Tôi nghe cho đến khi mấy chiếc pin chảy nước, méo mó…

Giọng cô Tuyết Mai quả là tuyệt diệu, nhẹ nhàng, như lời thì thầm phả vào tuổi mới lớn của tôi, quyến rũ một cách thư thả và trong trẻo. Nhất là các chương trình thời sự hay đọc truyện đêm khuya, chương trình văn nghệ... Cảm giác đêm mùa đông nằm ôm đài nghe đọc truyện đêm khuya thật ấm áp.

Cái đài đã gắn bó với tôi cho đến khi học cấp 3 và khi đi học đại học thì tôi không còn để ý đến nó nữa. Bởi nhà đã có tivi nên cũng không ai thèm nghe radio, tôi cũng có quá nhiều thứ để nghe, xem, trên internet nên việc mở radio nghe thông tin là điều quá ít.

Có lần chợt nhớ, tôi có hỏi ba tôi là chiếc đài đâu rồi, ba nói nó hỏng và bán đồng nát rồi. Ừ nó đã quá cũ rồi, thời thế đổi thay, có những thứ công nghệ khác tốt hơn để phục vụ con người, nên đôi khi vì thế mà người ta vô tình vứt bỏ kỷ niệm.

Giờ đã có tuổi, bằng với tuổi ba khi mang chiếc đài về cho tôi ngày đó, tôi vẫn luôn nhớ chiếc đài nhỏ xinh là khoảng thời gian hạnh phúc của tuổi mới lớn, mang đến cho tôi sự phong phú về tâm hồn nơi thôn dã.

Mọi thứ công nghệ rồi cũng dần lạc hậu theo xu thế phát triển, nhưng với một thế hệ như thế hệ của tôi, dù không hiện đại nhưng thứ công nghệ radio hồi đó là cả một câu chuyện hồi niệm gắn bó trong một quãng thời gian dài. Nó đủ lấp đầy những thiếu thốn về mặt tinh thần và vẽ nên hình hài của cảm giác hạnh phúc.

Chiếc radio không còn, tôi cũng không còn nghe radio từ lâu. Nhưng ký ức chong đèn nghe radio thì thầm thâu đêm để mở ra những điều lý thú thì không thể quên. Kỷ vật có thể mất đi, nhưng kỷ niệm thì không thể mất, nhất là những kỷ niệm của một thời hoa niên.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Cầu mây Việt Nam: Vươn tầm thế giới, khát vọng đầu tư

Đội tuyển cầu mây Việt Nam tại Giải Cúp Cầu mây Thế giới 2025 (ISTAF World Cup 2025)
(PLVN) - Dù liên tục mang về những tấm huy chương danh giá từ các đấu trường quốc tế, khẳng định vị thế cường quốc, nhưng cầu mây Việt Nam dường như vẫn chưa nhận được sự quan tâm và biết đến rộng rãi tương xứng từ công chúng trong nước. .

CLB bóng đá Quảng Ninh FC xuất quân

CLB bóng đá Quảng Ninh FC tổ chức Lễ xuất quân mùa giải hạng Nhì Quốc gia 2025.
(PLVN) - Tối 13/4, tại khách sạn Paddington (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), CLB bóng đá Quảng Ninh FC tổ chức Lễ xuất quân mùa giải hạng Nhì Quốc gia 2025.

Tôn vinh giá trị Áo dài qua chương trình 'Hương sắc Việt Nam'

Tôn vinh giá trị Áo dài qua chương trình 'Hương sắc Việt Nam'
(PLVN) - Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam” nhằm tôn vinh, phát huy giá trị di sản Áo dài và quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đến gần gũi hơn với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.

'Bước chân trên mây' Lần thứ II - Chinh phục đỉnh Tà Xùa đã thành công rực rỡ

Ông Vũ Lê Chung Anh - Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu và ông Vũ Hoài Nam - Tổng biên tập báo Pháp luật Việt Nam trao giải cho 2 vận động viên đạt giải Nhất.
(PLVN) - Giải Leo núi Bước chân trên mây Lần thứ 2 – Chinh phục đỉnh Tà Xùa đã diễn ra thành công ngoài mong đợi. Vào tối ngày 13/4, lễ Tổng kết và trao giải đã long trọng diễn ra tại Khu du lịch Suối khoáng nóng Cường Hải - Trạm Tấu - Yên Bái, với sự tham dự của đại diện lãnh đạo huyện Trạm Tấu, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, các nhà tài trợ và các vận động viên…

Thân thương các tỉnh, thành Việt Nam

Lần thứ hai Bác Hồ về thăm Quảng Ninh vào ngày 4/10/1957. (Ảnh Tư liệu)
(PLVN) - Nếu có dịp đi dọc dài dải đất hình chữ S, chúng ta sẽ thấy mỗi vùng miền đều có những dấu ấn, phong vị riêng. Và đặc biệt, có những địa danh đã trải qua hàng ngàn năm, có những địa danh ra đời trong những giai đoạn lịch sử với những tên gọi đã trở thành một phần di sản, văn hóa...

Một góc nhìn về lược sử hành chính Việt Nam

Một góc nhìn về lược sử hành chính Việt Nam
(PLVN) - Không phải đến bây giờ, Việt Nam mới thực hiện những đợt sắp xếp, chia tách và sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh. Nhìn lại lịch sử, việc tổ chức các đơn vị hành chính dưới các triều đại phong kiến ở Việt Nam có nhiều biến động cả về quy mô và tên gọi các đơn vị hành chính.

Điều ít biết về những nét vẽ đầu tiên của phim hoạt hình Việt Nam

“Đáng đời thằng Cáo” - bộ phim hoạt hình đầu tiên của ngành hoạt hình Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Tại Việt Nam, hành trình phát triển của phim hoạt hình tựa như một bức tranh sống động, rực rỡ sắc màu và đầy cảm xúc. Từ nét vẽ đầu tiên cho đến thành công rực rỡ như hiện tại, đó là công sức của biết bao thế hệ nghệ sĩ đầy đam mê, miệt mài cống hiến với bộ môn được gọi là môn nghệ thuật thứ 8.

Tự hào gọi tên quê hương mình

Tự hào gọi tên quê hương mình
(PLVN) - Hiện nay, việc sắp xếp đơn vị hành chính gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả được Đảng, Nhà nước tập trung thực hiện và được đồng tình cao. Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa qua, Ban chấp hành Trung ương thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)...

Việt Nam ngàn dặm thân thương

Thúy Hằng trong chuyến du lịch đến những địa điểm hấp dẫn ở Việt Nam. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Trong vài năm trở lại đây, người trẻ Việt Nam có xu hướng tìm về với quê hương, nguồn cội. Thay vì đi những tour du lịch “out door”, hiện nay, giới trẻ chọn khám phá địa điểm văn hóa, thiên nhiên tươi đẹp của Việt Nam.

Dung hòa và phát huy sự khác biệt của mỗi vùng miền

Thủ đô Hà Nội ngày càng đẹp sau 17 năm sáp nhập với Hà Tây. (Ảnh: Đinh Mạnh Hà)
(PLVN) - Đất nước ta nổi tiếng với sự đa dạng về văn hóa, trải dài, uốn lượn theo những cung đường hình chữ S. Từ trung tâm chính trị miền Bắc qua miền Trung kiên cường rồi đến vùng đất năng động miền Nam, mỗi vùng miền đều mang trong mình những đặc trưng riêng. Nhận định ấy thể hiện rõ qua sự sinh động về ngôn ngữ, phong tục tập quán và qua ngay cả cách đặt tên các địa danh trên khắp dải đất này.

Dải đất hình chữ S tuyệt đẹp qua ca dao, tục ngữ

“Cổ Loa là đất đế kinh/Trông ra lại thấy tòa thành tiên xây”. (Ảnh: Báo Ảnh).
(PLVN) - Ca dao, tục ngữ, thành ngữ về quê hương ghi lại những bức tranh tuyệt đẹp và sống động về phong cảnh, đặc sản, thói quen, con người của từng vùng miền trên đất nước Việt Nam. Nó giúp ta hiểu hơn về địa danh, con người, lối sống từng địa phương và thêm yêu quê hương - mảnh đất thân thương, là mái nhà ấm áp, là nơi tìm về bình yên nhất của mỗi con người.

Rộn ràng nhịp trống lân sư rồng

Hàng trăm đoàn lân sư rồng đã tham gia biểu diễn tại Bình Dương ghi danh vào sách kỷ lục Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Cuối tháng 3/2025, UBND TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức lễ công bố quyết định Nghệ thuật lân sư rồng của người Hoa được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc công nhận di sản đã góp phần bảo tồn, phát huy nét đẹp truyền thống trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam.

Tấm 'bản đồ tâm hồn' trong tim mỗi người dân nước Việt

Cột cờ Lũng Cú-Hà Giang, nơi địa đầu Tổ quốc. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Trên dải đất hình chữ S của Tổ quốc Việt Nam, mỗi địa danh vang lên không chỉ là tên gọi, danh xưng, mà đó còn là dấu ấn văn hóa, lịch sử, con người của từng vùng đất. Để từ đó hình thành nên bản sắc dân tộc, để mỗi tỉnh, thành là một mảnh ghép của Tổ quốc dấu yêu.