Ký ức những ngày cứu đất nước Chùa Tháp thoát nạn diệt chủng

Người dân Campuchia bịn rịn chia tay Quân tình nguyện Việt Nam
Người dân Campuchia bịn rịn chia tay Quân tình nguyện Việt Nam
(PLO) - Những năm tháng gian lao, chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và cùng quân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng đã lùi vào lịch sử. Nhưng thời gian không thể xóa nhòa những kí ức và chiến công bi hùng ấy. Và càng không thể xóa nhòa trong lòng nhân dân Campuchia về hình ảnh một “Đội quân nhà Phật” đã chiến đấu với tinh thần vô tư, trong sáng.

Sứ mệnh cao cả

Kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng nhân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979-7/1/2019), tối 4/1, tại Nhà hát Quân đội (Hà Nội) đã diễn ra chương trình giao lưu nhân chứng lịch sử chủ đề: “Đội quân nhà Phật” trên đất nước Chùa Tháp.

Hơn 10 năm đồng cam cộng khổ, quân tình nguyện Việt Nam đã sát cánh cùng với Mặt trận đoàn kết Dân tộc cứu nước và nhân dân Campuchia để hồi sinh đất nước Chùa Tháp từ điêu tàn, đau thương. Bộ đội Cụ Hồ đã được nhân dân Campuchia biết ơn, trìu mến gọi là “Đội quân nhà Phật”.

Điểm nhấn của chương trình là phần giao lưu với các nhân chứng qua những câu chuyện, hồi ức của Đại tá Nguyễn Văn Hồng, nguyên Sư đoàn trưởng F309, Mặt trận 479 Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 2, nguyên Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân đoàn 4.

Không chỉ trực tiếp chiến đấu, Đại tá Hồng đã có bốn cuốn sách về chiến trường Campuchia, trong đó cuốn hồi ức “Cuộc chiến tranh bắt buộc” viết năm 2004 đã khắc họa đậm nét cuộc chiến của Quân đội nhân dân Việt Nam tại Campuchia. Cuốn sách đã được dựng thành 10 tập phim. Đại tá Hồng cũng là diễn viên trong một số tập phim này.

Hành trình của cuộc chiến tranh bắt buộc, được những nhà làm phim xây dựng có hệ thống và đầy thuyết phục: Mở đầu là tầm nhìn bao quát về một Đông Dương trước đây với ba nước Việt - Lào - Campuchia gắn bó như một thể thống nhất không thể tách rời; tiếp sau đó là những tập phim đặc tả về quân Khmer Đỏ, về sự phản bội, về tinh thần sát cánh của quân đội Việt Nam giúp nhân dân và quân đội Campuchia, về sự phản công và hồi sinh của đất nước Chùa Tháp và Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh cao cả, vinh quang. Một sứ mệnh phải trả bằng quá nhiều máu và nước mắt.

Bằng những thước phim tư liệu quý giá, những hình ảnh ghê rợn về sự diệt chủng, về tinh thần kiên cường của quân và dân vùng biên giới Tây Nam; về sự giúp đỡ, hy sinh của quân tình nguyện Việt Nam trên đất bạn Campuchia, đem lại cho người xem những cảm xúc mãnh liệt khó quên.

Bộ đội Việt Nam truy bắt tàn quân Pol Pot
Bộ đội Việt Nam truy bắt tàn quân Pol Pot

Bộ phim mang thông điệp mạnh mẽ, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa cao cả, nhân văn và tự hào của dân tộc; thực hiện chính sách nhất quán của Đảng về một biên giới hòa bình, hữu nghị cùng tiến bộ, hợp tác và phát triển.

Vừa cứu dân, vừa truy quét địch  

Đó còn là câu chuyện của hai nhân chứng lịch sử đã có mặt ở Campuchia trong 10 năm chiến đấu và giúp nước bạn hồi sinh: Đại tá Lã Văn Nho, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia, nguyên Trung đoàn phó - Tham mưu trưởng E271, F302, cựu quân tình nguyện Mặt trận 479 và đồng chí Nguyễn Hữu Lộc, nguyên cán bộ E726, Đoàn 7704, Mặt trận 479.

Hai nhân vật đã chia sẻ với chương trình rất nhiều câu chuyện ý nghĩa, thú vị trong hành trình 10 năm chiến đấu và công tác trên đất nước Chùa Tháp…

Với Đại tá Nho, gần 10 năm chiến đấu tại chiến trường Campuchia (chiến trường K) là quãng thời gian đáng nhớ nhất trong cuộc đời quân ngũ. Đó là những tháng ngày ông cùng đồng đội đã dành cả tuổi thanh xuân tham gia sứ mệnh cao cả của dân tộc, tiến hành cuộc chiến tranh tự vệ, thần tốc cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.

Và cũng làm sao có thể quên được khi trong cuộc chiến ấy, biết bao đồng đội của ông, nhiều người đã ngã xuống, có người trở về với một phần máu thịt để lại trên đất nước bạn.

Theo dòng hồi ức của cựu binh Nho, đầu tháng 1/1979, trước sức tiến công như vũ bão của Quân đội nhân dân Việt Nam, lực lượng Pol Pot đã tan rã từng mảng trong khi chính quyền Khmer Đỏ các cấp bỏ chạy.

Hình ảnh giản dị của quân tình nguyện Việt Nam trên nước bạn Campuchia
Hình ảnh giản dị của quân tình nguyện Việt Nam trên nước bạn Campuchia

“Khi tiến hành truy quét tàn quân Pol Pot, trên các trục đường, chúng tôi bắt gặp hàng đoàn người dân Campuchia đói khát, rách rưới, dắt díu nhau, nhiều người mệt lả, ngất xỉu. Đơn vị chúng tôi đã phải dừng lại triển khai cứu dân rồi mới tiếp tục truy quét địch”, ông nhớ lại.

Gần 10 năm tại chiến trường K, ông và đồng đội đã đối mặt với biết bao khó khăn, gian khổ. Với ông cũng như những cán bộ, chiến sĩ Mặt trận 479, thời tiết khắc nghiệt ở những nơi họ hành quân ngang qua cũng khủng khiếp không kém việc phải đối mặt với tàn quân Pol Pot.

“Có những ngày chúng tôi phải hành quân bộ 50-60km đường rừng núi. Khi ấy là vào mùa khô, những cánh rừng khộp mênh mông không kiếm đâu ra giọt nước. Có lần sư đoàn phải dùng xe bọc thép chở nước đến cứu bộ đội rồi sau đó chúng tôi mới tiếp tục hành quân được”, ông Nho kể.

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến đấu chống chế độ diệt chủng Pol Pot, hơn 5 vạn cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã ngã xuống. Máu các anh thấm đỏ đất đai, ruộng đồng xứ bạn để cuộc sống hồi sinh...

Nhiều năm qua, cả Việt Nam và Campuchia đều huy động mọi nguồn lực và phối hợp rất chặt chẽ để tìm kiếm, cất bốc, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Campuchia, để đưa những con người được hai đất nước ghi công, được trở về với đất mẹ Việt Nam…

Đó là câu chuyện Trung úy K’Hiêu Rưm, cảnh sát phòng cháy chữa cháy tỉnh Rattanakiri, Campuchia đã có 14 năm tham gia công việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và Thiếu tá Trần Đức Độ, Phân đội trưởng Đội K53, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum, đã chia sẻ trong phần giao lưu. 

Những năm gần đây, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tây Ninh và các tiểu khu quân sự tỉnh Siem Reap, Otdominchay, Svay Rieng, Pray Veng đã ký kết kết nghĩa phối hợp hoạt động cụ thể, qua đó tiếp tục giúp đỡ nhau xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, tô thắm truyền thống đoàn kết giữa quân đội và nhân dân hai nước, xây dựng biên giới hòa bình hữu nghị hợp tác.

Những điều đó là nền tảng vững chắc giúp cho quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia sẽ ngày càng được vun đắp và phát triển hơn nữa.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của giải ngân vốn đầu tư công. (Ảnh: VGP).

Giải ngân vốn đầu tư công của 5 tỉnh Đông Nam Bộ: Bám sát các giải pháp để triển khai tốt hơn

(PLVN) -  Hôm qua (17/10), tại TP Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Tổ trưởng Tổ công tác số 3 của Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đã làm việc với các tỉnh, TP vùng Đông Nam Bộ là TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Viêng Chăn, bắt đầu thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Viêng Chăn, bắt đầu thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45
14h ngày 17/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Viêng Chăn, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17 - 19/10.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Lễ tiễn Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Đầu giờ chiều nay, 17/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17-19/10/2024 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane.

'Mặt trận phải là hạt nhân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo Đại hội. Ảnh: Quang Vinh
(PLVN) -Phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 (diễn ra sáng 17/10), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, Mặt trận phải là hạt nhân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

MTTQ Việt Nam các cấp hoàn thành thắng lợi nhiều nhiệm vụ đột xuất, phát sinh

 Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa IX Nguyễn Thị Thu Hà trình bày Báo cáo chính trị tại Đại hội. Ảnh: PV
(PLVN) - 5 năm qua, quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, nhất là 5 chương trình hành động đã đề ra và các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh trong thực tiễn.

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Gửi trọn niềm tin và kỳ vọng lớn lao của các tầng lớp Nhân dân

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Gửi trọn niềm tin và kỳ vọng lớn lao của các tầng lớp Nhân dân
(PLVN) - Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X khai mạc trọng thể sáng nay, 17/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội). Đây là sự kiện chính trị - xã hội quan trọng, nhận được sự quan tâm sâu sắc của các tầng lớp Nhân dân trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự và phát biểu tại Đại hội.

Các chương trình phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Phải thực sự tạo được những đột phá, cú hích

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước là đặc biệt quan tâm đến vùng đồng bào DTTS&MN. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Hôm qua (16/10), phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Ủy ban Dân tộc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc triển khai các đề án, chương trình phát triển khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải; phải thực sự tạo được những đột phá, cú hích đối với khu vực và cả vùng.

Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức Lào: Đưa quan hệ hợp tác hai nước tiếp tục trở thành mối quan hệ mẫu mực hiếm có

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào tháng 9/2024. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) -  Từ ngày 17 - 19/10, nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45).

Nâng cao chất lượng giám sát tối cao của Quốc hội

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện Nghị quyết số 43 về phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, một số dự án quan trọng quốc gia. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đặt ra yêu cầu tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, góp phần tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hoạt động thiết thực của lực lượng quân y hai nước Việt Nam - Lào

Thượng tướng Vongkham Phommakone (thứ 2 từ phải sang), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lào kiểm tra, động viên lực lượng thầy thuốc quân y hai nước.
(PLVN) - Hoạt động khám, chữa bệnh chung, cấp thuốc miễn phí cho người dân khu vực biên giới Việt - Lào của lực lượng quân y hai nước đã góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho người dân khu vực biên giới; đồng thời là dịp để cán bộ, nhân viên quân y hai nước giao lưu, chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau về nghiệp vụ y học, góp phần củng cố tình đoàn kết, hữu nghị giữa Nhân dân, Quân đội và ngành quân y hai nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.
Tiếp tục chương trình làm việc tại Quảng Trị, chiều 16/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp gắn với phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Đoàn đại biểu dự Đại hội toàn quốc MTTQ Việt Nam vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu tham dự Đại hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: PV
(PLVN) - Sáng 16/10, tại Thủ đô Hà Nội, trước khi diễn ra khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 (Đại hội), các vị trong Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam khóa IX, Trưởng các đoàn đại biểu và người Việt Nam ở nước ngoài về tham dự Đại hội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Anh hùng Liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ, đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc

Đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc
(PLVN) - "Các Bộ, ngành, địa phương cần quán triệt và tập trung thực hiện quan điểm “chỉ bàn làm, không bàn lùi” với tinh thần quyết tâm cao, “vượt nắng, thắng mưa” để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra về thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL... Quyết tâm đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển hạ tầng Đồng bằng sông Cửu Long

Hội nghị phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 16/10, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Sự cố gắng không ngừng nghỉ trong công tác lập pháp

Hội nghị Ban Cán sự đảng Chính phủ với Đảng đoàn Quốc hội về Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
(PLVN) - Kỳ họp thứ 8 (dự kiến khai mạc ngày 21/10/2024) của Quốc hội khóa XV, công việc lập pháp rất nặng nề. Dự kiến lập “kỷ lục” mới, Chính phủ sẽ trình 81 hồ sơ, tài liệu, báo cáo, trong đó có 25 dự án luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua.

Gắn phong trào thi đua 'Dân vận khéo' với xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Bí thư Đảng ủy Khối Nguyễn Văn Thể phát biểu tại Tọa đàm. (Ảnh: Xuân Lộc)
(PLVN) - Hôm qua (15/10), tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương (Đảng ủy Khối) đã tổ chức Tọa đàm: Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình “Dân vận khéo” trong Đảng bộ Khối. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2024) và 25 năm “Ngày Dân vận của cả nước” (15/10/1999 - 15/10/2024).