Ký ức ngày Độc lập

Đại tá Nguyễn Văn Sinh kể về khí thế cách mạng trong ngày Quốc khánh 2/9/1945 cho đoàn viên, thanh niên.
Đại tá Nguyễn Văn Sinh kể về khí thế cách mạng trong ngày Quốc khánh 2/9/1945 cho đoàn viên, thanh niên.
(PLVN) - Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, ngày Tết Độc lập năm nay có thể không được rộn ràng, nhộn nhịp như các năm trước để phòng chống dịch bệnh. Nhưng đối với mỗi người dân Việt Nam, ngày Quốc khánh không chỉ đặc biệt ở cờ, hoa, biểu ngữ…, mà ở trong lòng người dân. 

Cảm xúc ngày Độc lập của những nhân chứng lịch sử

Cách đây 76 năm, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Những âm hưởng hào hùng, niềm hạnh phúc vỡ òa trong lời ca và nước mắt của ngày Độc lập vẫn khắc sâu trong trái tim của nhiều thế hệ người dân Việt Nam.

Để có được niềm tự hào ấy, dân tộc Việt Nam đã phải đi qua bao cuộc đấu tranh, phải đánh đổi biết bao xương máu.

Tinh thần đoàn kết, kiên cường của dân tộc là nguồn động viên, khơi dậy lòng nhiệt huyết và trách nhiệm xây dựng, phát triển đất nước của người Việt Nam hôm nay. Ngày 6/4/2020, ông Vũ Tiến Nhuệ (93 tuổi đời, 73 tuổi Đảng) - lão thành cách mạng, thương binh thời kỳ chống Pháp, sinh sống tại phường Minh Phương, TP Việt Trì, Phú Thọ đã ủng hộ 1 tấn gạo cho cơ sở cách ly tỉnh Phú Thọ để chung tay phòng, chống dịch COVID-19.

Ông Nhuệ hàng ngày xem ti vi, theo dõi thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp ở trong nước và thế giới. Biết tin về lời kêu gọi toàn dân tham gia ủng hộ phòng, chống dịch bệnh, ông đã dùng số tiền tiết kiệm của mình để mua gạo ủng hộ.

Ông Nhuệ hoạt động cách mạng từ năm 17 tuổi, trực tiếp tham gia mít tinh biểu tình giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 tại Phú Thọ. Cùng với hàng triệu đồng bào cả nước lúc bấy giờ, những người con quê hương Đất Tổ đã ôm chầm lấy nhau, sung sướng, hạnh phúc đến trào nước mắt. Sống, chiến đấu và cống hiến trọn đời cho dân tộc, ông Nhuệ đã chứng kiến bao thăng trầm, đổi thay từ những ngày đầu Độc lập cho đến nay khi đất nước đổi mới và hội nhập quốc tế.

Năm 1945, Đại tá Nguyễn Văn Sinh (tổ 7, phường Hưng Thành, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang - người được vinh dự 3 lần gặp Bác Hồ) mới 16 tuổi. Năm nay 92 tuổi, ông Sinh bồi hồi nhớ lại khoảnh khắc thiêng liêng mãi khắc sâu vào trí nhớ: Trước ngày Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, không khí khắp nơi đã rộn ràng lắm. Nhà nào nhà nấy đều hân hoan, phấn khởi. Hồi ấy không có đài, có ti vi nên mọi người chỉ truyền tai nhau và được nghe Việt Minh tuyên truyền. Đúng ngày 2/9, già trẻ, gái trai đổ ra khắp các con đường, hô vang khẩu hiệu “Hồ Chí Minh muôn năm”.

Đại tá Sinh tâm sự: “Khí thế của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 đã thôi thúc tôi lên đường nhập ngũ khi 19 tuổi. Sau đó, tôi được bổ sung vào Trung đoàn 246 - Trung đoàn bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu ATK. Lần đầu tiên, tôi được gặp Bác tại Đại hội Đoàn Thanh niên cứu quốc lần thứ II tại Hà Nội. Hai lần sau, tôi được gặp Bác khi Người trở lại thăm Tuyên Quang năm 1961”.

Còn ông Đỗ Tiến (90 tuổi, ở tổ 16, phường Tân Quang, TP Tuyên Quang, nguyên giảng viên Học viện Lục quân) thì tham gia vào Đội Nhi đồng cứu quốc từ khi là cậu bé con. Đúng ngày Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, Đỗ Tiến cùng các thành viên trong Đội Nhi đồng theo các tổ chức cách mạng đi diễu hành dọc các con phố của khu chợ Tam Cờ, đường Tân Quang. Cậu còn cùng các thành viên trong Đội len lỏi vào rạp chiếu phim, nhà hát để rải truyền đơn tuyên truyền cho cách mạng và ngày độc lập giành chính quyền trong cả nước. Từng đoàn người diễu hành dưới lá cờ đỏ sao vàng như những dòng thác đổ về trung tâm của khu chợ Tam Cờ, ai nấy đều sục sôi khí thế cách mạng.

Được chứng kiến khí thế cách mạng sôi nổi ấy, chàng trai trẻ Đỗ Tiến quyết tâm lên đường nhập ngũ. Ông tham gia nhiều trận đánh trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Khi đất nước thống nhất, ông được đi học và trở thành giảng viên của Học viện Lục quân.

Ông Tiến chia sẻ: “Những năm tháng còn trẻ, chính khí thế Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 đã ghi sâu vào tôi để từ đó cho tôi ý chí, khát khao hiến dâng tuổi xuân cho cách mạng”.

Ông Vũ Tiến Nhuệ ủng hộ 1 tấn gạo cho cơ sở cách ly tỉnh Phú Thọ chung tay phòng, chống dịch COVID-19.Ông Vũ Tiến Nhuệ ủng hộ 1 tấn gạo cho cơ sở cách ly tỉnh Phú Thọ chung tay phòng, chống dịch COVID-19.

Sức mạnh chiến thắng từ tình đoàn kết muôn người như một

Cách mạng Tháng Tám đã tạo nên một cao trào cách mạng rộng khắp, mạnh mẽ chưa từng thấy với đông đảo lực lượng tham gia, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, mọi thành phần kinh tế, mọi giới và mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.

Trong lời Tuyên ngôn khai sinh nước Việt Nam độc lập 76 năm trước, Hồ Chủ tịch nhắc đến hai giá trị quan trọng: lòng nhân đạo và sự gan góc chiến đấu cho lẽ phải - những phẩm giá để dân tộc Việt Nam có một chỗ đứng trong cộng đồng thế giới.

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 đã trở thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện lời thề thiêng liêng trong ngày Lễ Độc lập: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Cả biển người hân hoan trong niềm vui độc lập năm 1945.
Cả biển người hân hoan trong niềm vui độc lập năm 1945.

Với tinh thần đó, cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong suốt 76 năm qua. PGS.TS Phạm Ngọc Anh - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đánh giá: “Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là cuôc̣ hôi sinh vĩ ̀ đại của một dân tộc biết nương tựa vào nhau, chung sức đồng lòng vì lẽ phải, lương tri và những giá trị làm người cơ bản”.

Tiếng hô vang Lời thề Độc lập trong ngày lập nước như đã kết nối muôn trái tim người dân đất Việt đoàn kết cùng nhau, chung sức, đồng lòng giương cao cờ đỏ sao vàng tiến lên trong quá trình cách mạng, vượt qua muôn vàn gian khó, hy sinh để bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, quyền tự quyết của dân tộc và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi người dân.

Thời gian trôi qua, ý Đảng, lòng dân đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, con tàu cách mạng Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn để vượt trùng khơi. 76 năm ấy, tình đoàn kết muôn người như một đã giúp Việt Nam làm nên chiến thắng hai đế quốc hùng mạnh và đang khẳng định vị thế Việt Nam ngày càng cao trên trường quốc tế. Kết quả đất nước chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng với tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức khá cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện; ổn định chính trị - xã hội được giữ vững; quốc phòng - an ninh được bảo đảm; thể chế pháp luật ngày càng hoàn thiện; mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế và đóng góp tích cực, có trách nhiệm cho hòa bình, hợp tác tại khu vực và trên toàn cầu. 76 năm đã qua, những giá trị dân chủ, công bằng của Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 đang tiếp sức cho dân tộc Việt Nam đi tới với niềm tin vững chắc.

Bản Tuyên ngôn Độc lập đã và đang là những sức mạnh tinh thần để dân tộc Việt Nam xây dựng, phát triển đất nước, viết tiếp những dấu ấn trong trang sử vẻ vang của dân tộc.

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.