Ký ức khó quên của nghệ sỹ Việt về ngày 30/4/1975

Ký ức khó quên của nghệ sỹ Việt về ngày 30/4/1975
(PLVN) - "Một tháng sau đó, má và hai chị em tôi được thu xếp đi xe đò chung với cơ quan suốt một tuần, chịu đựng biết bao gian khó từ Hà Nội vào Sài Gòn", diễn viên Hiền Mai nhớ lại.

30/4 là ngày lịch sử trọng đại đối với dân tộc Việt Nam. Và với nhiều nghệ sĩ, ngày này còn gắn liền với những kỷ niệm khó quên.

Hiền Mai và thói quen 11h20 phút phải đi ngang Dinh Độc Lập 

Tôi được sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Tuổi thơ của tôi đã trải qua những tháng ngày êm ấm và hạnh phúc nhưng ba má tôi luôn đau đáu mong chờ ngày đất nước được hòa bình để trở về Sài Gòn đoàn tụ với bà nội đang ngày đêm nóng lòng chờ đợi giây phút sum họp gia đình.

Ba tôi - nhà văn Trang Nghị, chính gốc "người Sài Gòn" nhưng ra miền Bắc tập kết vào năm 1954, làm biên tập viên tuần báo Văn Nghệ. 

Má tôi khi đó là nhà báo Lê Thị Bi (bút danh Hiền Trang), phụ trách biên tập toàn bộ bài viết cho tuần báo Thống Nhất, tờ báo chuyên dành cho công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Tại tòa soạn báo Thống Nhất ở số 80 trên con phố Nguyễn Du, gia đình tôi cùng sống chung trong căn phòng tập thể khá nhỏ nhưng luôn hạnh phúc. Điều thú vị là ba má tôi đã lấy bút danh Hiền Trang để đặt tên cho người chị hai của tôi.

Hiền Mai và mẹ, cựu nhà báo, biên tập tuần báo Thống Nhất, tờ báo chuyên dành cho công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Hiền Mai và mẹ, cựu nhà báo, biên tập tuần báo Thống Nhất, tờ báo chuyên dành cho công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Tôi vẫn còn nhớ như in, đúng ngày 30/4/1975 khi nghe tin miền Nam hoàn toàn giải phóng thì ba má tôi đã ôm nhau khóc nức nở cùng với hàng triệu đồng bào miền Bắc. 

Ba tôi ngay lập tức phải tạm chia tay gia đình theo đề nghị của cấp trên để bay vào Sài Gòn ngay ngày 1/5/1975 để kịp đưa tin về khoảnh khắc lịch sử này. Một tháng sau đó, má và hai chị em tôi được thu xếp đi xe đò chung với cơ quan suốt một tuần, chịu đựng biết bao gian khó từ Hà Nội vào Sài Gòn. 

Gia đình tôi được bố trí ở tại một chung cư cũ của người Mỹ để lại khi tháo chạy. Chung cư nằm trên con đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa gần ngay Dinh Độc Lập. 

Ba tôi lập tức đến thăm bà nội và đây cũng là khoảnh khắc "lịch sử" đoàn viên sau 21 năm xa cách (1954-1975) của gia đình. 

Một tháng sau đó, cả gia đình tôi cùng đi đến ngắm nhìn Dinh Độc lập và cả nhà ôm nhau khóc vì hạnh phúc. 

Lúc đó thực phẩm hàng tiêu dùng rất khan hiếm và đắt đỏ kinh khủng nhưng cả gia đình tôi được bà nội "tiếp tế" và chăm sóc trong suốt giai đoạn khó khăn này.

Bởi vậy hằng năm tới ngày 30/4 tôi luôn có cảm giác thật kỳ lạ và có thói quen cứ đúng 11 giờ 20 phút phải đi ngang Hội trường Thống Nhất (tên gọi khác của Dinh Độc Lập sau này) để nhớ lại và hình dung lại giây phút lịch sử này vì tôi chưa được tận mắt chứng kiến. 

Tôi luôn mong các thế hệ sau này hãy ghi nhớ công lao của những người đã âm thầm góp phần làm nên ngày lịch sử trọng đại này!

Hiền Mai luôn tự hào về truyền thống cách mạng của gia đình (ảnh trong bài do NVCC).
 Hiền Mai luôn tự hào về truyền thống cách mạng của gia đình (ảnh trong bài do NVCC).

Ca sĩ Đoan Trường và ký ức "Anh Giải phóng quân"

Tôi được sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn. Nhà gần sát Dinh Độc Lập. Cậu Hai của tôi là cán bộ nằm vùng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ tại Cần Thơ nhưng cả gia đình đều không biết. Cứ vài tháng một lần, cậu Hai và vài "người bạn" hay lên Sài Gòn thăm em gái là mẹ tôi.

Buổi sáng 30/4 lịch sử đó đã đi vào trí nhớ tôi một cách sâu sắc và mạnh mẽ. Tôi nghe tiếng súng, tiếng xe cảnh sát và tiếng la hét, tiếng chân chạy huỳnh hịch ngoài đường phố, tiếng người í ới gọi nhau đi "hôi của" làm tôi sợ và khóc thét lên. 

Ba tôi phải khóa kín hết cửa và cả gia đình chui xuống hầm trú ẩn đào ngay dưới gầm giường. Khoảng gần 2 giờ trưa ngày 30/4/1975, cậu Hai tôi trong trang phục "anh Giải phóng quân" xuất hiện bất ngờ ở nhà tôi. 

Cậu đến nhà động viên, chia sẻ niềm vui thống nhất đất nước và tất cả cùng nhau ra đường để đón chào các anh em chiến sĩ vào tiếp quản Sài Gòn và tiếp tế thêm thức ăn, nước uống cho mọi người. 

Kỷ niệm mà tôi nhớ nhất là được một anh chiến sĩ cho đội một chiếc nón tai bèo và công kênh trên lưng giữa một rừng người đầy hoa, cờ, nón và… nước mắt ngay trước Dinh Độc Lập!

Ca sĩ Đoan Trường và mẹ.
 Ca sĩ Đoan Trường và mẹ.

Từ nhỏ, tôi luôn được mẹ dạy dỗ cách sống sao cho thật tốt để xứng đáng với những gì mà thế hệ cha ông đã hy sinh. 

Mỗi khi hát các ca khúc truyền thống, tôi cảm thấy tự hào vì ngoài tình cảm, tình đồng chí trong từng ca từ thì tận sâu trong tim tôi cũng nghĩ đó chính là "nghĩa vụ" của một người nghệ sĩ. Tôi luôn tự hào mình là công dân của năm 1975 và được tận mắt chứng kiến giờ phút lịch sử vĩ đại này cho dù 45 năm đã trôi qua. 

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Đọc thêm

Các thí sinh với trang phục dân tộc tại bán kết 'Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024'

Các thí sinh với trang phục dân tộc đại diện cho bản sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em. (ảnh BTC)
(PLVN) - Các thí sinh với trang phục dân tộc đại diện cho bản sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em. Tiết mục đã khiến tất cả mọi người trong như vừa được sống lại với không khí hào hùng và mang đầy hào khí của dân tộc Việt Nam qua hơn 4.000 năm lịch sử tại đêm Bán kết “Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024 - Miss Brand VietNam 2024” vừa diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Nhạc Trịnh qua phong cách jazz

Nhạc Trịnh qua phong cách jazz do ca sĩ Quỳnh Phạm thể hiện vừa phóng khoáng vừa có chút tự sự. (Ảnh: Hanoi Blues Note)
(PLVN) - Trong Album “Rồi như đá ngây ngô”, 5 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được ca sĩ Quỳnh Phạm thể hiện theo phong cách jazz của riêng cô, vừa có chút phóng khoáng vừa có chút tự sự, trong không khí lắng đọng đến từ những trải nghiệm cuộc đời.

Phần thi mới lạ xuất hiện ở Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Phần thi mới lạ xuất hiện ở Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại TP HCM, các thí sinh Hoa hậu Quốc gia Việt Nam tham gia 2 phần thi: Người đẹp tài năng và Người đẹp nữ công gia chánh. Phần thi Người đẹp nữ công gia chánh là phần thi mới lạ, mang tinh thần tôn vinh văn hóa và truyền thống của người phụ nữ Việt.

Dương Trà Giang đăng quang Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024

Dương Trà Giang đăng quang Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024
(PLVN) - Tối 15/12, tại Quảng trường Biển Marina Bay, TP Hạ Long, Quảng Ninh, vượt qua 26 thí sinh nổi bật, Dương Trà Giang, người đẹp đến từ Trường Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc Gia Hà Nội xuất sắc đăng quang, trở thành tân Hoa hậu cuộc thi Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024.

Sẽ diễn ra Concert 3 Anh trai vượt ngàn chông gai tại TP. HCM vào tháng 3/2025

Concert 2 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai diễn ra vào tối qua (14/12) tại Vinhomes Ocean Park 3 (Ảnh: Page Anh trai vượt ngàn chông gai).
(PLVN) - Tối qua (14/12), Concert 2 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai đã diễn ra thành công tại Vinhomes Ocean Park 3 (tỉnh Hưng Yên). Đêm diễn kéo dài khoảng 5 giờ đồng hồ, 31 anh tài cùng dàn khách mời mang đến nhiều tiết mục âm nhạc được đầu tư công phu, chỉn chu thu hút hàng ngàn khán giả tham gia. Các "anh trai" đã làm nên hiện tượng chưa từng có ở thị trường nhạc Việt.

Chuyện tình đẹp như mơ của “Đôi song ca miền thùy dương”

Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết được biết đến với mối tình thủy chung. (Nguồn: Thegioigiaitri)
(PLVN) - Vào thập niên 50, 60, cặp đôi danh ca Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết là một trong những “ngôi sao” của làng tân nhạc Việt Nam. Gần 60 năm bên nhau, cặp đôi Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết không chỉ ghi dấu trong lòng người hâm mộ bằng những câu hát rung động lòng người, mà còn bằng mối tình sắt son, thủy chung của cả hai.

Xiếc 'Đám cưới chuột' sắp 'trình làng'

“Đám cưới chuột” đậm chất lễ hội dân gian qua ngôn ngữ xiếc (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Chương trình xiếc tạp kỹ “Đám cưới chuột” được dàn dựng thông qua ngôn ngữ hành động của xiếc với các thể loại: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật… để kể lại một câu chuyện vừa hài hước, hóm hỉnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục một cách hấp dẫn, đậm chất lễ hội dân gian.

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.