Kỳ tích 'đua' với thời gian để ghép tay nữ sinh bị nạn ở đèo Hải Vân

Kỳ tích 'đua' với thời gian để ghép tay nữ sinh bị nạn ở đèo Hải Vân
(PLO) - Sau hơn 3 tiếng đứt lìa khỏi cơ thể, cánh tay “bị lạc” của nữ sinh Kiên Giang, trong vụ tai nạn ở đèo Hải Vân, đã được ghép nối lại. Ca phẫu thuật kéo dài 5 tiếng là kỳ tích của những "bàn tay vàng" ngành y.

Vụ tai nạn xe rơi xuống vực ở đèo Hải Vân xảy ra vào khoảng 12 giờ 30 (8.1) thì đến gần 13 giờ 30 cùng ngày, các nạn nhân mới được đưa lên khỏi vực, trong số này có 11 nạn nhân bị thương nặng được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đà Nẵng. Trong số này, nghiêm trọng nhất là trường hợp cánh tay trái của nữ sinh Ngô Thị Su Sal (20 tuổi) bị đứt lìa đến gần sát vai, phần vai cũng bị dập nát.

Chạy đua với thời gian “vàng” để ghép cánh tay bị đứt

Ngay khi Su Sal được đưa vào viện, ê kíp bác sĩ trực cấp cứu và đội trực cấp cứu thảm họa của Bệnh viện Đà Nẵng đã đánh giá chớp nhoáng tình trạng đứt gãy, tiên lượng có thể thực hiện ghép nối. Tuy nhiên, phần cánh tay bị đứt không đi cùng với nạn nhân vào viện nên ngay lập tức các bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng kết nối với lực lượng cấp cứu hiện trường của Trung tâm cấp cứu 115 để bằng mọi giá tìm lại cánh tay đứt gãy của cô sinh viên.

Hơn 1 giờ sau khi Su Sal nhập viện và được thực hiện các bước xử lý vết thương ban đầu, phục vụ quá trình ghép nối khi có thể, thì cánh tay trái của cô được tìm thấy. “Cánh tay trái được ướp đá đưa đến bệnh viện thì cũng vừa hội chẩn viện xong để ca phẫu thuật được thực hiện ngay lập tức, chạy đua đảm bảo thời gian “vàng” cho phẫu thuật và phục hồi của bệnh nhân”, ThS Bác sĩ Phạm Trần Xuân Anh, Phó Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, người trực tiếp chỉ huy ê kíp phẫu thuật ghép nối cánh tay cho Su Sal cho biết.

Trong suốt gần 5 tiếng đồng hồ phối hợp các liên chuyên khoa, khoa phẫu thuật ghép nối cánh tay đã thành công bước đầu. “Đánh giá chuyên khoa, hiện trạng của nạn nhân sau 1 ngày phẫu thuật ghép nối - đó là các chi nối được nuôi dưỡng hồng, ấm, bàn tay hồng ấm nhìn thấy rõ…”, bác sĩ Xuân Anh nói.  

Cũng theo bác sĩ Xuân Anh, điểm khó nhất của ca ghép này là phần đứt lìa bị dập nát chứ không sắc gọn như vết dao cắt. Và phần dập này bắt buộc phải bị loại bỏ mới có thể tiến hành ghép nối. Phần xương cánh tay cũng phải được cắt và rút ngắn gần khoảng 3 phân. Có thể nói, các bước nối động mạch, tĩnh mạch và mạch máu của hệ thống thần kinh đã hoàn hảo.

Lật tung từng vạt cây rừng để tìm... cánh tay

Cánh tay trái đeo chiếc đồng hồ xinh xắn cứ ám ảnh thiếu tá Hoàng Văn Dũng, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) bởi chính anh là người tìm thấy nó, khi mọi nỗ lực gần như bế tắc.

Thiếu tá Dũng kể lại: “Sau khi đưa tất cả các nạn nhân ra ngoài, chúng tôi hay tin một nạn nhân bị đứt lìa cánh tay trái nên tôi yêu cầu anh em bộ đội quay lại tìm kiếm”. Lúc này, mặc dù chiếc xe bẹp dí nhưng mọi người không bỏ sót chỗ nào với hy vọng tìm thấy cánh tay nhanh nhất có thể, để ghép nối.

Mọi ngóc ngách, từng vạt cây rừng được lật tung lên nhưng không ai tìm thấy. “Khi gần như vô vọng, chúng tôi quay lại mặt đường trên đèo. Lúc này, bất ngờ tôi nhìn thấy vật màu trắng nằm khá sát đường. Khi lại gần thì đó chính là cánh tay của em nữ sinh viên. Trên tay còn đeo chiếc đồng hồ…”, thiếu tá Dũng xúc động.

Kỳ tích 'đua' với thời gian để ghép tay nữ sinh bị nạn ở đèo Hải Vân - ảnh 2
Thiếu tá Hoàng Văn Dũng, Chính trị viên Phó Đồn biên phòng Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) kể lại quá trình tìm kiếm cánh tay đứt lìa cho Su Sal

ẢNH: HOÀNG SƠN

Ngay lập tức, thiếu tá Dũng kêu gọi mọi người tìm nước đá để ướp lạnh cánh tay để không bị phân hủy. “Tôi thấy cánh tay như bị vết chém sắc nhưng đã bị dập nát khá nhiều. Hy vọng có thể ghép nối”, thiếu tá Dũng nói.

Ê kíp trực tiếp phẫu thuật cho Su Sal, ngoài bác sĩ Xuân Anh với thâm niên hơn 15 năm ghép các chi, bộ phận đứt rời, còn có các bác sĩ ngoại khoa được xem là những “bàn tay vàng” phẫu thuật ngoại khoa ghép nối của hai khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình và Ngoại bỏng tạo hình của Bệnh viện Đà Nẵng.

Thêm vào đó, một điểm khó khác đó là quá trình phục hồi chức năng vận động cho cánh tay sau khi ghép. Theo các bác sĩ, Su Sal có thể sẽ phải trải qua thêm vài lần phẫu thuật mới đảm bảo quá trình phục hồi, thời gian phục hồi chức năng tiên liệu cũng sẽ kéo dài và khá khó khăn.

“Biết là khó để có thể khôi phục cánh tay cho cô ấy, nhưng chúng tôi vẫn cố hết sức. Đây là nỗ lực chia sẻ cuối cùng và hết sức với người bị nạn của các y bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng, vì cô ấy còn quá trẻ, còn cả tương lai phía trước và bối cảnh của vụ tai nạn quá thương tâm...”, bác sĩ Xuân Anh trải lòng.  

Trước đó, vào khoảng 12 giờ 30 ngày 8.1, tại Km 898+200 thuộc đèo Hải Vân (thị trấn Lăng Cô, Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế), tài xế Trương Anh Minh (48 tuổi, ngụ P.3 TP.Sóc Trăng, Sóc Trăng) điều khiến xe ô tô BS 51B - 229.30 đi theo hướng Đà Nẵng - Huế. Phụ xe là Ngô Văn Long (21 tuổi, ngụ xã An Ninh, H.Châu Thành, Sóc Trăng). Khi đến vị trí trên, xe rơi xuống vực khoảng 30m sau khi lật đến 4 vòng.

Trên xe chở theo 21 người là sinh viên Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Kiên Giang. Ngoài nạn nhân Vũ Thị Thảo tử nạn trên đường đến bệnh viện, còn có một nữ nạn nhân bị đứt lìa cánh tay trái đã được phẫu thuật ghép nối, 10 người đa chấn thương nhưng đã qua cơn nguy kịch.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.