Kỳ thú ngôi làng trồng 111 cây xanh mừng ...đẻ con gái!

Trồng 111 cây xanh để ăn mừng sự ra đời của bé gái.
Trồng 111 cây xanh để ăn mừng sự ra đời của bé gái.
(PLO) -Khi nhắc đến trẻ em gái ở Ấn Độ, có lẽ nhiều người sẽ chỉ đến chuyện những bé gái bị hãm hiếp, bạo lực, bắt cóc, ép cưới, bị giết hoặc không thì cũng luôn bị phân biệt đối xử và chẳng có chút tiếng nói nào trong xã hội... Tuy nhiên, có một ngôi làng mang tên Piplantri, nơi mà có lẽ trẻ em gái sinh ra lần đầu tiên được coi trọng. 

Piplantri là một trong rất nhiều ngôi làng ở Huyện Rajasthan, Ấn Độ, với dân số khoảng hơn 8000 người. Ở ngôi làng đặc biệt này, mỗi khi một bé gái chào đời, mọi người trong gia đình sẽ không tổ chức ăn mừng theo cách thông thường như làm tiệc, tặng quà như váy hay búp bê... mà sẽ trồng 111 cây xanh. 

Phong tục ăn mừng đẹp

Trong khi đối với hầu hết người Ấn Độ, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ luôn hiện diện, người ta coi trọng nam giới và chỉ thích sinh con trai thì đối với sự ra đời của một bé gái được coi mà một gánh nặng cho gia đình, bởi khi  muốn gả con gái cho một chàng trai nào đó, gia đình cô dâu sẽ mất một khoản chi phí lớn dành cho của hồi môn.

Kết quả là, con gái thường không được coi trọng như nam giới, bị phân biệt đối xử, bị buộc phải kết hôn trước 18 tuổi và không được đi học đầy đủ...  

Nhưng truyền thống của ngôi làng Piplantri dường như đã phá vỡ cái xu hướng và suy nghĩ tiêu cực của xã hội Ấn Độ, sự ra đời của một bé gái trở thành một việc tốt lành.

Việc trồng cây để chào đón sự ra đời của bé gái ở làng Piplantri đã một phần nào đó góp sức vào công cuộc bác bỏ những hạn chế lịch sử, sự phân biệt đối xử và mang một thông điệp yêu thương, hy vọng có thể thay đổi cách nhìn, thái độ và cách đối xử đối với phụ nữ. 

Được biết, phong tục này mới được hình thành mấy năm gần đây bởi một người đàn ông có tên Shyam Sundar Paliwal, cựu trưởng làng của ngôi làng Piplantri nhỏ bé. Thật không may mắn và đau lòng khi đứa con gái nhỏ của ông là Kiran đã qua đời từ khi còn nhỏ.

Vì quá tiếc thương con gái của mình, nên Shyam Sundar Paliwal đã trồng 111 cây xanh để tỏ lòng thương nhớ. Ông cho rằng, cần phải làm một điều gì đó để thay đổi tư duy tiêu cực đã tồn tại quá lâu trong xã hội, khiến những bé gái phải chịu thiệt thòi.

Chính vì vậy, sáng kiến trồng 111 cây xanh ra đời, có thể nói nó không chỉ thúc đẩy kinh tế mà còn thúc đẩy bình đẳng giới. Ông cũng mong muốn toàn bộ dân làng của ông sẽ trân trọng cuộc sống của mỗi bé gái khi các em ra đời. Cho đến nay, truyền thống này vẫn được dân làng duy trì và phát huy mạnh mẽ, mặc dù ông Shyam Sundar Paliwal đã không còn là trưởng làng. 

Dùng cây nha đam chế biến thành nhiều sản phẩm, phát triển kinh tế.
Dùng cây nha đam chế biến thành nhiều sản phẩm, phát triển kinh tế. 

Phạt tiền nếu bất mãn vì sinh con gái

Trung bình cứ mỗi năm, dân làng sinh ra khoảng 60 bé gái và gần đây khắp làng đã mọc thêm hơn 250. 000 cây thuộc nhiều giống khác nhau như cây xoan chịu hạn, cây hồng mộc Ấn Độ hoặc cây xoài. Cộng đồng gồm 8000 dân cư này không chỉ trồng cây mà còn tâm huyết vun tưới để cây sống tốt và đơm hoa kết trái khi các cô gái nhỏ trưởng thành.

Được biết, để chào mừng ngày sinh của từng bé gái sinh ra trong làng, người dân sẽ trồng đủ số cây đó trên các bãi đất công của Piplantri, và tất cả họ phải đảm bảo những cái cây phải được chăm sóc đến khi thành trưởng thành.

Ngoài ra, không chỉ trồng cây để ăn mừng, ngôi làng còn lập ra một hội đồng, mà hội đồng này nếu phát hiện ra gia đình nào cảm thấy bất mãn vì sinh con gái, sẽ thu 21000 rupi Ấn Độ (tương đương 7.300.000VNĐ) từ dân làng và 10000 rupi Ấn Độ (tương đương 3.500.000VNĐ) từ người bố.

Số tiền này được đầu tư vào trái phiếu quốc gia trong vòng 20 năm để đảm bảo nguồn tài chính cho chính bé gái và cũng giúp cho gia đình cô gái có được chút của hồi môn khi đi lấy chồng. Chính việc làm này đã khiến nhiều người dân ở đây giờ đã bớt đi phần nào lo lắng cho cuộc sống trong tương lai của những bé gái của họ. 

Không chỉ dừng lại ở đây, ông Shyam còn yêu cầu các bậc cha mẹ phải ký vào một bản cam kết hợp pháp, rằng sẽ chỉ cho con gái đi lấy chồng khi đủ 18 tuổi và cho các bé đi học đầy đủ...

Ông Gehrilal Balai, một trong những người cha đã trồng 111 cây giống năm ngoái khi vợ ông sinh ra một bé gái, nói với phóng viên tờ Hindustan Times rằng, “ông cảm thấy vô cùng hạnh phúc mỗi khi ông ôm và ru con gái ngủ ngay tại nơi ông đã trồng cây xanh. Đó quả thực là một điều thiêng liêng và ý nghĩa!”. 

Cây xanh được trồng ở đây dần dần đã trở thành biểu tượng của những bé gái, khiến cho các bé cảm thấy hạnh phúc và thiêng liêng khi mình là một thứ gì đó quý giá đối với ngôi làng. Thực sự, trồng cây xanh đã tạo nên sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên, là nền tảng tương lai bền vững cho các thành viên trong ngôi làng Piplantri này. 

Trồng 111 cây xanh để ăn mừng sự ra đời của bé gái.
Trồng 111 cây xanh để ăn mừng sự ra đời của bé gái. 

Trồng nha đam gia tăng thu nhập

Sau khi trồng cây xanh, để bảo vệ và chăm sóc cây thật tốt và đảm bảo rằng hàng cây biểu tượng cho sự chào đời của các bé gái không bị mối đục khoét, dân xứ Piplantri đã trồng hơn 2,5 triệu cây nha đam xung quanh gốc cây xanh, không chỉ giúp chống sâu bọ mối mọt mà còn trở thành nguồn kế sinh nhai cho dân làng.

Một người dân trong làng cho biết: “Cây nha đam rất tốt, ban đầu chúng tôi chỉ trồng để chống mối mọt cho cây và sử dụng nó để chế biến một vài loại thức ăn. Dần dần, chúng tôi nhận thấy rằng, cây nha đam có thể đem bán với nhiều cách khác nhau.

Vì vậy, chúng tôi đã mời một số chuyên gia và yêu cầu họ đào tạo những phụ nữ trong làng trồng và chăm sóc và sau đó là chế biến loại cây này thành một số sản phẩm để buôn bán như nước trái cây nha đam, gel và dung dịch nha đam, một số món ăn...”.

Đã 10 năm kể từ năm đầu tiên bắt đầu thực hiện việc trồng cây xanh, ngôi làng Piplantri dần dần trở thành một địa danh nổi tiếng và được gọi là “chủ nghĩa ủng hộ nữ quyền xanh”, nơi mà đã có hơn 250.000 cây đã được trồng trong 7 năm đầu tiên. Những giống cây đa dạng nơi đây, bao gồm cây xoài, cây nim Ấn Độ, cây lý gai và nhiều cây khác, mang lại nhiều giá trị kinh tế cho dân làng. 

Có thể nói, việc làm này vô cùng thông minh, trồng cây xanh khi một bé gái chào đời thực sự đã tác động rất nhiều đến sự phát triển của ngôi làng trên nhiều khía cạnh, vừa có được môi trường sống xanh, sạch, đẹp, vừa gia tăng kinh tế, tỷ lệ tội phạm cũng ngày càng ít đi, đồng thời còn giúp cho những bé gái bớt đi phần nào gánh nặng đối với xã hội vốn đã không công bằng mà còn vô cùng khắc nghiệt ở Ấn Độ. 

Hiện nay, chính phủ Ấn Độ đã cho thực hiện nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng bất bình đẳng giữa nam và nữ và giúp phụ nữ có được vị thế trong xã hội, ví dụ như cấm không được kiểm tra giới tính của trẻ trước khi sinh, hay cấm việc biếu của hồi môn cho nhà trai – thứ khiến con gái hay bị cho là tốn tiền hơn con trai...

Do đó, có thể nói, việc trồng cây của Piplantri là một bước tiến bộ vượt bậc vì nó không chỉ khuyến khích các gia đình sinh con gái, mà còn coi việc các em ra đời là một niềm vui.../.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.