Kỳ thi THPT Quốc gia 2019: Lo ngại bởi thiết bị nghe nhìn gian lận rao bán tràn lan

Tất cả đã sẵn sàng trước giờ G. (Ảnh minh họa)
Tất cả đã sẵn sàng trước giờ G. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Chiều nay (24/6), thí sinh tham dự kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia 2019 sẽ đến trường thi làm thủ tục dự thi. Thí sinh bắt đầu làm bài thi từ ngày 25 – 27/6/2019. Năm nay, hơn 887.000 thí sinh cả nước sẽ tham dự kỳ thi để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học gồm 5 bài thi: Toán, Văn, Ngoại ngữ, hai bài tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Điều đáng lo ngại, khi càng sát ngày thi, các thiết bị nghe nhìn gian lận vẫn được rao bán tràn lan…

Tập huấn cán bộ coi thi về thiết bị công nghệ

Trước thềm kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia, trên mạng xã hội và các cửa hàng bán thiết bị điện tử xuất hiện tràn lan và đắt khách khiến nhiều người lo lắng về tình trạng gian lận thi cử sử dụng công nghệ cao ngày càng tinh vi. Nhằm đối phó với tình trạng này, Bộ giáo dục đào tạo đã mời đại diện Cục Công nghệ cao - Bộ Công an tham gia Ban Chỉ đạo thi. Và lực lượng này đã tập huấn kỹ cho các cán bộ coi thi và  trực tiếp phối hợp với Bộ Bộ giáo dục đào tạo để kịp thời xử lý các tình huống khẩn cấp.

Trước đó, ngày 12/6, cơ quan chức năng quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng vừa triệt phá một tụ điểm chuyên cung cấp các thiết bị công nghệ cho học sinh, sinh viên để nhằm mục đích gian lận trong thi cử, thu giữ 8 bộ tai nghe siêu nhỏ dạng hạt đậu, 17 bộ pin, 15 bộ tai nghe thường, 2 máy đọc thông tin cùng một số thiết bị công nghệ khác...

Ông Lê Thanh Tùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường Đại học FPT bày tỏ: “Điều tôi lo nhất là gian lận bằng công nghệ cao trong thi cử ngày càng nhiều. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị công nghệ mới có giá rẻ, dễ mua và sử dụng nhưng rất khó phát hiện như tai nghe mini, camera thu nhỏ, sử dụng thiết bị nghe lén dưới dạng thẻ ATM... kết nối từ trong ra ngoài khu vực thi.

Dù có lắp camera trong phòng thi cũng không thể phát hiện được”. Do đó, ông Lê Thanh Tùng đề xuất: “Cần kiểm soát khu vực phòng thi không được sử dụng điện thoại, phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ để phát hiện ngay  có sóng thu-phát từ khu vực thi”. 

Còn bà Vũ Liên Oanh - Giám đốc Sở giáo dục đào tạo Quảng Ninh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo thi của tỉnh cho biết, khó kiểm soát các thiết bị, phương tiện gian lận công nghệ cao tinh vi và có kích thước rất nhỏ được lưu hành trên thị trường. Công an tỉnh Quảng Ninh cũng đã tiến hành các phương án nhằm phòng chống việc này.

Qua theo dõi các diễn đàn trên mạng xã hội, cá nhân trao đổi về việc mua bán các thiết bị gian lận thi cử bằng công nghệ cao, cơ quan công an đã trực tiếp thông tin tới từng nhà trường có những thí sinh trao đổi về việc này. 

Đại tá Ngô Kim Khôi, Cục A03, Bộ Công an cũng cho hay, qua thống kê sơ bộ, một số thiết bị công nghệ có thể thực hiện hành vi tiêu cực. Rất nhiều thiết bị như kính lắp camera, hay camera nằm ở cúc áo. Sử dụng thiết bị nghe lén dưới dạng thẻ ATM. Có những loại bút tàng hình, viết lên gỗ giấy thì không thấy nhưng khi chiếu đèn tia cực tím ở phần đuôi thì có thể nhìn thấy, đồng hồ thông minh,… 

“Tinh vi đến đâu cũng phát hiện được…”

Trước thực tế trên, ông Tống Duy Hiến - Phó Chánh Thanh tra Bộ giáo dục đào tạo nhận định, dù quy trình có chặt chẽ đến đâu cũng có thể không đem lại hiệu quả nếu con người vận hành quy trình đó thiếu ý thức trách nhiệm, thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ được giao, vụ lợi cá nhân.

Vì vậy, theo yêu cầu của Bộ, cán bộ tham gia thanh tra, kiểm tra thi phải bảo đảm có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; nắm vững quy chế thi và nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thi. 4.000 cán bộ thanh tra trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia 2019 sẽ được huy động cắm chốt ở 2.000 điểm thi.

Tại Hà Nội, lãnh đạo Sở giáo dục đào tạocũng lưu ý cán bộ tổ chức thi những thiết bị gian lận thi cử ngày càng tinh vi. Ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở cho biết, việc đưa đường link trình chiếu nhận dạng thiết bị gian lận phòng thi lên trang web của Sở Giáo dục đào tạo Hà Nội sẽ giúp mọi người có thể nghiên cứu, tìm hiểu các thiết bị này. Từ đó, hạn chế tối đa các thiết bị công nghệ cao có thể lọt vào phòng thi.

Nếu để thí sinh mang các thiết bị này vào phòng thi và sử dụng thì ngay lập tức đề thi sẽ bị lộ ra ngoài, gây hậu quả nghiêm trọng. Đồng thời, kiểm tra kỹ hồ sơ của thí sinh, cơ sở vật chất, máy photo copy, máy phát điện, túi đựng bài thi, giấy niêm phong và các nội dung liên quan đến cơ sở vật chất, để chúng ta bước vào với tâm thế điều kiện chuẩn bị tốt nhất.

Theo đại diện Công an Thành phố Hà Nội, hiện số lượng và chức năng của các thiết bị công nghệ cao này rất đa dạng, đặc biệt là các thiết bị có chức năng ghi âm, ghi hình, thu phát sóng. Do đó, nếu không chủ động nhận diện chính xác các thiết bị này và có thái độ kiên quyết chống tiêu cực, gian lận trong khi thi thì rất khó phát hiện.

Nếu để thí sinh mang các thiết bị này vào phòng thi và sử dụng thì kết quả chắc chắn sẽ rất nghiêm trọng, vì ngay lập tức đề thi sẽ bị lộ và có thể lan truyền trên mạng xã hội, gây hậu quả khôn lường. 

Tuy nhiên, theo Đại úy Hà Quang Huy, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an Thành phố Hà Nội cho biết, thiết bị dù tinh vi đến đâu nhưng sử dụng vẫn là con người. Do đó, nếu cán bộ coi thi kiên quyết chống gian lận, tiêu cực đến cùng thì sẽ phát hiện được.

Ví như, thí sinh đeo thiết bị nghe lén nhỏ như hạt đậu trong tai sẽ ngứa ngáy, dùng thiết bị ghi phát ra ngoài khi cầm đề sẽ giơ đề lên, lẩm bẩm đọc để truyền đề ra ngoài; thí sinh không tập trung làm bài thi, quan sát giám thị, mặc áo dày, để tóc dài che tai, gáy… Khi phát hiện thí sinh sử dụng thiết bị công nghệ cao, cán bộ coi thi phải lập tức báo cáo điểm trưởng, lập biên bản, báo cáo lực lượng công an để có phương án xử lý, tránh tình trạng đề lọt ra ngoài.

Có thể nói, sự thành công của một kỳ thi quan trọng như kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia phụ thuộc trước tiên vào công tác tổ chức, càng chặt chẽ, khoa học, kỹ càng, chu đáo, thì càng ít xảy ra các sự cố đáng tiếc, càng đảm bảo sự công bằng, khách quan.

Sự nghiêm túc của kỳ thi còn phụ thuộc vào từng người tham gia vào kỳ thi này: từ thí sinh, phụ huynh, đến các cán bộ coi thi, chấm thi, làm công tác thanh tra, kiểm tra hay phục vụ cho kỳ thi. Nếu tất cả mọi người đều thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao và sự công bằng, chắc chắn kỳ thi sẽ diễn ra nghiêm túc như nó cần phải có…

Trực thăng, tàu cao tốc chở đề thi Trung học phổ thông quốc gia ra các huyện đảo

Ông Nguyễn Thanh Giang, Giám đốc Sở Giáo dục đào tạo Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, huyện Côn Đảo có một điểm thi với gần 100 thí sinh. Một nửa giám thị của tỉnh, còn lại đến từ Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh được máy bay trực thăng chở ra đảo trước kỳ thi diễn ra. Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn, Thành phố Vũng Tàu là nơi sao in đề thi, lưu trữ bài và chấm thi.

Từ đây, đề và bài thi được giao nhận hàng ngày. Riêng Côn Đảo, toàn bộ bài thi được chuyển về đất liền vào ngày cuối cùng của kỳ thi. Tại Quảng Ngãi, từ sáng 23/6, xe của Sở Giáo dục đào tạo đã xuống cảng Sa Kỳ để giao đề cho Hội đồng thi Lý Sơn. Đề thi sau đó được cảnh sát hộ tống trên tàu cao tốc về đảo. Tại Kiên Giang, tàu cao tốc chở đề thi cùng gần 100 cán bộ, giám thị coi thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia năm nay đến Phú Quốc an toàn.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...