Kỳ thi THPT Quốc gia 2019: Chạy “nước rút” ôn thi

Đề thi THPT QG sẽ không quá khó? Ảnh minh họa
Đề thi THPT QG sẽ không quá khó? Ảnh minh họa
(PLVN) - Chưa đầy 1 tuần nữa, kì thi THPTQG sẽ chính thức diễn ra. PGS.TS Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý và kiểm định chất lượng, Bộ GD&ĐT khẳng định, đề thi chủ yếu là chương trình lớp 12 theo định hướng đánh giá năng lực người học, tăng cường các câu hỏi mở…

Không ghi nhớ “máy móc”

Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 diễn ra trong các ngày 25, 26 và 27/6 với 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh THPT; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh học Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT). 

PGS.TS Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý và kiểm định chất lượng, Bộ GD&ĐT khẳng định, đề thi chủ yếu là chương trình lớp 12 theo định hướng đánh giá năng lực người học, tăng cường các câu hỏi mở. Đặc biệt, đề thi có câu hỏi mang tính ứng dụng để phát huy sáng tạo của học sinh chứ không nặng về ghi nhớ máy móc các số liệu, sự kiện hay trả lời theo các khuôn mẫu có sẵn.

Các câu hỏi ở mức độ cơ bản, đáp ứng mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp THPT và có các câu hỏi có tác dụng phân hóa ở mức độ hợp lý để hỗ trợ công tác tuyển sinh giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp; các câu hỏi được sắp xếp theo độ khó tăng dần. 

Để tăng ý nghĩa, tính chất của kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT điều chỉnh tăng tỷ lệ kết quả thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT (70% điểm trung bình các bài thi THPT quốc gia dùng để xét tốt nghiệp THPT, 30% điểm trung bình cả năm lớp 12 của thí sinh, thay vì tỷ lệ 50:50 như trước đây. “Bộ GD&ĐT xác định, quan trọng nhất của đề thi là phải đảm bảo chính xác, không sai, đánh giá được khách quan, chính xác, công bằng năng lực của học sinh. Trên cơ sở đó, chúng ta sử dụng vào mục tiêu xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học”- ông Mai Văn Trinh nhấn mạnh. 

Đồng thời, theo ông Trinh, trên cơ sở đề thi tham khảo đã được công bố thì đề thi chính thức cũng sẽ được xây dựng bám sát định hướng như đề thi tham khảo để đảm bảo đánh giá đúng năng lực học sinh. Cụ thể, đề thi có nhóm các câu hỏi đáp ứng mức độ cơ bản phục vụ xét tốt nghiệp THPT và cũng sẽ có các câu hỏi với độ khó phù hợp nhằm phân hóa kết quả thi hỗ trợ cho công tác tuyển sinh.

Trong khi đó, theo TS. Lê Trường Tùng - Chủ tịch Đại học FPT thì năm 2017 đề thi được phản ánh là quá dễ dẫn đến tình trạng “mưa” điểm 10, còn đề thi năm 2018 lại quá khó đến mức nhiều chuyên gia cũng gặp khó khăn để giải và đã lộ ra gian lận điểm thi gây chấn động xã hội. Vì vậy, năm nay Bộ cũng sẽ lưu ý công tác làm đề thi để đảm bảo mức độ khó, dễ sao cho phù hợp.

Bởi thế, đề năm nay sẽ dễ hơn, chứ không khó như năm trước và như vậy phổ điểm thi năm nay cũng sẽ cao hơn năm ngoái. Theo ông Tùng, bắt đầu từ năm nay và những năm tới, xu hướng ra đề thi sẽ chủ yếu phục vụ cho mục đích thi tốt nghiệp (nếu gộp với mục tiêu tuyển sinh đại học thì phải có nhiều câu phân hóa), hơn nữa, các trường đại học đang tiến dần tới tự chủ trong tuyển sinh, tự tổ chức tuyển sinh riêng (không sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia).

Rải đều phạm vi kiến thức

Cùng với đó, theo các thầy cô cũng như các chuyên gia giáo dục, sự điều chỉnh này tương đối hợp lý. Đề thi minh họa năm nay nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu của kì thi, giải quyết các vấn đề tồn đọng của kỳ thi các năm trước.

Đề thi năm 2019 sẽ không quá khó mà rải đều ở các cấp độ nhận thức, có những câu hỏi liên hệ thực tiễn. Cụ thể, đối với đề thi môn Ngữ văn, xu hướng và cách thức ra đề thi những năm gần đây thông thường chú ý kiểm tra kiến thức lẫn kỹ năng. Những vấn đề được đặt ra trong đề văn ngày càng gần gũi và gắn bó với cuộc sống.

Đưa ra lời nhắn nhủ với thí sinh, thầy Nguyễn Tuấn Anh giáo viên luyện thi online môn Toán ở Hà Nội cho biết, một trong những đặc điểm của thi trắc nghiệm là các thầy cô hay “cài bẫy” vào những câu hỏi lý thuyết. Vì thế, học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản của toàn bộ 4 chương của lớp 12 và ở lớp 11 học kỹ vào kiến thức: xác suất, dãy số, đạo hàm và giới hạn. Hình học là về tính góc, tính khoảng cách.

Do đó, thời gian này các em nên tăng cường tự học sau một thời gian dài đã được thầy cô hướng dẫn về phương pháp, lý thuyết cơ bản lớp 12 và 11. Trong ôn tập làm đề, cần quan tâm đến chất lượng hơn số lượng và cần phải xem lại đề đã làm để rút kinh nghiệm, tránh làm quá nhiều đề, tràn lan... 

Hiện các địa phương đang tổ chức ôn tập “nước rút”, tập trung hướng dẫn kỹ năng làm bài cho học sinh. Học sinh được chia theo nhóm học lực để ôn tập đạt kết quả cao. Trưởng Phòng Quản lý chất lượng - Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ Phạm Xuân Hồng cho biết, trên cơ sở rút kinh nghiệm công tác ôn tập năm 2018 và xem xét kỹ bộ đề tham khảo của Bộ GD&ĐT, các đơn vị xây dựng kế hoạch, phân công mỗi giáo viên dạy chính khóa chịu trách nhiệm kèm cặp, giúp đỡ một nhóm học sinh yếu (nếu có).

Đồng thời, tăng cường tổ chức các lớp ôn tập dành cho học sinh khá, giỏi nhằm nâng cao kết quả tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng. Ngành giáo dục Đà Nẵng cũng tổ chức ôn tập tập trung tại các trường, chú trọng các nội dung cơ bản và nâng cao.

Đối với các học sinh, Sở GD&ĐT Đà Nẵng đã tổ chức thực hiện kế hoạch ôn tập, giúp học sinh làm quen với kiến thức tổ hợp. Các trường, nhất là các thầy giáo, cô giáo tập trung trang bị kiến thức, kỹ năng làm bài cho đến sát ngày thi… Do đó, các em khá tự tin với kỳ thi sắp tới. 

Đọc thêm

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Kỷ luật hiệu trưởng nếu bị dư luận phản ánh xảy ra lạm thu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sở GD&ĐT TP HCM ra văn bản chỉ đạo : ãnh đạo phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường tại TP HCM bị dư luận, báo chí phản ánh phải tổ chức kiểm điểm cá nhân và người đứng đầu đơn vị, giải trình, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể liên quan đến tình trạng lạm thu.