Kỳ thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia Hà Nội có gì mới?

Dạng thức và câu hỏi thi, đề thi được điều chỉnh phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành năm 2018. (Ảnh minh họa - Nguồn: MT)
Dạng thức và câu hỏi thi, đề thi được điều chỉnh phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành năm 2018. (Ảnh minh họa - Nguồn: MT)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) dự kiến tổ chức 6 đợt thi đánh giá năng lực (HSA), từ tháng 3 đến tháng 5 với quy mô là 85.000 lượt thi.

Đề có thêm phần thi tiếng Anh

Theo Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN Nguyễn Tiến Thảo, trong năm 2025, thực hiện mục tiêu đánh giá năng lực học sinh THPT theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông mới; định hướng nghề nghiệp cho người học dựa trên nền tảng năng lực cá nhân. Đề thi kiểm tra kiến thức tự nhiên xã hội, tư duy của người học, kỹ năng, thái độ của người học. Theo đó, cấu trúc đề thi gồm 50 câu hỏi Toán học và xử lý số liệu, 50 câu hỏi thuộc lĩnh vực Văn học - Ngôn ngữ. Đây là hai phần thi bắt buộc của bài thi HSA. Phần thi thứ ba cho phép thí sinh lựa chọn Khoa học hoặc Tiếng Anh.

Thời gian làm bài cho thi thứ ba là 60 phút. Thí sinh chọn 3 trong 5 chủ đề Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý - mỗi chủ đề có 17 câu hỏi (gồm 1 câu thử nghiệm) để hoàn thành phần thi Khoa học. Phần lựa chọn Tiếng Anh gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan được thiết kế để phục vụ tuyển sinh các ngành đào tạo ngoại ngữ.

Ông Nguyễn Tiến Thảo cho biết, câu hỏi trong đề thi HSA có khoảng trên 75% là câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn. Điểm mới trong cấu trúc đề thi đánh giá năng lực năm 2025 sẽ bổ sung câu hỏi chùm trong tất cả các phần thi, chủ đề thi. Câu hỏi chùm gồm đầu bài chung và các câu hỏi riêng phát triển đánh giá năng lực thí sinh từ cấp độ thấp đến cấp độ cao. Câu hỏi chùm sẽ khai thác nguồn dữ kiện phong phú, đánh giá tư duy học sinh theo từng lĩnh vực và xuyên lĩnh vực. Đây là những thay đổi chất về xây dựng ngân hàng câu hỏi thi đánh giá năng lực.

Đặc biệt từ năm 2025, bên cạnh phần thi Khoa học, năm nay cấu trúc đề thi đánh giá năng lực có thêm phần thi Tiếng Anh để thí sinh đăng ký các ngành học liên quan ngoại ngữ có thể lựa chọn để phục vụ cho công tác xét tuyển.

Bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT được xây dựng theo hướng đánh giá các năng lực cốt lõi cần thiết của học sinh THPT đạt được theo Chương trình giáo dục phổ thông và phù hợp với tiêu chuẩn, xu hướng đánh giá năng lực trên thế giới.

Thông qua nội dung kiến thức thuộc Chương trình giáo dục phổ thông, bài thi đánh giá ba nhóm năng lực chính học sinh đạt được sau khi tốt nghiệp chương trình trung học phổ thông. Độ khó của các câu hỏi trong đề thi tăng dần từ cấp độ 1 đến cấp độ 3 và được phân định theo tỉ lệ: Cấp độ 1: 20%, Cấp độ 2: 60%, Cấp độ 3: 20%.

Độ khó không gây xáo trộn

Giám đốc Trung tâm Khảo thí Nguyễn Tiến Thảo cho biết thêm, dạng thức và câu hỏi thi, đề thi được điều chỉnh phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành năm 2018 không gây xáo trộn việc dạy và học bậc THPT - thay đổi về chất lượng câu hỏi thi đánh giá năng lực học sinh.

Điểm của bài thi được chấm tự động bằng phần mềm thi đánh giá năng lực. Kết quả bài thi được hiển thị trên màn hình máy tính sau khi thí sinh kết thúc bài làm hoặc hết thời gian thi theo quy định. Tổng điểm của toàn bài thi là 150 điểm dựa trên tổng số câu trả lời đúng của thí sinh.

Mỗi câu trả lời đúng được 01 điểm, câu trả lời sai hoặc không trả lời không được tính điểm (các câu hỏi thử nghiệm không tính điểm). Điểm của bài thi là tổng điểm của ba phần thi, trong đó mỗi phần thi tối đa 50 điểm. Bảng điểm kết quả bao gồm điểm tổng (tối đa 150 điểm) và 3 đầu điểm thành phần: Toán học và Xử lý số liệu (tư duy định lượng), Văn học - Ngôn ngữ (tư duy định tính), Khoa học hoặc Tiếng Anh.

Được biết, kỳ thi HSA 2024 diễn ra trong 6 đợt từ 23/3 đến 02/6/2024 tại 19 địa điểm thi ở Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình,Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... Tổng số lượt đăng ký năm 2024 hơn 104.000, trong đó 96,2% thí sinh đến dự thi và chỉ có 21 thí sinh bị kỷ luật do vi phạm quy chế.

Thống kê số lượng thí sinh các tỉnh, thành dự thi năm 2024, ngoại trừ Hà Nội, Nam Định là tỉnh có số thí sinh đăng ký nhiều nhất, kế đó lần lượt là Thái Bình, Thanh Hóa, Hải Dương, Nghệ An, Hưng Yên, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang… Thí sinh ở xa nhất đến từ Vĩnh Long, An Giang, Ninh Thuận, Đắk Nông. Căn cứ vào phân bố tỉnh thành, Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN tiếp tục mở rộng địa bàn phục vụ thí sinh dự thi đánh giá năng lực thời gian tới.

Ông Nguyễn Tiến Thảo chia sẻ, theo phản hồi của thí sinh dự thi HSA trong 2 năm trở lại đây, kỳ thi HSA duy trì ổn định mặc dù quy mô dự thi tăng lên mỗi năm. Tính minh bạch của kỳ thi được thí sinh nhận định tăng lên, càng minh chứng cho thấy kết quả thi HSA không chỉ giá trị về điểm số mà còn là niềm tin của thí sinh, xã hội về kỳ thi. Việc xây dựng bài thi đánh giá tương đối toàn diện năng lực học sinh góp phần hạn chế được khả năng học lệch, học tủ hay luyện thi.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục (chu kỳ 2) tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh

Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục (chu kỳ 2) tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
(PLVN) - Ngày 14/02/2025, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trung tâm KĐCLGD-ĐHQGHN) đã phối hợp với Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh tổ chức khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục (CSGD) - Chu kỳ 2 - của Nhà trường theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Để 'mỗi ngày đến trường là một ngày vui'

Ảnh minh họa
(PLVN) - Gần 50 năm trước, năm 1978, lần đầu tiên khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” xuất hiện tại Trường phổ thông cơ sở Thực nghiệm ở Hà Nội do Giáo sư Hồ Ngọc Đại đề nghị thành lập; với phiên bản chính xác là: “Đi học là hạnh phúc - mỗi ngày đến trường náo nức một niềm vui”.

“Đánh thức” tiềm năng khoa học - công nghệ ngay từ môi trường phổ thông, đại học

Để nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ - khoa học trong nhà trường, rất cần sự đầu tư cả về công sức, tiền bạc. (Ảnh minh họa trong bài - Nguồn: PV)
(PLVN) - Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn được coi là cơ sở quan trọng hàng đầu cho sự phát triển nhanh, bền vững. Tuy nhiên, để ngành khoa học - công nghệ Việt Nam đi lên tầm cao mới cần đầu tư ngay tại cấp bậc giáo dục phổ thông, đại học.

Quản lý dạy thêm, học thêm là sự thay đổi nhận thức của xã hội

Sẽ thay đổi thi cử, đánh giá để hạn chế dạy thêm, học thêm. (Ảnh minh họa: TPO)
(PLVN) - Từ hôm nay (14/2), Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD &ĐT) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực. Thủ tướng Chính phủ đã có yêu cầu xử nghiêm các trường hợp vi phạm. Giáo viên cần tuân thủ các quy định để tránh trường hợp bị xử lý đáng tiếc.