Ký sự dọc Trường Giang - Bài 1: Lội bùn, theo chân thợ săn “sản vật quý”

Làm nghề này phải dầm mình giữa sông nước mênh mông nên cũng đồng nghĩa là đang đánh cược với thủy thần.
Làm nghề này phải dầm mình giữa sông nước mênh mông nên cũng đồng nghĩa là đang đánh cược với thủy thần.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Mỗi ngày từ 5h sáng đến 4h chiều, những người dân ở dọc sông Trường Giang lại dầm mình dưới sông để cào hến kiếm tiền trang trải cuộc sống. Công việc vất vả nhưng cả ngày mỗi lao động cũng chỉ kiếm được vài trăm nghìn đồng.

Đời hến – đời người

5h sáng, khi trời còn chưa sáng tỏ mặt người, nhóm thợ cào hến của ông Phạm Văn Bảo (55 tuổi, ngụ TP Tam Kỳ) đã bắt đầu một ngày đi dọc sông Trường Giang để mưu sinh. Đã có hơn 20 gắn bó với nghề, ông Bảo tự tin mình nhớ rõ từng khúc nông sâu, từng đoạn quanh co của sông, nhớ luôn thời điểm con nước lớn, nước ròng để ngâm mình bắt hến. Từ lâu ông đã xem nghề cào hến như một phần của cuộc đời mình.

Đưa đôi bàn tay chỉ về phía con nước, ông Bảo nói với tôi: “Bây giờ thì xuôi ra ngoài Thăng Bình cào thôi chú”!. Tôi thắc mắc vì sao lại như vậy thì ông Bảo cười giải thích: “Nơi đó có nhiều đoạn sông hẹp, rớ nhiều nên ghe cào hến ít chạy vào, chỉ có cào thủ công. Nhờ đó mà hến cũng có nhiều hơn so với các đoạn khác chú à”.

Vụ

Từ lâu nhiều người đã xem nghề cào hến như một phần của cuộc đời mình.

Thấy tôi còn đang thắc mắc vì sao ông lại biết nơi nào có hến, ông Bảo lại cười nói thêm: “Nghề này đi theo con nước. Phải đúng thời điểm nước xuống, hến nổi mới cào bắt được. Còn nơi nào có hến, thì đó là do “con mắt” nhìn nước của những người làm nghề. Còn chúng tôi thường không ở miết một dòng sông mà thường đi nhiều nơi khác nhau lắm. Cái nghề này vất vả, cơ cực lắm, nhưng vẫn phải làm, tất cả vì miếng cơm manh áo”.

Cũng đi cào hến cùng ông Bảo, anh Hồ Văn Tâm (33 tuổi) khi thấy tôi muốn tìm hiểu về cái nghề săn “sản vật quý” này thì cười nói: “Nghề này là nghề đi thụt lùi. Nói thế, để dễ hình dung về cách cào hến. Chẳng có chi đặc biệt hết, dùng sợi dây cột sào vô lưng, rồi dùng tay để điều khiển vợt cào sâu hay cạn dưới bùn đất, cứ rứa mà bước thụt lùi”.

Hến ở sông Trường Giang được mọi người ví như “sản vật quý” của những cuộc đời mưu sinh với sông nước.

Hến ở sông Trường Giang được mọi người ví như “sản vật quý” của những cuộc đời mưu sinh với sông nước.

Nói xong anh Tâm lội ra giữa dòng sông, rồi cắm sào ghìm xuồng và bước giật lùi dưới đáy sông mà cào. Bước một quãng, anh lại ngoi lên vừa lấy hơi vừa giũ vợt cho bớt bùn đất bám vào hến, xách lên những mớ hến lẫn sỏi đá, cành cây mục và rác.

Cứ thế, họ gom nhặt từng chút một như thế, đều đặn và tỉ mỉ. Những bước chân dẵm sâu bưới bùn, ngâm mình trong con nước dềnh dang, nhặt nhạnh con hến, như nhặt nhạnh từng giọt phù sa cho cuộc đời mình…

“Đánh cược với thủy thần”

Ở dọc sông Trường Giang có hàng trăm ngư dân gắn bó với cái nghề lam lũ này, họ như chấp nhận cho riêng mình một cuộc đời bình lặng mà yên ả. Họ cứ đều đặn những chuyến hành trình, có lúc từ nửa đêm, có khi rạng sáng.

Nhiều gia đình nay trang bị hẳn thuyền máy, chế vợt sắt dài hơn rồi dùng thuyền đảo khắp mặt sông để cào bắt hến. Nhưng có nhiều người, chọn cách làm truyền thống với cây vợt và đôi chân, lần dò tới lui giữa dòng Trường Giang…

Trò chuyện với chúng tôi, anh Nguyễn Tiến (34 tuổi) tâm sự: “Làm nghề này người lành lặn khó lắm, sông nước mênh mông cũng đồng nghĩa là đang đánh cược với thủy thần đó chú à”.

Những bước chân dẵm sâu bưới bùn, ngâm mình trong con nước để nhặt con hến, như nhặt từng giọt phù sa cho cuộc đời mình.

Những bước chân dẵm sâu bưới bùn, ngâm mình trong con nước để nhặt con hến,

như nhặt từng giọt phù sa cho cuộc đời mình.

Nhìn về phía bờ sông, anh Tiến giải thích thêm về những “tử thần” đang rình rập những người như anh: “Điều sợ nhất với người theo nghề này là giẫm phải vỏ hến, vỏ ốc găm vào chân, tay tứa máu ra. Hôm sau xuống nước chỗ vết thương ấy xót không chịu được. Nhiều người bị mưng mủ, tấy đỏ phải nghỉ ở nhà cả một thời gian dài. Rồi chưa nói những bệnh ngoài da, trong làng đã có nhiều người, phải bỏ nghề vì các bệnh về xương khớp”.

Sau mỗi buổi cào, khi muốn mang hến về bỏ cho thương lái, mỗi người phải sàng sẩy cho sạch đất, sỏi, rong rêu rồi lọc phân loại ốc, hến thành những loại riêng. Công việc này tuy nhìn đơn giản, nhưng tốn rất nhiều thời gian và công sức do lượng bùn bám trên vỏ hến chắc, phải vừa sàng, vừa rửa mới đủ sạch.

Nhặt, đãi, đến chiều, các thợ cào kiếm được lưng chừng bao hến, rồi vội vác bao lên đường. Điểm đến, là các lò chế biến hến nằm ven sông. Chủ lò cân hến, rồi phân loại, hến lớn giá chừng 50.000đồng/ang (8kg), loại nhỏ, giá chỉ chưa bằng phân nửa.

Hến sau khi cào sẽ được đãi và đem cho chủ lò cân. Hến lớn giá chừng 50.000đồng/ang (8kg).

Hến sau khi cào sẽ được đãi và đem cho chủ lò cân. Hến lớn giá chừng

50.000đồng/ang (8kg).

Anh Tiến trút bao hến cân, nhẩm đếm được 500.000 đồng. Đủ một ngày công, không nhiều, không ít. Tôi nhìn cái cách anh trút bao hến, đem cân, rồi nhận tiền, có chút gì đó thảnh thơi kỳ lạ. Như kiểu, đã quen với được mất, kể cả những ngày ít ỏi, thì cũng sẽ tin một ngày khác nào đó trúng đậm, bù trừ.

“Nghề mà, phải có lúc này lúc khác chứ. Giờ còn trẻ, còn đi được thì còn cào mà lo gì. Như cái nghiệp rồi. Giờ thú thiệt, bỏ nghề, cũng khó kiếm được việc mà thu nhập đều như cào hến”, anh Tiến bộc bạch.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.