Kỹ nữ Nhật - Nghề chơi cũng lắm công phu

Geisha ngày nay làm du lịch
Geisha ngày nay làm du lịch
(PLO) -Chỉ có ở Nhật bản, nơi mà sự tôn sùng vẻ hoàn mỹ tồn tại cùng với sự hâm mộ sức mạnh, nơi mà những quý bà của thời đại Gheian đã nắm giữ số phận của đất nước, mới có thể xuất hiện Geisha.

Geisha-đó là sự biểu dương nữ tính, là biểu tượng của sự phục vụ đàn ông đồng thời là đỉnh cao quyền lực của họ. 

Lịch sử Geisha

Trong tiếng Nhật, từ “Geisha“ được tạo bởi 2 âm tiết. Ghei-có nghĩa là nghệ thuật và “xia”- nghĩa là con người. Có hai giả thiết về sự xuất hiện của Geisha. Các môn sinh trước đây cho rằng, bà cố của họ ở thế kỷ 10 đã làm ra tiền bạc và vinh quang bằng sự trình diễn khác thường với các Samurai đẳng cấp cao.

Mặc những bộ trang phục truyền thống của các chiến binh Nhật và dắt kiếm ở thắt lưng, họ bắt đầu nhảy múa. Những vị khách đã bàng hoàng đến nỗi mà vài ngày sau các tiểu thư đã trở thành những nhân vật sáng giá trong tất cả mọi bữa tiệc danh tiếng. 

Giả thuyết thứ hai cho rằng, lúc đầu chỉ có những đại diện của phái mạnh mới được phép làm Geisha và họ hoàn toàn không thu hút được tầng lớp xã hội cao. Những người đàn ông- Geisha gia nhập vào hội được gọi là “thế giới nước”, tương tự như “cung thần kỳ” của Pháp. Dần dần thì điệu bộ khôi hài của những người đàn ông đã phải nhường chỗ cho sự lộ diện lộng lẫy của phụ nữ. Cùng với cuộc cách mạng về giới thì mối quan hệ đối với các cô gái Geisha đã thay đổi. Họ trở thành biểu tượng của sự tinh tế và khéo léo.

Những loại hình hoạt động của Geisha

Những nơi có cộng đồng Geisha ở được gọi là những “phố hoa”- hanamati. Dần dần sau đó thì chính những cô gái hanamati đã được gọi là “phụ nữ-hoa”. Những người cai quản họ được gọi là các “mẹ” oka-xan. Các cô gái Geisha-môn sinh được gọi là Maiko. Việc chuyển từ Maiko thành Geisha thường đi đôi với sự đánh mất trinh tiết, họ được bán cho những khách hàng quan trọng nhất với một số tiền lớn.

Ngưòi đàn ông nào “hái hoa trinh nữ” trả món tiền càng lớn bao nhiêu thì cơ hội để những Maiko trở thành Geisha càng có giá và càng được mời gọi lớn bấy nhiêu. Mặc dù các Geisha thể hiện mình như là tinh hoa của sự thưởng thức nghệ thuật, nhưng bất luận thế nào họ cũng không phải là những gái mại dâm. 

Từ thời xa xưa phụ nữ ở nước Nhật được chia thành 3 loại. Đối với cuộc sống gia đình và việc duy trì nòi giống-là người vợ, để đem lại sự thoả mãn tính dục là gái mại dâm-oiran, để thoả mãn tâm hồn-đó là Geisha. Mối giao tiếp “tâm hồn”với các cô gái ở “phố hoa” không ngoại trừ sư thỏa mãn tính dục đối với những khách hàng giàu có và quan trọng nhất. Nhưng ngay cả trong trường hợp này thì sự gần gũi về thể xác cũng biến tướng thành một nghi lễ phức tạp và tinh xảo.

Một cô Geisha nổi tiếng tên là Xakava Esi kể: “Điều khác biệt chủ yếu giữa tôi và gái mại dâm là khi đã bằng lòng với người phụ nữ bán thân nào có giá và sành sỏi nhất thì khách hàng thuận tình lên giường. Tôi đã được đào tạo những động tác làm cho khách hàng trải qua sự phấn khích ngay từ trong lúc nhảy. Sau đó với sự hỗ trợ của đôi bàn tay, hàm răng và mái tóc tôi khôi phục sức mạnh đàn ông. Với sự tiếp xúc nhẹ nhàng đó tôi buộc Samurai trải qua khoái cảm lần thứ hai và chỉ đến sự khoái cảm lần thứ ba thì mới được lên giường”.

Geisha thời xưa tiếp khách
Geisha thời xưa tiếp khách

Nghệ thuật làm đẹp của Geisha

Nghệ thuật làm đẹp ở thế kỷ vàng của Geisha được tiếp tục từ những năm 60 của thế kỷ XIX và đến đầu thế kỷ XX. Chính trong thời kỳ này đã lập ra một hệ thống phức tạp và tinh tế về giáo dục những phụ nữ-hoa. Hệ thống này bao gồm văn học, vẽ, âm nhạc và một nghệ thuật bắt buộc là kokon-tokoro - là những phương thuốc làm đẹp, làm cho người phụ nữ trông thật hoàn hảo, bao gồm:

1.Làn da: Không được có khiếm khuyết. Làn da của Geisha phải mịn màng và nhẵn nhụi, không được nhão, không được có một nốt đen. Để giữ cho thân thể của mình đựcc hoàn hảo, những phụ nữ-hoa đã dùng những loại mặt nạ bôi khác nhau và các hợp chất làm mịn làm từ đát sét, dầu thực vật và muối biển.

2. Đôi mắt: Chính là một vũ khí chính yếu. Đôi mắt long lanh phải thu hút sự chú ý bằng trí tuệ. Vì thế, các Geisha đã vẽ lông mày hình vòng cung và tô đen thật đậm. Khi bước vào phòng, người phụ nữ -hoa cụp mắt xuống để phô với khách quầng mắt hình vòng cung màu đỏ hoặc đường chân mày đen. Để trên quầng mát không bị các nếp nhăn ở mí, Geisha đã phủ lên mi một lớp phấn sáng màu gần như trong suốt. Quầng mắt giữa mí và lông mày được tô đỏ. Các Maiko thì quầng mắt ở chỉ tô phấn góc trên mí, còn lông mày thì phủ phấn lên. Tại một số trường Geisha, người ta làm sáng lông mày bằng cách tô màu vàng nhạt. 

3. Đôi môi: Đây là phần mà các nhà thơ Nhật hâm mộ, họ ví làn môi của Geisha như những cánh hoa và quả chín mọng. Những người phụ nữ tô môi bằng một lớp son đỏ bóng được làm từ cánh hoa hồng, quả nghệ tây và dầu thực vật. Những Geisha tập sự- nghĩa là các Maiko chỉ tô phần giữa môi, vào ban ngày các cô gái chỉ tô son môi dưới. Geisha dùng karamel để làm bóng môi.

4. Mái tóc dài: Đây là một điều kiện bắt buộc. Suốt nhiều thế kỷ nay phụ nữ Nhật  đều nuôi tóc cho dài hết mức. Điều này cho phép họ tạo nên những kiểu tóc lộng lẫy và kiểu cách đến mức kỳ lạ, Làm tóc trong các cửa hiệu Nhật bản đúng là một sự thử thách. Các mớ tóc được sấy bằng bàn là và dùng móng tay để làm tróc gầu. 

5. Ngón tay: Đó là một chi tiết quan trọng trong giao tiếp không lời. Bàn tay của Geisha phải sạch sẽ và được chăm chút cẩn thận. Do đó, những người đẹp thường xuyên sơn móng tay, dùng kem làm ẩm da tay và tránh phơi nắng. 

6. Bàn chân: Đây là một phần của sắc đẹp. Geisha không ngần ngại phô đôi bàn chân trần của mình ngay cả trong mùa đông. Bàn chân để trần được cắt móng thật sát và sơn nhũ màu đỏ sẽ được coi là sang trọng.

7. Điệu bộ và dáng đi: Khi bước vào phòng, bước đi của Geisha không được vội vã, hai vai phải bất động và thở thật nhẹ. Maiko đi đôi xabo cao 15 cm, có đeo một chiếc chuông nhỏ được gọi là okobo. Dáng đi của Geisha phải uyển chuyển và quyến rũ, gọi là “dáng đi tám bước” hoặc là ukeaium “dáng đi bơi lướt”. Khi bước đi, hông lắc tự do và bàn chân đưa ra phía trước gần như là đi trên các đầu ngón chân.

Khuôn mặt của một Geisha sau khi trang điểm
Khuôn mặt của một Geisha sau khi trang điểm

Tiêu chuẩn một Geisha dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản là: khari, bitai và akanune.       

Khari-tinh thần. Geisha không được nhượng bộ nhưng phải điềm tĩnh, biết nhẫn nhục nhưng dũng cảm, truyền thống nhưng không quá khuôn phép. Khi sự bí ẩn được hòa trộn trong cô gái sẽ làm cho người chồng mê đắm. 

Bitai-sự yểu điệu. Đó là sự ve vãn đi đôi với khêu gợi nhã nhặn nhưng không bao giờ đi quá mức độ. Đó là sự quyến rũ mà không phóng đãng. 

Akanuke-sự tinh tế. Vẻ đẹp lý tường cần phải đúng mực nhưng hoàn hảo. Cô gái phải ý thức được mình nên có được đức tính khiêm nhường, thanh cao và độ lượng.

Điều lý thú là ngày nay số vụ ly hôn ở Nhật ít hơn nhiều so với ở phương Tây. Cùng với việc làm thoả mãn từng ý muốn của người chồng, người vợ vẫn vui lòng chia sẻ nghĩa vụ này với Geisha. Từ nhiều năm nay, có nhiều phương thuốc vẫn được điều chế theo cách xưa, làm từ các loại hoa quả và thảo dược. Những bài thuốc Kokono-tokoro này giúp cho phụ nữ giữ được sắc đẹp và tuổi trẻ của mình…/. 

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.