Kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam

Các đại biểu dự Lễ kỷ niệm. (Ảnh: Baoquocte).
Các đại biểu dự Lễ kỷ niệm. (Ảnh: Baoquocte).
(PLVN) - Sáng 17/1/2023, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và các Ban, Bộ, Ngành, đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/01/1973 – 27/01/2023).

Sự kiện có ý nghĩa lịch sử

Tham dự Lễ kỷ niệm có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa.

Cùng tham dự có các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, các cán bộ thành viên Đoàn đàm phán, cán bộ tham gia đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Paris và đông đảo các đại biểu trong nước và quốc tế.

Trong diễn văn kỷ niệm tại buổi Lễ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh việc ký Hiệp định Paris là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, tạo nên cục diện thuận lợi để toàn quân, toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng tiến lên giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, mở ra kỷ nguyên hòa bình, độc lập, thống nhất và phát triển ở Việt Nam.

Các đại biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh: Baoquocte.

Các đại biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh: Baoquocte.

Ngoại giao đã trở thành một mặt trận tiến công, kết hợp nhuần nhuyễn và chặt chẽ với mặt trận chính trị, quân sự thể hiện sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, thấm đượm tư tưởng, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh.

Chiến thắng của nhân dân Việt Nam tại Hội nghị Paris cũng như trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng là chiến thắng của nhân dân thế giới, là niềm cổ vũ lớn lao cho các dân tộc và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới vững tin vào chiến thắng của chính nghĩa, đạo lý và công lý.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định thắng lợi tại Hội nghị Paris bắt nguồn từ đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự hy sinh to lớn của quân và dân ta trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với tình đoàn kết, sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới và bạn bè quốc tế.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Paris là một pho sách vô cùng quý báu về đối ngoại và trường phái ngoại giao Việt Nam với nhiều bài học phong phú và mãi còn nguyên giá trị, trong đó nổi bật là những bài học về độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, vì lợi ích quốc gia – dân tộc; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; kiên định nguyên tắc nhưng linh hoạt trong sách lược theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, từ sự kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát huy những bài học lịch sử quý báu từ Hội nghị Paris, Việt Nam nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; đóng góp hết sức mình vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội.

Phát huy truyền thống vẻ vang của ngoại giao cách mạng Việt Nam, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định toàn ngành quyết tâm xây dựng ngành Ngoại giao chuyên nghiệp, toàn diện, hiện đại để tiếp tục đóng góp xứng đáng vào thực hiện thắng lợi khát vọng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển đất nước mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Những kỷ niệm về cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Paris

Tại buổi Lễ, các đại biểu đã cùng ôn lại những kỷ niệm về cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Paris.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, nguyên Trưởng phái đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam khẳng định lại tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Hiệp định; nhấn mạnh sự lãnh đạo sáng suốt, chỉ đạo tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với mặt trận ngoại giao; đánh giá cao sự đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ quý báu của cộng đồng quốc tế và các lực lượng tiến bộ trên thế giới dành cho Việt Nam trong suốt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Ông Hà Đăng, nguyên thành viên đoàn đàm phám Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã chia sẻ một số kỷ niệm sâu sắc trong đàm phán, ký kết Hiệp định Paris. Đặc biệt là tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh để lại nhiều bài học quý về luôn kiên trì các vấn đề nguyên tắc, chiến lược nhưng rất linh hoạt, mềm dẻo với sách lược; giữ vững độc lập, tự chủ, giành thắng lợi từng bước để tiếp tục thắng lợi hoàn toàn.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng tặng hoa cho các nhân chứng. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng tặng hoa cho các nhân chứng. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Đại diện cho bạn bè quốc tế dự buổi Lễ, bà Helen Luc, Chủ tịch danh dự Hội Hữu nghị Pháp – Việt bày tỏ xúc động khi nhớ về những khoảnh khắc lịch sử cách đây 50 năm.

Thời gian đầu khi tới Pháp, đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp nhiều khó khăn về điều kiện sinh hoạt. Bà Helen cùng gia đình và nhiều thành viên của Đảng Cộng sản Pháp đã đón tiếp chu đáo và dành nhiều tình cảm đối với đoàn đàm phán Việt Nam.

Bà tự hào được tham gia phong trào đoàn kết, ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam, trong đó trực tiếp hỗ trợ đoàn đàm phán miền Bắc và miền Nam trong thời gian đàm phán Hiệp định Paris. Bà chia sẻ sự vui mừng khi Việt Nam ngày càng phát triển phồn vinh và là bạn, là đối tác tin cậy của nhiều quốc gia trên thế giới.

Thay mặt cho thế hệ trẻ ngành Ngoại giao, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Ngoại giao khẳng định niềm tự hào, mãi mãi ghi nhớ, biết ơn sâu sắc công lao to lớn của thế hệ cha ông trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước để Việt Nam ngày nay có hoà bình và phát triển; quyết tâm nỗ lực học tập, rèn luyện về mọi mặt để tiếp bước những thế hệ đi trước, tiên phong trên mặt trận đối ngoại, đi đầu xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Lễ kỷ niệm diễn ra trong bầu không khí trang trọng, có ý nghĩa hết sức sâu sắc, thiết thực kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp định Paris và tri ân những cống hiến của các thế hệ cán bộ tham gia đấu tranh ngoại giao, chính trị, quân sự để dẫn đến việc ký kết Hiệp định Paris./.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...