Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà thơ Tố Hữu – Người truyền lửa tin yêu cho đời

Chân dung nhà thơ Tố Hữu.
Chân dung nhà thơ Tố Hữu.
(PLVN) -Thơ Tố Hữu chan chứa niềm tin yêu vào lý tưởng Cách mạng và tin yêu ở lẽ đời. Chỉ có người toàn tâm toàn ý vì lý tưởng của mình mới viết nên được những bài thơ dạt dào cảm xúc, lý tưởng mà đến nay vẫn được các thế hệ lưu truyền rộng rãi...

Sáng 2/10/2020, tại thành phố Huế, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (04/10/1920-04/10/2020). Dịp này đã khánh thành Công viên văn hóa và khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu tại xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế), bộ tem kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Tố Hữu cũng vừa được phát hành. Nhà thơ Tố Hữu luôn được ca ngợi là “Ngọn cờ đầu” của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông còn là ngọn lửa truyền đến sự ấm áp, năng lực tích cực cho đời.

Sống là cho mà chết cũng là cho

Nhà thơ Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành (4/10/1920 – 9/12/2002). Ông quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Mặc dù sinh ra ở Quảng Nam, nhưng từ nhỏ, ông đã theo gia đình về lại Huế sinh sống. Nên thơ ca Tố Hữu rất Huế.

Tố Hữu được biết đến không những là một nhà thơ nổi tiếng, mà ông còn là một chính khách. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng của nhà nước, như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ở Tố Hữu, con người thơ ca và con người chính trị đã hòa quyện lại một. Tư tưởng thơ ca của Tố Hữu là tư tưởng chính trị, tư tưởng cách mạng mà ông theo đuổi suốt cuộc đời.

Tố Hữu tham gia cách mạng từ sớm, và từng bị bắt đày đi nhà lao Thừa Phủ (Huế) rồi chuyển sang nhà tù Lao Bảo (Quảng Trị) và nhiều nhà tù khác ở Tây Nguyên. Nhưng lúc nào trong Tố Hữu cũng giữ vững niềm tin yêu vào lẽ đời và con đường cách mạng. Chỉ có người toàn tâm toàn ý vì lý tưởng của mình mới viết nên được những bài thơ mà đến nay còn lưu truyền rộng rãi.

Chúng ta nhắc đến Tố Hữu ở những tập thơ tạo được dấu ấn lớn trong dòng chảy thơ ca dân tộc: Từ ấy (1937 – 1946), 72 bài thơ; Việt Bắc (1947 – 1954), 26 bài thơ; Gió lộng (1955 – 1961), 25 bài thơ; Ra trận (1962 – 1971), 35 bài thơ; Máu và Hoa (1972 – 1977), 13 bài thơ... Những tập thơ trên đủ để níu giữ lại tên tuổi Tố Hữu với nền thơ ca nước nhà.

Bộ tem phát hành nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà thơ Tố Hữu.
Bộ tem phát hành nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà thơ Tố Hữu. 

Thơ ông, bên cạnh dòng thơ cách mạng, ta còn thấy được tư tưởng nhân sinh của ông. Đó là cách sống, cách chọn đường đi đúng đắn theo lý tưởng của mình. Tố Hữu là vậy, ông quyết chí đi theo hướng đã chọn, nên thơ ca cũng cốt để nói lên cái chí hướng đó. Ngay từ đầu tập thơ “Từ ấy”, ta đã bắt gặp một Tố Hữu quan sát con người, xung quanh với tấm lòng cảm thông và hiểu được những gì thời cuộc đang xảy ra.

Trong đó, có bài Mồ côi, với những câu thơ xúc động: “Con chim non không tổ/Trẻ mồ côi không nhà/Hai đứa cùng đau khổ/Cùng vất vưởng bê tha”. Để rồi, khi ở bước đường cùng, sự mồ côi và côi cút đó không còn sự sống, thì  cái chết đó cũng không được ai nhìn ngó: “Rồi ngày kia rã cánh/Rụi chết bên đường đi.../Thờ ơ con mắt lạnh/Nhìn chúng: “Có hề chi!”. Tố Hữu đã nói lên được lòng mình với những phận đời không được may mắn. 

Tố Hữu khi còn trẻ đã thấy: “Vẫn chưa hết những cảnh đời đau khổ/Nhưng kể làm chi nữa, bạn lòng ơi!” (Hai đứa trẻ - Từ ấy). Chính vì thấy sự đau khổ đó mà người thanh niên Tố Hữu khi ấy muốn: “Ai lẩn thẩn đem màu tươi hoa lá/Rắc trên cành khô chết nhựa trong cây?” (Tháp đổ - Từ ấy). Đọc những câu thơ này, ta thấy một Tố Hữu muốn hiến dâng đời mình cho đời, muốn đem những tươi xanh đẹp đẽ của mình để hồi sinh những nơi điêu tàn chết chóc. Chỉ có tấm lòng của một thi nhân nhiệt huyết với đời mới viết nên được những câu thơ như vậy.

Để rồi, khi Tố Hữu hiểu ra một ngày nào đó ông sẽ đi xa, để lại thời cuộc, để lại tất cả, nhưng khi đã đi xa đó, ông vẫn hiến dâng mình cho đời, kể cả là khi chết đi: “Xin tạm biệt đời yêu quý nhất/Còn mấy vần thơ, một nắm tro/Thơ gửi bạn đường, tro bón đất/Sống là cho mà chết cũng là cho”. Được biết, đây là bốn câu thơ chép tay của Tố Hữu có tên “Tạm biệt”, là bài thơ cuối cùng. Và như chúng ta đã thấy, Tố Hữu đã thể hiện sự cho đi của mình cả khi sống và cả khi chết đi, đó thật sự là điều đáng quý của một thi nhân.

Những vần thơ đẹp lạ thường

Tố Hữu sinh ra trong gia đình không mấy khá giả, nhưng đó lại là gia đình gia giáo, bố là nhà nho, còn mẹ thuộc nhiều ca dao tục ngữ Huế. Vì vậy, Huế và gia đình đã ảnh hưởng nhiều đến thơ ca Tố Hữu. Chất Huế ngọt ngào, da diết, sâu lắng luôn có mặt trong thơ ông.

Về bút danh Tố Hữu, có tài liệu cho rằng, năm 1938, tức Tố Hữu 18 tuổi, lúc sang nước Lào, được một cụ ông người Quảng Bình tặng. Hai từ Tố Hữu được lấy trong câu thơ “Ngô nhi tố hữu đại chí” nghĩa là “sẵn có, ý chỉ khí phách tiềm ẩn trong người”. Nhưng Tố Hữu lại hiểu theo nghĩa là người bạn trong trắng.

Có thể nói, Tố Hữu là một hiện tượng kỳ lạ trong thơ ca Việt Nam. Tính đến nay, thơ Tố Hữu chắc chắn có nhiều người thuộc hơn bất kỳ nhà thơ nào. Chúng ta không còn xa lạ gì với những bài thơ Từ ấy, Bầm ơi, Bác ơi, Bà má Hậu Giang, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Việt Bắc, Mẹ Suốt, Tiếng chổi tre, Kính gửi cụ Nguyễn Du, Lượm... Đó là những bài thơ, bên cạnh nội dung nói về những người cần nói, những nơi cần diễn tả, tà còn thấy được ở đó những vần thơ đẹp đến lạ thường.

“Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh/ Thổi phồng lên… Tim bỗng hóa mặt trời” (Huế tháng tám), để nói về Cách mạng tháng Tám. “Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!/ Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt/ Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát/ Chuyến phà dào dạt, bến nước Bình Ca, để ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, vẻ đẹp thiên nhiên cùng với vẻ đẹp văn hóa của dân tộc; những câu thơ trở nên ngọt ngào, dễ thấm vào lòng người đọc.

Ta không thể quên những câu thơ tuyệt đẹp trong bài Việt Bắc: “Nhớ người mẹ nắng cháy lưng/ Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô… Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi/ Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng/ Ngày xuân mơ nở trắng rừng/ Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang/ Ve kêu rừng phách đổ vàng/ Nhớ cô em gái hái măng một mình…”.

Có lẽ khó có câu thơ nào viết hay về vùng Việt Bắc đến như vậy, từng hình ảnh về thiên nhiên, cây cối, về con người được hiện lên đẹp như bức tranh mơ màng. Cách gieo vần và chọn âm cũng khéo léo, nên đã tạo ra được giai điệu trong trẻo cho người đọc, dù đó là những câu thơ, chứ không phải là lời bài hát.

Còn viết về Bác Hồ, chúng ta không thể nào quên được những câu sau đây, những câu đã in sâu vào trí nhớ nhiều người: “Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời/ Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường/ Nhớ Người những sớm tinh sương/ Ung dung yên ngựa trên đường suối reo/ Nhớ chân Người bước lên đèo/Người đi, rừng núi trông theo bóng Người”.

Thơ Tố Hữu là vậy, luôn hướng đến cái chung, cái bên ngoài. Chúng ta ít bắt gặp những tâm sự riêng tư của ông; nếu có thì đó là những quan niệm về nhân sinh đó là sự lo lắng, muốn bao bọc cho những phận đời nhỏ nhoi, mồ côi, yếu ớt.

Nhận xét về thơ Tố Hữu, Đặng Thai Mai viết: “Trong thơ Tố Hữu, nét nổi bật đáng quý là sự nhất trí. Nhất trí giữa đời sống và nghệ thuật. Nhất trí giữa tình cảm, tư tưởng và hành động. Nhất trí giữa con người với thời đại, với tập thể...”. Còn nhà thơ Trần Đăng Khoa thì cho rằng: “Tố Hữu là một nhà thơ lớn. Nói đúng hơn, ông là nhà thơ lãng mạn cách mạng. Cả cuộc đời ông gắn bó với cách mạng. Thơ với đời là một. Trước sau đều nhất quán. Tố Hữu nhìn cách mạng bằng con mắt lãng mạn của một thi sĩ”.  

Đọc thêm

Bình minh nơi ven trời Tây Bắc

Đường phố Lai Châu rợp cờ hoa chào đón ngày lễ lớn.
(PLVN) - Ở nơi ấy… cuối trời Tây Bắc, có một tỉnh trẻ, một thành phố trẻ đang lặng lẽ vượt lên những khó khăn, những cách trở xa xôi, của đá tai mèo, thiên tai, mưa lũ, nghèo đói và lạc hậu… để xây dựng lên một thành phố nên thơ, một tương lai rộng mở. Ấy là Lai Châu, là “trái tim Tây Bắc” như nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã khắc họa trong bài thơ “Gửi Lai Châu”.

Mùa tựu trường, bình về những điểm 10 môn Văn

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Dù vẫn còn hãn hữu, có thể nói là đếm trên đầu ngón tay nhưng các kỳ thi Tốt nghiệp THPT vừa qua đã xuất hiện những điểm 10 môn Ngữ Văn. Điều này liệu có bình thường? PLVN ghi nhận một số ý kiến bình giải về câu chuyện này.

Tư pháp Hà Tĩnh: Tiên phong trong công tác đỡ đầu xây dựng Nông thôn mới

Ông Lê Viết Hồng - Giám đốc Sở Tư pháp Hà Tĩnh làm việc với xã Hương Bình huyện Hương Khê về công tác đỡ đầu xã xây dựng nông thôn mới.
(PLVN) - Tính từ năm 2010 đến nay, Sở Tư pháp Hà Tĩnh đã thực hiện đỡ đầu, góp phần cùng với chính quyền và nhân dân nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đạt chuẩn về dịch nông thôn mới. Sở Tư pháp được tỉnh Hà Tĩnh đánh giá là đơn vị tiêu biểu trong việc giúp địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Chung niềm tin chiến thắng dịch bệnh

Các ca sĩ biểu diễn phục vụ hơn 10 ngàn bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 3 và số 6 TP HCM.
(PLVN) - Gần hai năm qua, các văn nghệ sĩ từ Bắc chí Nam không chỉ “cháy” hết mình trong mỗi sáng tạo nghệ thuật, góp sức trong cuộc chiến chống Covid-19 mà còn không quản ngại khó khăn, điều kiện dịch bệnh, sẵn sàng góp công, góp của tham gia các hoạt động tình nguyện hỗ trợ người dân vùng dịch.

Cần quy hoạch, phát triển Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng thuận thiên

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng Nghị quyết 120/NQ-CP thực sự mang tính đột phá, đánh dấu sự thay đổi từ cách tiếp cận mang tính phòng vệ thụ động đối với biến đổi khí hậu chuyển sang hướng tới mô hình “chủ động thích ứng với thiên nhiên”.

Nhiều doanh nghiệp muốn tự chủ chống dịch, tự chủ sản xuất

Một khu nhà xưởng mới được doanh nghiệp cải tạo để sản xuất 3 tại chỗ.
(PLVN) - Thay vì đối tượng bị kiểm soát dịch bệnh, các doanh nghiệp bày tỏ mong muốn được cùng nhà nước tham gia chống dịch ngay chính tại doanh nghiệp của mình, được tự chủ sản xuất, chủ động đăng ký và chịu trách nhiệm với hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa của mình…

Khi nông dân lên sàn… thương mại điện tử

Người nông dân live stream bán vải tại vườn.
(PLVN) - Mùa dịch, các phương thức mua bán truyền thống không còn phát huy tác dụng. Thương mại điện tử lên ngôi khiến cho kế hoạch đưa nông dân lên sàn thương mại điện tử hiện thực hơn bao giờ hết…

Quảng Ninh: Hiệu quả từ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh tại Hội nghị quán triệt, triển khai chương trình kiểm tra, giám sát, thanh tra năm 2020.
(PLVN) -  Thực tiễn cách mạng nước ta đã chứng minh, kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng, một khâu quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tỉnh Quảng Ninh đã luôn chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng đồng bộ, sáng tạo, triển khai diện rộng nhưng không chồng chéo, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

“Bí quyết” giữ vững địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng

Quảng Ninh quyết giữ địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng.
(PLVN) - Mặc dù là địa bàn có nguy cơ lây nhiễm rất cao với cửa khẩu, sân bay, thành phố du lịch..., nhưng với những giải pháp được triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh Quảng Ninh vẫn giữ được địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng.

Biết ơn những điều bình thường bé nhỏ

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Trước khi làm một người thành công, trí tuệ, trước khi bay cao, bay xa, hãy nhớ nằm lòng bài học để làm một người tử tế. Hãy biết ơn, biết yêu thương và trân trọng cuộc sống từ những điều bình thường, nhỏ bé...

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 4): Hội tụ “Thế và Lực” hướng tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế

 Như một Việt Nam thu nhỏ, Quảng Ninh hội tủ nhiều kỳ quan thiên nhiên hiếm có. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Tầm nhìn dài hạn, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, tiên phong đổi mới trong nhiều lĩnh vực cùng những lợi thế so sánh mà thiên nhiên ban tặng là “thế và lực” để Quảng Ninh tự tin trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước xứng tầm đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 2): Tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu về cải cách hành chính

Ông Nguyễn Xuân Ký - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã khẳng định vị trí dẫn đầu về chỉ số cải cách thủ tục hành chính trong nhiều năm, hướng tới một nền hành chính phục vụ, đây là lĩnh vực quan trọng góp phần khẳng định thương hiệu Quảng Ninh thân thiện và năng động trong mắt bạn bè trong nước, khu vực và quốc tế.

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 1): Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững

Thành phố Hạ Long khang trang, hiện đại hôm nay (ảnh: Báo Quảng Ninh).
(PLVN) - Thời gian vừa qua, Quảng Ninh đã thể hiện vai trò ở tầm cao hơn trong khu vực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của cả nước, phát triển theo hướng bền vững và hội nhập. Đây là một trong những bước đi bài bàn trong chiến lược dài hạn để Quảng Ninh sớm khẳng định thương hiệu phát triển bền vững trong nước và quốc tế.

Gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Công nghệ của Nhật Bản, châu Âu không đáp ứng được tiêu chí trong Hồ sơ mời thầu?

Gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Công nghệ của Nhật Bản, châu Âu không đáp ứng được tiêu chí trong Hồ sơ mời thầu?
(PLVN) - Tại gói thầu Thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) làm chủ đầu tư, 2 nhà sản xuất tua-bin khí nổi tiếng thế giới là Mitsubishi Power và Siemens Energy còn không nộp hồ sơ do họ tự thấy rằng không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của Hồ sơ mời thầu. Vậy thực lực về công nghệ, kỹ thuật và năng lực của 2 nhà thầu này đến đâu mà lại như vậy?

Vì sao gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 phải gia hạn thời điểm đóng thầu?

Vì sao gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 phải gia hạn thời điểm đóng thầu?
(PLVN) - Ngày 6/8/2021 vừa qua, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) tổ chức lễ mở thầu Gói thầu thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 với trị giá lên tới hơn 1 tỷ USD. Gói thầu này được rất nhiều nhà thầu lớn trong và ngoài nước quan tâm, đã có đến 16 nhà thầu mua hồ sơ về nghiên cứu, chuẩn bị. Tuy nhiên đa số các nhà thầu đã không thể tham dự vì không đủ điều kiện, hoặc nếu có tham gia thì có thể bị loại ngay từ đầu...