Kỷ luật, điều chuyển công tác nữ Hiệu trưởng Trường THCS Phú Đô

Kỷ luật, điều chuyển công tác nữ Hiệu trưởng Trường THCS Phú Đô
(PLO) - Bà Nguyễn Thị Nguyệt, Hiệu trưởng Trường THCS Phú Đô sau khi bị các giáo viên tố cáo vì hàng loạt sai phạm trong quá trình công tác vừa được UBND quận Nam Từ Liêm công bố giáng chức.

Chiều 21/3, UBND quận Nam Từ Liêm công bố quyết định kỷ luật đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt, Hiệu trưởng Trường THCS Phú Đô ngay tại hội đồng sư phạm nhà trường.

Cụ thể hình thức kỷ luật được đưa ra với bà Nguyệt là giáng chức từ Hiệu trưởng xuống Hiệu phó, tức từ công chức xuống viên chức, đồng thời biệt phái chuyển về phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Sau quyết định kỷ luật, UBND quận Nam Từ Liêm cũng ra quyết định điều động về phòng GD-ĐT Nam Từ Liêm làm công tác chuyên môn, đồng nghĩa với việc bà Nguyệt sẽ không làm Hiệu phó mà về làm viên chức công tác tại phòng GD-ĐT của quận này.

UBND cũng giao nhiệm vụ cho bà Võ Hồng Loan, hiện là Phó trưởng phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm sẽ kiêm nhiệm quản lý điều hành Trường THCS Phú Đô từ ngày 21/3 đến khi Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm có quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng mới.

Những quyết định của UBND huyện Nam Từ Liêm liên quan đến sự việc của nhà trường sẽ có hiệu lực từ ngày 21/3/2017.

Tin cùng chuyên mục

Hoàng Minh Hằng (Thứ 2 từ phải sang) chụp ảnh lưu niệm với các học sinh được kết nạp Đảng cùng đợt.

Phát triển Đảng trong học sinh tại Quảng Bình (Bài 1): Nhiều tín hiệu khả quan

(PLVN) - Được đứng vào hàng ngũ của Đảng là niềm vinh dự, tự hào, kỷ niệm đẹp đối với học sinh. Hai năm gần đây, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ngày càng quan tâm, đẩy mạnh công tác này, qua đó tạo điều kiện cho các “hạt giống đỏ” sớm giác ngộ lý tưởng của Đảng, nâng cao ý thức học tập, tu dưỡng bản lĩnh để sau này “nảy mầm xanh”.

Đọc thêm

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Tránh 'thi gì, học nấy'?

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ đổi mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - GS. TS Đỗ Đức Thái, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, những vấn đề về kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 (theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018) đã trở nên cấp bách - không chỉ đối với ngành Giáo dục mà còn đối với nhân dân cả nước.

“Bất chợt” rồi “đột xuất”

Ảnh minh họa.
(PLVN) -Mới đây, tại Hội nghị tổng kết năm học 2022 - 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm học 2023 - 2024, lãnh đạo Sở GD&ĐT một tỉnh phía Nam đã làm “nổi sóng dư luận”, khi yêu cầu giáo viên không được kiểm tra đầu giờ bất chợt với học sinh.

Đại học Nam Cần Thơ tưng bừng khai giảng năm học mới

Với những nỗ lực trong công tác giáo dục, mới đây, Trường Đại học Nam Cần Thơ đã được Viện Đổi mới sáng tạo UPM cấp Chứng nhận xếp hạng đối sánh 4 sao.
(PLVN) - Hòa chung không khí sôi nổi của cả nước chào mừng năm học mới, ngày 22/9, Trường Đại học Nam Cần Thơ (TP Cần Thơ) tổ chức Lễ khai giảng năm học 2023 - 2024. Tại buổi lễ, lãnh đạo nhà trường đã trao tặng học bổng để khen thưởng sinh viên có điểm xét tuyển xếp loại xuất sắc và giỏi, với tổng trị giá gần 12,6 tỷ đồng.

Dự kiến 11 môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Huỳnh Văn Chương báo cáo tại Hội nghị.
(PLVN) - Dự kiến từ năm 2025 sẽ tổ chức thi theo 11 môn bắt buộc và lựa chọn, gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. 

Toán học “cần một phen đổi mới”

Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị Toán học toàn quốc lần thứ X. (Ảnh: Bộ GD-ĐT)
(PLVN) -Theo GS.TSKH. Ngô Việt Trung, một nền giáo dục tiên tiến không thể thiếu vai trò môn Toán. Thế nhưng, hiện môn Toán đang bị đẩy dần khỏi chương trình đại học và bộc lộ nhiều lệch lạc trong việc dạy học và thi ở bậc phổ thông...