Kỳ lạ tục giao chạ khiến 2 làng 700 năm không có người lấy nhau

Lễ hội giao chạ ở Vân Đài - Tam Đường
Lễ hội giao chạ ở Vân Đài - Tam Đường
(PLO) - Hơn 700 năm qua, 2 làng Vân Đài và Tam Đường thuộc xã Chí Hoà, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình dù ở gần nhau, qua lại giao lưu hàng ngày vẫn tuyệt nhiên không có đôi nào lấy nhau. 
Vào ngày lễ giao chạ, các cụ già người làng Vân Đài vẫn gọi các thanh niên người làng Tam Đường là anh, chị. Điều kỳ lạ này bắt nguồn từ một câu chuyện có thật trong lịch sử. 
 Huyền Trân công chúa vì nước quên thân
Tương truyền rằng, vào thời Trần, vua Trần Nhân Tông sinh hạ được hai công chúa là Diệu Từ Ân (tức Huyền Trân công chúa) và Diệu Từ Dong (tức Diệu Dung công chúa). Khi còn nhỏ, hai công chúa sống với nhau gắn bó, keo sơn. Khi lớn lên, trước tình cảnh đất nước bị giặc Nguyên Mông xâm lược, theo điều luật của triều đình thì hoàng tử phải ra trận còn công chúa và hoàng gia phải tổ chức tăng gia lấy lương thực để nuôi quân đánh giặc. 
Ðể giữ mối bang giao với Chiêm Thành, tập trung đối phó với quân Nguyên Mông, Huyền Trân công chúa được gả cho vua Chiêm là Chế Mân. Sử sách còn ghi, sau khi được vua cha gả cho vua Chế Mân người Chăm, Huyền Trân công chúa đã gạt bỏ đau buồn, ra đi làm dâu xứ người, hy sinh cho đất nước. 
Vượt qua cửa tử ngày vua Chế Mân băng hà (do Chiêm Thành có tập tục Hoàng Hậu phải hỏa thiêu theo chồng), được Trần Khắc Chung cứu thoát, công chúa trở về, được vua cha ban hiệu Diệu Từ Ân công chúa, ngự tại phủ Tân Cương (nay là thôn Thái Đường), cùng vua cha lo việc chống Nguyên, đi tới thắng lợi cuối cùng.  Khi công chúa Huyền Trân mất, dân làng Thái Ðường (thôn Tam Ðường, xã Tiến Ðức ngày nay) lập đền thờ bà. 
Còn người ở lại là công chúa Trần Ngọc Dong (hiệu Diệu Từ Dong công chúa), được vua cha giao cho việc sản xuất lương thực, cung cấp quân lương phục vụ vua tôi nhà Trần chống giặc. Bằng tài năng và lòng say mê mở mang vùng đất, khai phá ruộng đồng trồng lúa, công chúa Diệu Dong đã khai phá cả một vùng đất rộng lớn Duyên Hà, Tiên Hưng, đắp đê ngăn lũ, chống nước biển xâm thực ruộng đồng. 
Một lần, khi đi vi hành vùng đất có 36 gò nổi lên giữa mênh mang sông nước, ngẩng đầu nhìn lên, công chúa thấy ẩn hiện trong quầng mây ngũ sắc chiếc đài sen huyền diệu, xung quanh mây trời bao phủ trắng xóa. Nghĩ là điềm lạ, công chúa truyền cho dân chúng đặt tên vùng đất này là Vân Đài. 
Trải qua tháng năm, vùng đất Vân Đài trở thành nơi đất đai trù phú, dân cư đông đúc. Ngày 15 tháng Chín âm lịch, công chúa mất đi, dân chúng trong vùng vô cùng thương tiếc, tôn là Thánh Mẫu, xây miếu Đường Đài tại mộ, bên sông Sa Lung cạnh làng (vốn khởi nguồn từ sông Luộc giáp đất Hưng Yên, chảy đến cống Trà Linh, huyện Thái Thụy và đổ ra biển), sau đó lại lập đền giữa làng, hương khói quanh năm. 
Giao chạ: Một mỹ tục độc đáo
Ðể tưởng nhớ và tri ân công đức của hai chị em công chúa, dân làng Vân Ðài lấy ngày mất của Thánh mẫu Diệu Dung để mở hội và dâng lễ, đón dân làng Thái Ðường nơi thờ công chúa Huyền Trân về dự, xin kết làm chị em. Ðến nay, trải qua hơn 700 năm, lễ giao chạ vẫn được nhân dân hai làng gìn giữ. 
Hàng năm, cứ vào ngày giỗ của Huyền Trân công chúa (15/2 âm lịch), thôn Tam Ðường mở hội, dân làng Vân Ðài chạ dưới cử 64 người quần áo chỉnh tề lên tổ chức tế lễ, tổ chức giao hiếu. Ngược lại, vào ngày giỗ của Diệu Dung công chúa (ngày 15/9 âm lịch) khi làng Vân Ðài mở hội thì 84 người làng Tam Ðường chạ trên xuống tổ chức tế lễ, tổ chức giao hiếu.
Trong suốt hai ngày diễn ra tục giao chạ, dân hai làng có dịp chia sẻ vui buồn, chia sẻ cách làm ăn, phát triển sản xuất kinh doanh, giao lưu văn hóa văn nghệ. Người dân chạ Vân Ðài gặp người dân chạ Tam Ðường ở bất kỳ lứa tuổi nào đều gọi là anh/chị và xưng em một cách tự nhiên, trân trọng. 
Người dân Tam Ðường gặp chạ em Vân Ðài luôn luôn thân chiều nhau như anh chị em ruột thịt lâu ngày gặp lại. Những thời khắc gặp mặt tại các gia đình luôn được thể hiện trong bầu không khí đoàn kết, ấm cúng và thân thiết. Khi chia tay, dân hai làng bịn rịn tiễn chân nhau ra tận đầu làng.
Và cũng chính bởi tục giao chạ đã được ghi vào hương ước của hai làng từ 700 năm qua mà các gia đình đều giáo dục con cháu coi nhau như ruột thịt trong nhà, dù không có huyết thống cũng không bao giờ kết làm phu thê. Quả thực, đây là một nét văn hoá độc đáo khó tìm thấy ở một vùng quê nào khác! 

Đọc thêm

"Sinh viên thế hệ mới" theo đuổi đam mê và lý tưởng

Các bạn trẻ được thể hiện tài năng, cá tính và sự sáng tạo (ảnh VTV).
(PLVN) - Với chọn từ khoá “Dám” chứa đựng đầy tính thử thách, “Sinh viên thế hệ mới 2024” tạo cơ hội cho các bạn trẻ được thể hiện tài năng, cá tính và sự sáng tạo trong việc theo đuổi đam mê và lý tưởng của mình.

'Độc đạo' với nỗi đau đớn, giằng xé giữa lương tri, thù hận

"Độc đạo" đi sâu khai thác những quan hệ phức tạp, đan xen giữa “yêu” - “hận” của các nhân vật, (ảnh VFC)
(PLVN) - Bộ phim "Độc đạo" vạch trần những âm mưu, tinh khôn, lọc lõi và tàn bạo của những kẻ vì tiền mà gieo rắc cái “chết trắng” đến cho xã hội. Đồng thời, bộ phim sẽ mang đến cho người xem những câu chuyện về các chiến sĩ công an đã, đang và luôn âm thầm hy sinh, dấn thân vào những hiểm nguy, bảo vệ bình yên của Tổ quốc.

“Soul of the forest - Giai điệu của rừng thông”

“Soul of the forest - Giai điệu của rừng thông” trở lại mùa 2. (ảnh BTC)
(PLVN) - “Soul of the forest - Giai điệu của rừng thông” mùa 2 không chỉ là một show nhạc đơn thuần, mà sẽ là một chuỗi trải nghiệm đa tầng cảm xúc, kết hợp cùng thanh âm của núi rừng trong từng điểm chạm.

“Hoa sữa về trong gió” buồn vui trong mỗi nếp nhà

 Bộ phim mở ra một không gian mang chút hoài niệm (ảnh trong phim).
(PLVN) - "Hoa sữa về trong gió" là câu chuyện có đề tài gia đình với nội dung nhẹ nhàng như dòng suối mát lành thẫm đẫm tình người. Bộ phim mở ra một không gian mang chút hoài niệm, mang những buồn vui nhân thế len qua mọi ngõ phố, mọi nếp nhà.

“Điều còn mãi 2024” - Sống lại những năm tháng hào hùng của dân tộc

"Điều còn mãi" đã vượt ra ngoài khuôn khổ một chương trình hòa nhạc, là sự kiện đặc biệt để bày tỏ niềm tự hào dân tộc qua âm nhạc (ảnh BTC).
(PLVN) - Những tác phẩm được lựa chọn giới thiệu trong "Điều còn mãi 2024" là những giai điệu hùng tráng mà trữ tình của nhiều thế hệ nhạc sĩ Việt Nam, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước mãnh liệt, sâu sắc, niềm tự hào về những chiến thắng vang dội trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc cùng những thành tựu to lớn của thời kỳ đổi mới, giúp người xem được sống lại những năm tháng hào hùng và gian khổ của dân tộc cũng như khám phá vẻ đẹp tâm hồn người Việt.

Lễ hội thường niên dành cho người hâm mộ K-pop và văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam

Lễ hội thường niên dành cho người hâm mộ K-pop và văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam
(PLVN) - Đại sứ quán Hàn Quốc, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam, Cơ quan Nội dung Sáng tạo Hàn Quốc và Báo Seoul đã phối hợp tổ chức thành công chương trình Lễ hội K-pop Lovers Festival 2024 (Lễ hội dành cho người hâm mộ K-pop) từ ngày 17 đến ngày 18/8/2024 tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, khu phố đi bộ, hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Rưng rưng khi “Trở về bên mẹ”

Hoạt cảnh "Một đời gồng gánh" đầy lắng đọng (ảnh P.V)
(PLVN) - Tối 15/8/2024, chương trình nghệ thuật đặc biệt mùa Vu lan báo hiếu “Ơn nghĩa sinh thành 2024” đã diễn ra tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội). Hàng nghìn khán giả đã xúc động khi được “Trở về bên mẹ”, thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật chan chứa lòng yêu thương, đạo hiếu.

Giọng ca 9X Hiếu Minh ‘chạm’ đến Đỉnh cao âm nhạc

Hiếu Minh trình diễn tại đêm Chung kết
(PLVN) - Vừa qua, trong đêm Chung kết tại Nhà hát VOV, ca sĩ trẻ Hiếu Minh đã giành giải Á quân 1 bảng Nhạc nhẹ, Cuộc thi Đỉnh cao âm nhạc 2024. Giọng ca 9X này đã xuất sắc vượt qua hàng trăm thí sinh nặng ký từ mọi miền Tổ quốc.

Phim 'bom tấn' Việt: Dù đầu tư mạnh nhưng vẫn chưa xứng tầm

Phim 'bom tấn' Việt: Dù đầu tư mạnh nhưng vẫn chưa xứng tầm
(PLVN) - Trong vài năm trở lại đây, thị trường phim Việt không thiếu những bộ phim đầu tư hàng trăm tỷ đồng, thu hút người xem với các cảnh quay mãn nhãn. Tuy nhiên, một thực tế, những bộ phim “bom tấn” của Việt Nam còn nghèo nàn về nội dung, ý nghĩa và “lép vế” trước phim nước ngoài.