Kỳ lạ ở nơi phụ nữ cạo trọc đầu như ni sư

Những ngôi nhà người Dao đỏ ở bản Lũng Chang xã Thái Học
Những ngôi nhà người Dao đỏ ở bản Lũng Chang xã Thái Học
(PLO) - Thái Học là xã vùng cao của huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), nơi đây tập trung đông đúc cư dân đồng bào Dao đỏ với những nét phong tục, tập quán vô cùng độc đáo. Đối với những người phụ nữ trung tuổi trong các bản làng, hầu như ai cũng cạo lông mày, cạo trọc đầu, tạo nên một nét rất riêng. 

Phụ nữ cạo đầu như nhà sư 

Xã Thái Học, huyện Nguyên Bình có tất cả 14 xóm, 100% là người Dao đỏ. Đồng bào nơi đây có tinh thần đoàn kết cộng đồng rất cao, họ thường tập trung sinh sống trên các sườn đồi, hoặc các rẻo cao trên đỉnh núi. Tập quán của đồng bào nơi đây vẫn còn duy trì các ngôi nhà sàn gỗ, mái lợp bằng lá cọ hoặc ngói âm dương. Khung cảnh bình dị của miền sơn cước vừa yên bình vừa kỳ bí. Điều mà chúng tôi tò mò muốn khám phá, đó chính là việc cạo trọc đầu của phụ nữ nơi đây.

Tại các phiên chợ, chúng tôi vẫn thường thấy phụ nữ dân tộc thiểu số trung niên cạo trọc đầu. Có người họ để đầu trọc lóc như quả bí, cũng có người do xấu hổ nên họ phải quấn khăn che kín trên đầu. Được biết đó là những phụ nữ dân tộc Dao đỏ. Đối với những người ở dưới miền xuôi nhưng chúng tôi, đây chính là nét văn hóa kỳ bí, rất cần được khám phá. Không riêng gì ở xã Thái Học mà còn có rất nhiều các bản làng vùng cao khác, phụ nữ trung tuổi người Dao vẫn cạo trọc đầu. 

Anh Bàn Văn Pu (35 tuổi) là một thầy cúng trẻ ở bản Lũng Chang, xã Thái Học cho biết, ngoài những phong tục như lễ cấp sắc (tục chứng nhận cho người đàn ông trưởng thành), phụ nữ người Dao đỏ còn có tục cạo đầu. Lễ cấp sắc sẽ phải trải qua rất nhiều khâu, có khi phải tốn rất nhiều lợn, gà, tiền của, tổ chức ăn uống hai, ba ngày mới xong. Còn tục cạo tóc thì chẳng cần phải tốn kém gì cả, họ có thể tự cạo trọc đầu cho mình hoặc cạo giúp nhau.

Anh Pu nói: “Việc cạo đầu là để phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Nếu không cạo tóc thì người ta cũng không biết đây là người dân tộc nào. Hiện trong bản này chỉ có những người phụ nữ từ 40 tuổi trở trên mới cạo tóc”.

Theo quan niệm xưa kia, phụ nữ người Dao đỏ cứ đến tuổi trưởng thành là họ lại cạo lông mày, rồi cạo trọc đầu cho nhau, có người họ còn nhuộm cả răng đen. Xưa kia, người dân quan niệm cạo trọc đầu, cạo bớt lông mày là nét đẹp. Bởi khi cạo hết tóc và lông mày, kết hợp với những bộ trang phục thổ cẩm của dân tộc sẽ tạo cho người phụ nữ trở nên đẹp lộng lẫy. 

Đồng bào người Dao đỏ cũng quan niệm rằng, các chi tiết từ quần áo đến khuôn mặt của người phụ nữ đều phải có sự kết hợp hài hòa. Tục cạo tóc và cạo lông mày là để tăng thêm vẻ đẹp cho những người phụ nữ trên miền rẻo cao. Phụ nữ ở miền rẻo cao, phải cạo tóc như vậy mới đẹp được. Và với những người đàn ông, họ cũng đánh giá các chi tiết, nhất là vẻ đẹp rạng rỡ trên khuôn mặt của các cô gái. Theo anh Pu, người Dao Lô Giang ở Thái Nguyên họ còn cắt tóc và dùng sáp ong để sơn đầu. Nếu người nào không sơn đầu thì sẽ không được mặc trang phục dân tộc.

Để tìm hiểu kỹ về phòng tục này, chúng tôi còn tìm gặp bà Bàn Mùi Pham (60 tuổi). Khi hỏi về những nét văn hóa của dân tộc mình, đặc biệt là phong tục cạo tóc, bà Pham nói: “Tôi cạo tóc từ lúc 13, 14 tuổi, bây giờ cứ để dài khó chịu lắm. Ngày trước con gái cạo tóc chỉ để lại một ít tóc ở trên đỉnh đầu thôi. Người Dao chúng tôi cho rằng, đó là nơi trú ngụ các hồn vía con người, quan niệm để tóc như vậy sẽ không bị ốm đau bệnh tật. Tục cạo đầu của dân tộc chúng tôi có từ lâu lắm rồi”.

Bà Bàn Mùi Lưu (50 tuổi), người ở trong xóm góp chuyện: “Đây là một tập tục cổ truyền, tuy nhiên nó làm ảnh hưởng đến việc giao lưu gặp gỡ mọi người. Mỗi khi đi chợ, hay tham gia các lễ hội, chúng tôi thường bị mọi người trêu đỏ mặt đấy. Họ nói, đầu như quả bí, đầu nhà sư… xấu hổ lắm”.

Mặc dù bị nhiều người trêu nhưng những người phụ nữ trung tuổi ở xã Thái Học vẫn tự hào về điều đó, bởi đây là phong tục, là nét đẹp có từ ngàn đời nay. Ngày nay do xấu hổ nên những người phụ nữ Dao đỏ thường lấy khăn buộc lại. Theo bà Bàn Mùi Lưu, hiện nay những người phụ nữ trung tuổi ở trong làng cứ tóc dài là họ lại tự cắt, tự cạo cho nhau, ra đường thì đội khăn để che đi. 

Bà Bàn Mùi Pham trò chuyện về phong tục cạo tóc của người Dao
Bà Bàn Mùi Pham trò chuyện về phong tục cạo tóc của người Dao

Nét văn hóa cổ  

Lật tấm khăn trùm để “khoe” cái đầu trọc với PV, bà Bàn Mùi Pham cho biết, do đồng bào người Dao đỏ sinh sống trên núi cao, khô khát về nguồn nước nên khi để tóc dài không hợp vệ sinh, vướng víu. Việc những người phụ nữ họ cạo tóc là để thuận tiện cho việc gội đầu, nấu nướng.

Bà Bài Mùi Lưu cho biết thêm: “Trước đây chấy rận nhiều lắm, để tóc tốt thì chấy rận sẽ có nơi trú ngụ. Trước kia làm gì có dầu gội đầu như bây giờ, cũng không có bể chứa nước nên ai cũng phải cạo đầu”. Bà Pham cho biết, hiện con gái và phụ nữ trẻ trong bản đều để tóc dài, trông xinh đẹp và duyên dáng lắm, chỉ còn số ít những người lớn tuổi như bà Pham, bà Lưu mới cạo tóc.

Tục cạo tóc đang dần bị lãng quên do không còn phù hợp, thậm chí nó khiến “khổ chủ” cảm thấy xấu hổ khi giao lưu, buôn bán. Tuy vậy, trong những ngày lễ hội truyền thống, phụ nữ người Dao đỏ lại mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình  và không ít người quay lại tục cạo đầu.   

Ông Triệu Tòn Sinh, Chủ tịch xã Thái Học cho biết: “Tục cạo trọc đầu của phụ nữ Dao có từ ngày xưa rồi, hiện chỉ có những người phụ nữ trung tuổi cạo tóc. Do việc truyên truyền của chính quyền địa phương nên con em người dân tộc Dao cũng không còn ai cạo trọc đầu.

Ngày xưa các cụ bắt phải cạo trọc vì lo sợ bệnh tật, bây giờ có nhiều em gái đã biết xấu hổ khi cạo tóc đi học. Hiện tại, cán bộ địa phương xã vẫn đang tích cực tuyền truyền xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, không hợp với thuần phong mỹ tục. Chúng tôi cũng mong rằng Đảng và Nhà nước cần quan tâm hơn nữa, nhất là việc xây dựng quy chuẩn nếp sống văn hóa cho đồng bào dân tộc”.

Tin cùng chuyên mục

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

(PLVN) - Giữa bom đạn chiến trường khốc liệt, vẫn còn đó khúc ca hào hùng, bi tráng của một thời kỳ kháng chiến cứu nước. Có rất nhiều ca sĩ hát dòng nhạc cách mạng được nhiều người biết đến như Trần Hiếu, Lê Dung, Tường Vi, Thanh Huyền... Nhưng có những cái tên thuộc hàng ngũ tiên phong, trở thành “bậc tiền bối”, đàn anh, đàn chị cho dòng nhạc đỏ một thời.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.