Ký kết CPTPP: Sẽ xuất hiện thêm nhiều thị trường “tỷ đô”?

Ký kết CPTPP: Sẽ xuất hiện thêm nhiều thị trường “tỷ đô”?
(PLO) - 11 nước tham gia, trong đó có những nước chưa từng tham gia bất kỳ một hiệp định thương mại tự do nào, Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP (được ký kết vào rạng sáng hôm nay, 9/3/2018 tại nước CH Chile) đang khiến cho nền sản xuất trong nước hồi hộp về những giá trị mà nó mang lại.

Kim ngạch xuất khẩu sang châu Mỹ sẽ tăng mạnh?

CPTPP, tên viết tắt của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương có sự tham gia của 5 nước châu Á (Nhật Bản, Brunei, Singapore, Malaysia, Việt Nam); 2 nước châu Đại Dương (Úc, New Zealand) và 4 nước châu Mỹ (Mexico, Canada, Peru, Chile) đã chính thức được ký kết vào hôm qua tại thủ đô Santiego của nước Cộng hòa Chile, sau 13 năm khởi động và đàm phán. 

Dù đã mất đi “ông lớn” Hoa Kỳ nhưng CPTPP vẫn được đánh giá là một hiệp định mà Việt Nam có thể trông chờ vào những kết quả sẽ đạt được cho nền kinh tế, đặc biệt phải kể đến kim ngạch xuất nhập khẩu. Ông Đỗ Kim Lang, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ đánh giá, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Nam Mỹ trong những năm gần đây là một điểm sáng với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 30-40%. Nhiều sản phẩm của Việt Nam được ưa chuộng, có khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với khả năng thanh toán của thị trường. 

Vào được các quốc gia Nam Mỹ cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam có thể tiếp cận với một số thị trường liên quan như Bắc Mỹ, châu Mỹ Latin (thông qua Mexico) và tiến tới có thể mở rộng cả thị trường châu Mỹ. Bởi các mặt hàng có nhu cầu cao từ châu lục này đều là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, như nông, thủy sản, gỗ, linh kiện điện tử… 

Đây chính là một trong những điều được mong đợi khi CPTPP chính thức có hiệu lực. Bởi hầu hết các ý kiến từ các chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp đều kỳ vọng, CPTPP sẽ giúp Việt Nam thúc đẩy hoạt động thương mại với các nước như Canada, Mexico hay Peru - những nước chưa ký kết FTA với Việt Nam.

Tính đến thời điểm này, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước châu Á đang chiếm tỷ trọng khá lớn với 51,9%, đứng thứ hai là châu Mỹ với 24,6%. Tuy nhiên, với thị trường châu Á, Việt Nam đang ở vị thế nhập siêu, trong khi với thị trường châu Mỹ, Việt Nam lại ở thế xuất siêu. Nhiều chuyên gia đánh giá, cứ sau mỗi lần tham gia chính thức vào một hiệp định thương mại, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng lên đáng kể. Đây là một trong những lý do có thể chờ đợi kim ngạch xuất khẩu sẽ có bước chuyển mình đáng kể trong năm 2018. 

Ngoài ra, còn một lý do khác có thể chờ đợi vào kim ngạch xuất khẩu sang châu Mỹ. Đó là thị trường các nước CPTPP vẫn còn quá rộng mở với Việt Nam bởi trong con số gần 48 tỷ USD xuất khẩu sang châu Mỹ, Hoa Kỳ đã chiếm 38 tỷ USD. Như vậy, dư địa thị trường xuất sang các nước CPTPP (không có Mỹ) sẽ còn lại khá lớn, nếu doanh nghiệp Việt Nam đầu tư và tận dụng những lợi thế, đặc biệt là ngành dệt may. 

Dệt may sẽ có bước đại nhảy vọt? 

Đã có những số liệu thống kê cho thấy, 6 nước thành viên CPTPP gồm Úc, Canada, Mexico, New Zealand, Chile và Peru có giá trị nhập khẩu dệt may năm 2016 vào khoảng 40 tỷ USD, trong đó Canada và Mexico chiếm tỷ trọng lớn nhất với lần lượt là 33,7% và 26%. Số liệu này cũng cho thấy, giá trị nhập khẩu của 6 nước này gấp 3,5 lần con số xuất khẩu dệt may từ Việt Nam vào Mỹ năm 2016 và gấp 11 lần xuất khẩu vào thị trường EU. Có thể thấy, dư địa thị trường từ các nước thành viên CPTPP cho ngành dệt may rất lớn.

Cụ thể hơn, Canada là quốc gia có mức tiêu dùng hàng may mặc bán lẻ thuộc loại cao, khoảng 18 tỷ USD mỗi năm. Năm 2016, tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng may mặc vào thị trường Canada đạt 9,32 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2015. Như vậy, Canada là một thị trường tiềm năng để doanh nghiệp dệt may tấn công và giành thị phần còn đang rất màu mỡ này.

Cùng với Canada là thị trường Úc, bởi hiện nay, kim ngạch dệt may xuất sang Úc mới đạt khoảng 160 triệu USD. Giám đốc một doanh nghiệp dệt may không ngần ngại đánh giá, có CPTPP, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Úc có thể đạt 1 tỷ USD không quá xa vời. 

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã từng phát biểu, mong muốn có thêm khoảng 20 ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD. “Mục tiêu này có vẻ khá xa vời với nền sản xuất Việt Nam. Tuy nhiên, có thể chuyển thành mục tiêu “xuất hiện thêm nhiều những thị trường 1 tỷ USD” và dệt may có thể biến kỳ vọng này thành sự thật” - đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam bày tỏ. 

Ngoài các thị trường châu Mỹ đang được xem là rất tiềm năng để nâng cao kim ngạch xuất khẩu, thị trường châu Á cũng được hy vọng đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu để có thể cân bằng được cán cân xuất nhập khẩu. Theo đó, ở thị trường Nhật, thị trường lớn thứ 2 của Việt Nam thì hàng may mặc Trung Quốc và Việt Nam chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nhập khẩu hàng may mặc năm 2016, tuy nhiên tỷ trọng của Việt Nam rất nhỏ so với Trung Quốc (Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6% trong khi Trung Quốc chiếm đến 65%). 

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, tỷ trọng hàng dệt may Việt Nam tại Nhật Bản đang tăng dần lên do được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Nhật Bản. Do vậy, sau CPTPP, đang có rất nhiều hy vọng dệt may Việt Nam sẽ sớm tăng được tỷ trọng tại thị trường Nhật, để ngày càng rút ngắn khoảng cách với Trung Quốc. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

Cơ hội gia tăng xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang thị trường Anh nhờ hiệp định UKVFTA

Việt Nam có nhiều lợi thế để xuất khẩu nội thất bằng gỗ sang thị trường Anh.
(PLVN) - Một trong những động lực quan trọng thúc đẩy xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang Anh chính là Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA ). Bởi, Hiệp định này đã tạo ra những ưu đãi lớn về thuế quan, khi nhiều mặt hàng gỗ được áp dụng mức thuế suất 0% trong vòng 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...