Trong phiên thảo luận kinh tế – xã hội toàn thể sáng 1/11, đại biểu Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Thái Nguyên đã tập trung phân tích những vấn đề pháp lý về sự ra đời và hoạt động của các tập đoàn kinh tế Nhà nước.
Theo đại biểu Lê Thị Nga, việc làm thất thoát tài sản Nhà nước của Vinashin là bài học lớn, một trong những bài học đó là việc ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho tổ chức hoạt động quản lý của các tập đoàn kinh tế nhà nước.
Thứ nhất là về cơ sở pháp lý của việc thí điểm. Đại biểu Nga khẳng định chủ trương của Đảng về thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế Nhà nước là đúng đắn, hợp với xu hướng quốc tế và có bước đi thận trọng phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam. Vì thí điểm nên chỉ nên triển khai trên phạm vi hẹp, sau một thời gian khẳng định thành công mới triển khai trên diện rộng. Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước là một mô hình rất phức tạp. Tuy là thí điểm nhưng các tập đoàn của chúng ta đều được thành lập chính thức, là một chủ thể quan trọng của nền kinh tế. Vì thế từ chủ trương đến thực tiễn đều phải có bước thể chế hóa thành văn bản quy phạm pháp luật trong đó quy định rõ phạm vi lĩnh vực, thời gian thí điểm, mô hình tổ chức, địa vị pháp lý xử lý những vấn đề mâu thuẫn với các luật; phân công trách nhiệm kiểm tra, giám sát và xác định thời hạn tổng kết. Nhưng ngay từ giai đoạn đầu tiên năm 2005, chúng ta đã bỏ qua bước thể chế hóa quan trọng này mà chỉ dùng các quyết định cá biệt để thành lập từng tập đoàn, đến năm 2009 Chính phủ mới ban hành Nghị định.
Thứ hai là về thẩm quyền và phạm vi thí điểm. Việc chúng ta thí điểm ngay trên phạm vi rất rộng với nhiều lĩnh vực trọng yếu và gần đây lại càng mở rộng là vấn đề rất đáng cân nhắc. Đại biểu Nga phân tích, việc thí điểm liên quan đến hàng trăm tỷ đồng vốn Nhà nước mà không ràng buộc ngay từ đầu trách nhiệm của Quốc hội với tư cách là thiết chế quyền lực Nhà nước cao nhất để cùng chia sẻ trách nhiệm mà chỉ đặt trách nhiệm quá nặng nề lên vai Chính phủ là chưa thật hợp lý. Đến thời điểm hiện tại, khi xác định trách nhiệm trong vụ Vinashin và trách nhiệm về những sai phạm khác của các tập đoàn kinh tế thì trách nhiệm của Quốc hội phải chăng chỉ còn là trách nhiệm của cơ quan giám sát.
Thứ ba là việc Chính phủ quản lý Nhà nước và thực hiện quyền chủ sở hữu tài sản Nhà nước tại các tập đoàn. Trong quá trình quản lý, Chính phủ đã phát hiện ra rằng việc thực hiện quyền chủ sở hữu của Nhà nước, việc quản lý Nhà nước đối với các tập đoàn có rất nhiều bất cập và lúng túng. Nhưng từ năm 2005 đến nay Chính phủ chưa kịp thời đề nghị Quốc hội sửa luật để khắc phục những bất cập và lúng túng đó. Về phía cơ quan giám sát cũng chưa kịp thời phát hiện để chủ động khắc phục.
Thứ tư là việc đầu tư ngoài ngành sản xuất kinh doanh chính. Đảng ta chủ trương xây dựng tập đoàn kinh tế Nhà nước mạnh, tức là mạnh về ngành sản xuất kinh doanh chính. Nghiên cứu kỹ các quyết định thành lập 8 tập đoàn đầu tiên cho thấy chúng ta đã cho 8 tập đoàn này đầu tư đa lĩnh vực, trùng chéo nhau, trong đó không xác định lĩnh vực nào là chính, lĩnh vực nào là phụ. Do đó, về mặt pháp lý sẽ không có khái niệm đầu tư ra ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính. Thực trạng đầu tư đa ngành nghề trong khi quản trị yếu, thiếu trách nhiệm đã dẫn đến thất thoát tài sản Nhà nước mà Quốc hội và cử tri đã lên tiếng, chính là hệ quả của việc chúng ta đã cho phép kinh doanh đa ngành nhưng không phân biệt ngành chính, ngành phụ và trong hoạt động đã không được các bộ kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Trung ương và của Quốc hội chỉ đạo chấn chỉnh tình trạng này, đại biểu Lê Thị Nga nhận xét.
Thứ nhất là về cơ sở pháp lý của việc thí điểm. Đại biểu Nga khẳng định chủ trương của Đảng về thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế Nhà nước là đúng đắn, hợp với xu hướng quốc tế và có bước đi thận trọng phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam. Vì thí điểm nên chỉ nên triển khai trên phạm vi hẹp, sau một thời gian khẳng định thành công mới triển khai trên diện rộng. Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước là một mô hình rất phức tạp. Tuy là thí điểm nhưng các tập đoàn của chúng ta đều được thành lập chính thức, là một chủ thể quan trọng của nền kinh tế. Vì thế từ chủ trương đến thực tiễn đều phải có bước thể chế hóa thành văn bản quy phạm pháp luật trong đó quy định rõ phạm vi lĩnh vực, thời gian thí điểm, mô hình tổ chức, địa vị pháp lý xử lý những vấn đề mâu thuẫn với các luật; phân công trách nhiệm kiểm tra, giám sát và xác định thời hạn tổng kết. Nhưng ngay từ giai đoạn đầu tiên năm 2005, chúng ta đã bỏ qua bước thể chế hóa quan trọng này mà chỉ dùng các quyết định cá biệt để thành lập từng tập đoàn, đến năm 2009 Chính phủ mới ban hành Nghị định.
Thứ hai là về thẩm quyền và phạm vi thí điểm. Việc chúng ta thí điểm ngay trên phạm vi rất rộng với nhiều lĩnh vực trọng yếu và gần đây lại càng mở rộng là vấn đề rất đáng cân nhắc. Đại biểu Nga phân tích, việc thí điểm liên quan đến hàng trăm tỷ đồng vốn Nhà nước mà không ràng buộc ngay từ đầu trách nhiệm của Quốc hội với tư cách là thiết chế quyền lực Nhà nước cao nhất để cùng chia sẻ trách nhiệm mà chỉ đặt trách nhiệm quá nặng nề lên vai Chính phủ là chưa thật hợp lý. Đến thời điểm hiện tại, khi xác định trách nhiệm trong vụ Vinashin và trách nhiệm về những sai phạm khác của các tập đoàn kinh tế thì trách nhiệm của Quốc hội phải chăng chỉ còn là trách nhiệm của cơ quan giám sát.
Thứ ba là việc Chính phủ quản lý Nhà nước và thực hiện quyền chủ sở hữu tài sản Nhà nước tại các tập đoàn. Trong quá trình quản lý, Chính phủ đã phát hiện ra rằng việc thực hiện quyền chủ sở hữu của Nhà nước, việc quản lý Nhà nước đối với các tập đoàn có rất nhiều bất cập và lúng túng. Nhưng từ năm 2005 đến nay Chính phủ chưa kịp thời đề nghị Quốc hội sửa luật để khắc phục những bất cập và lúng túng đó. Về phía cơ quan giám sát cũng chưa kịp thời phát hiện để chủ động khắc phục.
Thứ tư là việc đầu tư ngoài ngành sản xuất kinh doanh chính. Đảng ta chủ trương xây dựng tập đoàn kinh tế Nhà nước mạnh, tức là mạnh về ngành sản xuất kinh doanh chính. Nghiên cứu kỹ các quyết định thành lập 8 tập đoàn đầu tiên cho thấy chúng ta đã cho 8 tập đoàn này đầu tư đa lĩnh vực, trùng chéo nhau, trong đó không xác định lĩnh vực nào là chính, lĩnh vực nào là phụ. Do đó, về mặt pháp lý sẽ không có khái niệm đầu tư ra ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính. Thực trạng đầu tư đa ngành nghề trong khi quản trị yếu, thiếu trách nhiệm đã dẫn đến thất thoát tài sản Nhà nước mà Quốc hội và cử tri đã lên tiếng, chính là hệ quả của việc chúng ta đã cho phép kinh doanh đa ngành nhưng không phân biệt ngành chính, ngành phụ và trong hoạt động đã không được các bộ kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Trung ương và của Quốc hội chỉ đạo chấn chỉnh tình trạng này, đại biểu Lê Thị Nga nhận xét.
Từ thực tế trên, đại biểu Lê Thị Nga đưa ra bốn kiến nghị:
Một là, ngoài Vinashin đề nghị Quốc hội và Chính phủ cho kiểm toán, thanh tra toàn bộ hoạt động của các tập đoàn kinh tế Nhà nước còn lại, nhất là đối với Tập đoàn điện lực, trên cơ sở đó báo cáo với Quốc hội toàn diện về tổ chức và họat động của các tập đoàn thí điểm. Nếu khẳng định thành công thì đề nghị Quốc hội sửa luật để tạo hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt động của tập đoàn kinh tế Nhà nước.
Hai là, đề nghị Chính phủ thực hiện nghiêm quy định tại Khoản 3, Điều 168 Luật doanh nghiệp, theo đó hàng năm Chính phủ báo cáo Quốc hội về thực trạng kinh doanh vốn Nhà nước, thực trạng bảo toàn và phát triển giá trị vốn và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp.
Ba là, đề nghị Chính phủ sớm báo cáo Quốc hội kết quả tổng kết mô hình Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước và kết quả thực hiện Nghị quyết 42 về kết quả giám sát của Quốc hội.
Hoài Anh tổng hợp