Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV dự kiến dành 3,5 ngày để thảo luận, chất vấn

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo một số vấn đề về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 6. (Ảnh: Quochoi.vn)
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo một số vấn đề về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 6. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉ đạo về dự kiến Quốc hội sẽ dành 1 ngày tại hội trường để nghe, xem xét, thảo luận các báo cáo liên quan và 2,5 ngày để tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn đối với các thành viên Chính phủ và trưởng ngành, thay vì dành 3 ngày để thảo luận và chất vấn như đã trình trước đó.

Chiều 18/9, tại Phiên họp thứ 26 Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã báo cáo một số vấn đề về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Về dự kiến nội dung, theo ông Bùi Văn Cường, Chính phủ đề nghị bổ sung 12 nội dung trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trong đó, đến thời điểm hiện nay, Chính phủ mới gửi hồ sơ tài liệu của các nội dung: (1) Việc áp dụng thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao; (2) Việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu; (3) Việc thí điểm một số cơ chế chính sách tháo gỡ vướng mắc tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ; (4) Việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14 về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Trong đó, nội dung (1), (2) và (4) đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội bố trí xem xét tại Phiên họp này và sẽ được bố trí trong dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 6.

Còn nội dung (3) đang được Ủy ban Kinh tế chuẩn bị nghiên cứu thẩm tra để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào Phiên họp tháng 10/2023 nên đề nghị chưa bố trí vào dự kiến chương trình khi gửi xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội. Căn cứ kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nếu hồ sơ đủ điều kiện sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung này tại Kỳ họp thứ 6.

Đối với các nội dung chưa có tài liệu thì nội dung Quy hoạch Không gian biển quốc gia là nội dung quan trọng nên theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Luật Quy hoạch cần sớm trình Quốc hội xem xét, quyết định. Do vậy, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bố trí trong dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 6. Các nội dung còn lại, đề nghị chưa bố trí vào dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 6, trừ trường hợp đặc biệt có sự chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền...

Căn cứ các quy định hiện hành, Tổng Thư ký Quốc hội cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉ đạo về dự kiến Quốc hội sẽ dành 1 ngày tại hội trường để nghe, xem xét, thảo luận các báo cáo trong dự kiến Chương trình Kỳ họp và 2,5 ngày để tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn đối với các thành viên Chính phủ và trưởng ngành để làm rõ những vấn đề còn tồn tại (thay vì dành 3 ngày để thảo luận và chất vấn như đã trình tại Phiên họp thứ 24).

Bên cạnh đó, trên cơ sở tiếp thu ý kiến một số cơ quan và căn cứ tình hình thực tế, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị tăng thời gian thảo luận ở tổ của Dự án Luật Tổ chức TAND (sửa đổi); bố trí nội dung lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại 3 phiên.

Đồng thời, bố trí truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam phiên thảo luận một số dự án luật trình Quốc hội xem xét, thông qua (như Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)); một số dự án luật cho ý kiến lần đầu và nội dung được nhân dân quan tâm (như Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Báo cáo về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV).

Bố trí truyền hình, phát thanh trực tiếp trên các đài truyền hình, truyền thanh quốc gia nội dung Quốc hội thảo luận các báo cáo về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4...

Như vậy, dự kiến, tổng thời gian làm việc của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 là 25 ngày; khai mạc vào ngày 23/10/2023 và dự kiến bế mạc vào sáng 29/11/2023, trong đó có bố trí Quốc hội làm việc 3 ngày thứ bảy. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội theo 2 đợt.

Tại Phiên họp, các ý kiến tập trung vào dự kiến các nội dung dự kiến sẽ đưa vào chương trình Kỳ họp để bảo đảm chất lượng, tiến độ được hiệu quả nhất. Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, các nội dung cần chuẩn bị của Kỳ họp thứ 6 rất nặng nề, đòi hỏi phải bám sát quan điểm, kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Đảng đoàn Quốc hội, hoàn thiện sớm để Bộ Chính trị họp cho ý kiến.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc chuyến công tác tại Hoa Kỳ, lên đường thăm chính thức Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc chuyến công tác tại Hoa Kỳ, lên đường thăm chính thức Brazil

(PLVN) - Rạng sáng ngày 23/9 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam rời sân bay Quốc tế John F. Kennedy, thành phố New York, Hoa Kỳ, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác dự Tuần lễ Cấp cao Khóa 78 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (ĐHĐ LHQ) và hoạt động song phương tại Hoa Kỳ, lên đường thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Brazil theo lời mời của Tổng thống Brazil Lula da Silva từ ngày 23-26/9/2023.

Đọc thêm

Việt Nam luôn chào đón các nhà đầu tư

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các tập đoàn, quỹ đầu tư toàn cầu chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn chính sách, các thứ tự ưu tiên trong huy động các nguồn tài chính. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
(PLVN) -Ngày 21/9 (giờ địa phương), tại TP New York, nhân dịp dự Tuần lễ Cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 78 và có các hoạt động song phương tại Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự các cuộc tọa đàm với lãnh đạo các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia, quỹ đầu tư tài chính hàng đầu của Hoa Kỳ.

Những tấm gương Bộ đội Cụ Hồ trên đỉnh Pu Sâng

Lớp học do Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Hờ A Thành giảng dạy.
(PLVN) - Xuyên những cánh rừng heo hút, Đồn Biên phòng (ĐBP) Mường Lèo, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Sơn La nằm trong màn sương mờ ảo trên đỉnh Pu Sâng. Nơi heo hút đó lan tỏa những hình ảnh đẹp về tấm gương người tốt, việc tốt, tô thắm hình ảnh, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong lòng nhân dân.

Khai mạc kỳ họp HĐND TP Hà Nội: Xem xét, quyết nghị một số hỗ trợ đặc thù nạn nhân vụ cháy

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu khai mạc kỳ họp.
(PLVN) - Sáng nay, 22/9, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp chuyên đề (Kỳ họp thứ 13) để xem xét, quyết nghị các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Tại kỳ họp, HĐND TP Hà Nội sẽ quyết nghị một số nội dung hỗ trợ đặc thù đối với các đối tượng bị ảnh hưởng do vụ cháy tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân.

Đề cao chủ nghĩa đa phương trong phòng, chống dịch bệnh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh tham vọng khí hậu. (Ảnh: VGP))
(PLVN) - Chiều 20/9, theo giờ New York, tại Trụ sở Liên Hợp quốc, Hội nghị Cấp cao của Liên Hợp quốc về sẵn sàng ứng phó và phòng, chống đại dịch đã khai mạc trọng thể, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo các quốc gia, các tổ chức quốc tế. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Tập trung rà soát những nội dung có tác động lớn, 'kẽ hở' có thể bị lợi dụng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) -Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh yêu cầu trên khi chủ trì Hội nghị của Chính phủ để lấy ý kiến về Dự thảo Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị quyết 101/2023/QH15 của Quốc hội, diễn ra sáng 21/9. Các Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và Trần Hồng Hà đồng chủ trì Hội nghị.

Điểm đột phá quan trọng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá dự thảo Báo cáo được chuẩn bị công phu, đầy đủ dù việc rà soát lần này là việc khó do liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực - Ảnh: VGP
(PLVN) - Hôm qua (21/9), Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị của Chính phủ lấy ý kiến Dự thảo Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) theo Nghị quyết 101/2023/QH15 của Quốc hội.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đại sứ Lào

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đại sứ Lào
Chiều 21/9, tại Phủ Chủ tịch, tiếp Đại sứ Lào Sengphet Houngboungnuang chào từ biệt kết thúc nhiệm kỳ công tác, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chúc mừng Đại sứ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần quan trọng thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam và Lào.