Chuối
Chuối không chỉ hấp dẫn bạn bởi vị ngọt đậm đà và hương thơm đặc trưng mà trong mỗi quả chuối có chứa 105 đơn vị calo và 12 gam đường. Lượng đường và calo này có tác dụng bình ổn mức đường trong máu, tránh tăng cân ngoài ý muốn.
Đặc biệt người ta còn tìm thấy trong chuối có chứa 30% lượng vitamin B6 mà cơ thể cần mỗi ngày, giúp não sản sinh ra chất serotonin, giúp bình ổn trạng thái tâm lý một cách hiệu quả.
Nho khô
60 hạt nho khô tương đương với một nắm nho khô có chứa 1 gam chất xơ, 212 mg kali rất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra một loạt các nghiên cứu còn chỉ ra rằng chất polyphenol có trong nho khô, rượu nho và nước nho giúp bạn bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm áp lực trong máu.
Sữa chua
Trong sữa chua có chứa hàng triệu vi khuẩn sống có lợi cho đường tiêu hóa, có tác dụng giúp kích thích tiêu hóa vì thế bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến đường tiêu hóa nên bổ sung sữa chua vào trong chế độ ăn uống của mình.
Quả mơ
Trong 8 quả mơ khô thì có 2 gam chất xơ, 3 mg muối và 325 mg ka li – tất cả những vi chất này đều có lợi cho đường tiết niệu, hỗ trợ hoạt đồng của hệ bài tiết. Ngoài ra, còn có tác dụng giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
Trà gừng
Trà gừng là thức uống thích hợp cho phụ nữ mang thai trong giai đoạn ốm nghén, người mắc chứng cảm lạnh hay huyết áp thấp. Bởi đặc điểm của trà gừng là có tính cay nóng.
Tuy nhiên, cũng xin nhắc thêm bạn là không nên lạm dụng trà gừng vì dùng nhiều có thể khiến cơ thể bị khử nước.
Húng quế
Húng quế có khả năng tiêu diệt hai loại vi khuẩn nguy hại trong đường ruột là Salmonella và Listeria. Hai loại vi khuẩn này là thủ phạm chính gây nên các chứng bệnh như tiêu chảy, viêm ruột, đau bụng, buồn nôn…
Khi gặp phải những rắc rối về đường ruột bạn hãy bổ sung loại rau thơm này vào các món ăn thường ngày.
Quả lê
Trung bình một quả lê có chứa tới 5 gam chất xơ, rất nhiều chất pectin - một loại chất hóa học có tác dụng “đánh bại” những cholesterol xấu trong máu là tiền nguyên nhân gây nên bệnh tim mạch.
Cải bắp
Nghiên cứu được thực hiện năm 2002 của các chuyên gia thuộc trường Đại học y khoa Johns Hopkins – Mỹ cho thấy, trong cải bắp chứa loại hợp chất hoạt tính mạnh có khả năng “tiêu diệt” vi khuẩn H.pylori – một loại vi khuẩn gây nên chứng bệnh dạ dày và gây đầy bụng khó tiêu.
Quả sung
Sung có chứa nhiều chất xơ, kali và magan rất có lợi cho bà bầu và những người mắc chứng bệnh táo bón hoặc nặng hơn là bệnh trĩ.
Tỏi
Không chỉ là thứ gia vị quen thuộc cho món ăn thêm dậy mùi, tỏi còn có nhiều công dụng chữa bệnh khác.
Trong tỏi có selen và các nguyên tố vi lượng chứa kháng khuẩn allicin làm tăng cường khả năng của hệ thống miễn dịch, làm giảm huyết áp cao.
Bên cạnh đó, tỏi còn có tác dụng chống tắc nghẽn mạch máu giống aspirine, nó còn có hoạt tính làm hạn chế việc sinh ra phần tử tự do gây tổn thương tổ chức khớp. Làm giảm xung huyết và tiêu viêm, tiêu tan mệt mỏi, phục hồi nhanh thể lực, tiêu mỡ...
Trong y học, tỏi được dùng vào mục đích chữa bệnh bằng nhiều cách khác nhau như: ăn sống, chế biến lẫn với thức ăn, ngâm với rượu, ngâm với dấm… Mỗi ngày ăn 10g tỏi sẽ giúp tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên trước khi chế biến tỏi nên thái lát mỏng rồi để ngoài không khí 15phút để các chất kháng sinh có trong tỏi kết hợp với oxy ngoài không khí mới tạo ra chất chống ung thư hiệu quả.
Khoai tây
Trong một củ khoai tây có chứa 37 gam tinh bột, điều này rất có lợi trong trường hợp bị những cơn đau đầu hoành hành do giúp cho lượng serotonin tăng lên trong cơ thể./.