Kỳ bí ở Ninh Thuận: đẽo đầu lâu người chết thành đồng xu

Kỳ bí ở Ninh Thuận: đẽo đầu lâu người chết thành đồng xu
(PLO) - Trải qua hàng trăm năm, người Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận vẫn giữ tục lệ cổ xưa, đẽo sọ người chết thành những đồng xu nhỏ để nhập vào đá, gửi ước nguyện sẽ được vĩnh hằng và bất tử. 
Quan niệm con người bất tử
Ninh Thuận là địa bàn sinh sống của đông đảo người Chăm. Có tới hơn 60 ngàn người chủ yếu tập trung ở hai huyện Ninh Hải và Ninh Phước; bao gồm hai hệ phái Chăm Bàni (theo đạo Hồi) và Chăm Bàlamôn (theo đạo Bàlamôn). Trong đó, cộng đồng Chăm Bàlamôn (trong bài này gọi tắt là người Chăm) có tục hỏa táng người chết rất đặc biệt, dễ khiến người ngoài “nổi da gà” trong lần đầu biết đến. 
Các cụ già Chăm cho biết, cộng đồng họ quan niệm cái chết không làm đứt quãng mối quan hệ giữa người chết và người sống. Con người chết đi chỉ là sự chuyển đổi từ thế giới này sang thế giới khác, và có thể mang đến điều tốt đẹp hay tai vạ cho người đang sống. Để tiếp tục tham gia vào công việc hàng ngày tại “nơi ở” mới, linh hồn người chết cần được siêu thoát. Tục đẽo sọ người khi hỏa táng bắt nguồn từ quan niệm trên.
Người Chăm ở Ninh Thuận
Người Chăm ở Ninh Thuận 
Tục hỏa táng có nhiều nghi lễ phức tạp, có sự phân biệt giữa các tầng lớp trong xã hội. Tài liệu nghiên cứu về văn hóa Chăm giải thích điều này do một phần ảnh hưởng của tàn dư chế độ đẳng cấp Bàlamôn ở Ấn Độ, phân biệt người giàu, người nghèo… 
Tục cũng quy định người chết dưới 15 tuổi chỉ chôn, không được thiêu. Với người từ 15 tuổi trở lên, người Chăm chia thành hai trường hợp: Chết bình thường (vì bệnh, vì già cả) sẽ được thiêu tươi; và chết không bình thường (vì tai nạn xe cộ, vì thú dữ, chết vào ngày hết trăng, mùng một) sẽ được thiêu khô. 
Trường hợp thiêu khô còn bao gồm lí do khác như: Gia đình người chết không có tiền bạc, họ chôn tạm, chờ khi có tiền, chọn ngày lành tháng tốt để hỏa thiêu. Ngoài ra, trường hợp khi hấp hối có sự chứng kiến của người thân được xem là “chết tốt”, ngược lại là “chết xấu”.
Gửi xương vào đá để vĩnh hằng
Tài liệu nghiên cứu về văn hóa Chăm cho thấy, trước đây trong lễ hỏa thiêu, thân nhân đều cạo trọc đầu để thể hiện sự thương nhớ đến người quá cố. Tuy nhiên tục lệ đã thay đổi theo thời gian. 
Hiện nay, người thân chở thi hài đến điểm hỏa táng, đưa lên đống củi, rồi im lặng để cho người chết ra đi trong yên ả. Tiếp đến, thầy cúng tay cầm mồi lửa cháy to, châm vào các mồi sáp đặt vào đống củi để ngọn lửa bừng lên. Khi đám cháy đã khá lớn, thầy cúng mới rút gậy ra. Lửa bén vào quần áo, chăn màn, nồi, ché rồi đến thi hài. 
Nửa giờ sau, thầy cúng cùng với người con cả của người chết (hoặc một họ hàng thân thích) cầm cây rựa, cuốc và cái hộp đựng đầu, lấy rựa chặt đầu thi hài rời khỏi cổ, sau đó móc hộp sọ. 
Những người khéo tay sẽ đem hộp sọ gọt giũa thành chín mảnh xương đối với nữ, bảy mảnh đối với nam. Hình thù mỗi mảnh nhỏ bằng đồng xu, được cất giữ trong một cái hộp để thờ tự. Sau khoảng thời gian 5 - 10 năm, hoặc chờ đủ 15 - 20 năm sẽ đem làm lễ nhập Kut bên tộc họ mẹ.
Kut là nơi thờ cúng chung của dòng họ theo chế độ mẫu hệ, mỗi người Chăm từ khi sinh ra đến lúc chết đi đều mang tâm niệm phải trở về yên nghỉ bên mảnh đất của dòng họ mẹ, được làm lễ nhập Kut và hóa kiếp với tổ tiên dòng họ. 
Người Chăm ở Ninh Thuận vẫn giữ tục hỏa táng
 Người Chăm ở Ninh Thuận vẫn giữ tục hỏa táng
Do đó Kut là nơi linh thiêng, quan trọng trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của người Chăm. Các nghĩa địa Kut thường nằm ở những nơi đồng không mông quạnh, vắng người qua lại và đều được quét màu sơn sặc sỡ, mang lại cảm giác ấm áp. 
Các Kút được xếp hàng ngang hướng về phía Bắc, vị trí ở giữa thường của người sáng lập ra dòng họ, bên phải là tượng Kut của nữ giới, bên trái là tượng Kut của đàn đông.
Sau lễ cúng bái, cầu nguyện, lễ nhập Kut sẽ được tổ chức vào buổi chiều do thầy cúng đảm nhận. Lúc này những đồng xu hộp sọ đã được tẩy trần bằng nước mưa tinh khiết, bằng rượu nồng thơm tho. Trước sự chứng kiến của gia đình, những già làng, các vị chức sắc và đông đảo người dân, thầy cúng sẽ gom các hộp chứa các mảnh xương, chôn xuống dưới tượng Kut khoảng nửa mét. 
Ông Đạo Học Trò (người Chăm, ngụ huyện Ninh Hải) cho biết: “Người Chăm cho rằng những mảnh xương sọ theo thời gian sẽ bị mục nát, nếu được làm lễ và nhập Kut mới tồn tại. Đó là quan niệm về sự vĩnh hằng và bất tử của linh khí con người”. 
Trải qua hàng trăm năm, người Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận vẫn giữ tục lệ cổ xưa, coi đó là nghĩa vụ, là cách thể hiện sự kính trọng đối với người đã khuất. Để các nghi thức trở nên nhẹ nhàng hơn, hiện nay, mỗi hộp sọ người chết chỉ chọn lấy một mảnh xương trán, đẽo thành một đồng xu duy nhất, còn tất cả những phần xương cốt khác đều được đem hỏa thiêu. Họ tin rằng ngọn lửa thiêu chỉ làm cháy phần xác, phần hồn vẫn còn, nếu được nhập Kut sẽ trở nên bất tử.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.