Kỳ bí mo Mường

(PLO) - Trong đời sống tâm linh và văn hóa tín ngưỡng của người Mường, phong tục ma chay chiếm vị trí rất quan trọng. Đám ma của người Mường có sắc thái văn hóa độc đáo và ông mo (thầy cúng) - người đảm nhiệm việc cúng lễ, điều khiển đám tang.

Để biết thêm về những nét văn hóa đặc sắc này, chúng tôi đã gặp mo Mường Bùi Văn Tẻo (80 tuổi) ở xóm Nghẹn, xã Thành Minh, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa). Ông Tẻo là một trong số ít người hiện đang nắm giữ nhiều câu chuyện kì bí, độc đáo về hoạt động văn hóa trong đời sống của dân tộc Mường.

Ông Bùi Văn Tẻo, một “truyền nhân” lưu giữ di sản văn hóa mo Mường
Ông Bùi Văn Tẻo, một “truyền nhân” lưu giữ di sản văn hóa mo Mường

Độc đáo văn hóa ma chay Mường

Theo ông Tẻo, trong đời sống tâm linh, tang lễ của người Mường chính là điểm nhấn hội tụ rất nhiều nét độc đáo. Mỗi một dòng họ Mường lại có những cách thức tổ chức đám tang theo lối đặc trưng riêng. Riêng dòng họ quan lang tức họ Quách và họ Nguyễn, mo phải có cờ con nai và cờ con cá.

Hai lá cờ này gắn liền với ý nghĩa về truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, thể hiện tinh thần đoàn kết giữa người miền xuôi và người miền ngược. Ông Tẻo bảo: “Con nai tượng trưng cho 50 người con lên rừng, còn con cá là đại diện cho 50 người con xuống biển. Dù là người miền ngược hay người miền xuôi thì đều là con Rồng, cháu Tiên, cùng trong một bọc”. 

Được biết đến là người có chất giọng, lại từng đi mo, điều khiển rất nhiều đám tang của người Mường nên ông Bùi Văn Tẻo luôn biết nâng niu những giá trị văn hóa của dân tộc. Dù tuổi đã cao nhưng khi nói về văn hóa ma chay, ông Tẻo tỏ ra rất vui vì mình đã góp phần vào việc bảo tồn văn hóa mo Mường. Nói về nguồn gốc mo, ông Tẻo cho biết: “Mo Mường có từ khi khởi tổ, nó lý giải việc sinh ra trời, đất, hội tụ những câu chuyện thần thoại của dân tộc Mường. Khi người Mường qua đời, thầy mo sẽ có trách nhiệm kể lại cho cộng đồng dân tộc biết về lai lịch của cha ông, về phong tục tập quán, như vậy thì linh hồn người mất mới bay về Mường Trời”.

Trong xu thế hội nhập các nền văn hóa khác nhau nhưng người Mường ở xã Thành Minh, Thành Công, Thành Trực và các vùng lân cận của huyện Thạch Thành luôn biết nâng niu những giá trị quý báu của dân tộc, bởi từ khi khởi tổ, người Mường không ngừng nhận thức, tìm hiểu, khám phá và lý giải về nguồn gốc, muôn vật, loài người và các hiện tượng. Người Mường cho rằng không có thần linh hay thần thánh nào sinh ra trời, đất mà chính tự nhiên đã đẻ ra đất, nước nên mới có sông suối, song chưa có con người, chưa có muôn loài, trời đất khi đó còn hoang vu, lạnh lẽo. 

Và trong các đám tang, ông mo sẽ là người lý giải những hiện tượng tự nhiên này. Việc các ông mo diễn xướng là để “truyền lửa” về phong tục, tập quán cho đồng bào. Ông Tẻo cho rằng mo Mường bây giờ có nhiều dị bản. Tuy có sự khác nhau về lối diễn xướng nhưng nó vẫn là tài liệu “sống”. Hiện xã Thành Minh còn ba người đang giữ lối diễn xướng theo lối mo cổ. Ngoài ông Tẻo còn có ông Công, ông Ngự, họ chính là những người “giữ lửa” trong đời sống tâm linh của người Mường. 

Do là thầy cúng cao tuổi nên ông Tẻo khẳng định được bản lĩnh cũng như quy luật của sự vận động trong đời sống tâm linh. Ông Tẻo nói với chúng tôi rằng, mình còn có ba chiếc khánh, được lưu truyền qua rất nhiều thế hệ và nó chính là báu vật của tổ tiên. Và các đồ vật này đã minh chứng cho việc “truyền lửa” mo cho các thế hệ. 

Và câu chuyện bảo tồn văn hóa mo Mường

Ông Tẻo có 4 người con trai nhưng chỉ truyền nghề cho người con trai út. Thân sinh ra ông Tẻo là cụ Bùi Văn Sinh, còn cụ cố là Bùi Văn Phụ quê gốc ở Mường Trội (Hòa Bình). Hiện nay ở Mường Trội tổ tiên vẫn đang thờ tổ mo từ cụ Bùi Văn Ạc. Về sự nghiệp mo Mường, ông Tẻo kế nghiệp từ người cha năm 22 tuổi. Nhờ có “nổ” của tổ tiên nên những bài mo dài hàng nghìn câu đã được ông Tẻo học thuộc.  

Đối với ông Tẻo, việc kế nghiệp sử thi mo Mường phải để cho nó ngấm dần vào máu của từng đứa con, ai có năng khiếu và đam mê thì mới truyền thụ và uốn nắn. Ông Tẻo giãi bày: “Dù thằng út nó còn ít tuổi nhưng những bài mo của nó cũng đã ngấm dần vào máu rồi nên tôi rất tin tưởng. Vì tuổi cũng đã cao nhưng có người kế nghiệp, có chết tôi cũng mãn nguyện với tổ tiên. Được cái giọng thằng út nó to, diễn xướng tròn vành rõ tiếng nên ai cũng thích. Vừa rồi đi mo ở làng La Sơn, làng Mống, làng Ban, làng Bình Sậy, Đồng Ráng..., sau khi diễn xướng, có rất nhiều người hỏi thăm để xin số điện thoại, tôi tin rằng mo Mường vẫn trường tồn mãi mãi”. 

Ông Tẻo nói: “Tôi vẫn thua thằng con út một điều là lúc mo “vái bữa ăn” (tức bữa cơm cuối cùng để tiễn biệt người chết về Mường Trời). Trong lúc diễn xướng con tôi đã biết kế thừa và sáng tạo ra những câu diễn xướng không ai ngờ đến, khiến cho nhiều người trong gia đình cảm động. Cũng từ những câu diễn xướng sáng tạo đi vào lòng người này nên có rất nhiều người quay phim, chụp ảnh. Tôi tin rằng người con út sẽ kế thừa được các giá trị của văn hóa để nó lại “truyền lửa” cho con cháu”. 

Theo ông Tẻo, trước đây phải mo hai ngày ba đêm cùng rất nhiều tục lệ. Ngày nay do thực hiện đời sống văn hóa mới nên sử thi mo Mường cũng lược bớt đi những cung đoạn không cần thiết, nhưng nó cũng không mất đi nét đẹp truyền thống trong phong tục. Ngày nay mo Mường chỉ gói gọn trong 24 giờ đồng hồ và nó cũng đã bao hàm đầy đủ ý nghĩa cũng như những nét đẹp tâm linh của cộng đồng.   

Giáo sư Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam cho rằng: “Sử thi “Đẻ đất đẻ nước” được xếp vào  loại hình sử thi suy nguyên, giải thích nguồn cội của thế giới, đất, nước, nguồn cội của bản Mường, nó phản ảnh một giai đoạn lịch sử của người Mường, được thầy Mo diễn xướng trong đám tang. Và hiện nay mo Mường vẫn đang còn tồn tại nên người ta gọi đó là sử thi “sống”, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của con người. Hiện nay sử thi này có rất nhiều dị bản, dị bản ngắn nhất là 8 nghìn câu, dài là 16 nghìn câu”.

Có thể nói rằng, người Mường họ rất tự hào, bởi đây là một công trình văn hóa, hội tụ văn học dân gian, văn hóa dân gian, triết học, sử học, dân tộc học. Chính vì lẽ đó nên mo Mường tức trường ca “Đẻ đất đẻ nước” mới có dáng đứng và tạo dấu ấn cũng như vẻ đẹp trí tuệ lẫn vẻ đẹp tâm hồn trong đời sống và sắc màu văn hóa Việt Nam”. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.