Kỳ án tranh chấp đất cả châu Phi quan tâm

Jordan Kinyera trở thành luật sư tìm công lý cho chính gia đình mình.
Jordan Kinyera trở thành luật sư tìm công lý cho chính gia đình mình.
(PLVN) - Phán quyết mới rồi của tòa án tối cao Uganda về một vụ việc tranh chấp đất đai gây sôi động đất nước này và thu hút sự quan tâm sâu rộng của cả châu Phi không phải vì kết thúc vụ kiện tụng dai dẳng suốt 23 năm nay mà bởi vì câu chuyện rất đặc biệt ở phía sau đấy. 

Cụ thể là cậu bé mới sáu tuổi khi vụ kiện tụng bắt đầu đã hạ quyết tâm trở thành luật sư để đòi lại công lý cho chính gia đình mình. Cái thật sự kỳ công ở cuộc hành trình 23 năm đi tìm công lý này không hẳn là khoảng thời gian mà là quyết tâm bền bỉ theo đuổi đến cùng việc thực hiện mục tiêu đã đề ra. Để tìm bằng được công lý cho gia đình mình, cậu bé sáu tuổi kia đã quyết tâm và nỗ lực để trở thành bằng được luật sư.

Chuyện xảy ra ở đất nước Uganda. Nhà cậu bé Jordan Kinyera có đất đai rộng để canh tác và chăn nuôi. Không biết vì lý do gì mà người hàng xóm kiện gia đình cậu và tranh chấp quyền sở hữu khu đất. Năm 1996, vụ việc này được đưa ra xét xử trước tòa. Từ đấy, không biết bao nhiêu lần tòa mở phiên xét xử rồi không phán quyết, lại xét xử và rồi lại không phán quyết.

Chừng nào còn bị tranh chấp như thế trước tòa, chừng ấy không ai được phép sử dụng nó vào bất cứ mục đích nào. Pháp luật Uganda quy định như vậy. Tức là vụ kiện tụng và xét xử càng kéo dài thì khu đất càng bị hoang hoá thêm. 

Đối với gia đình Jordan Kinyera thì như thế chẳng khác gì thảm họa cho cuộc sống và tâm lý của tất cả mọi người. Những chuyện như thế này không phải hiếm khi xảy ra ở Uganda. Số liệu thống kê cho thấy có tới một nửa số người có đất đai ở đất nước này bị kiện tụng và đa phần đều là vô cớ.

Cậu bé kia chứng kiến toàn bộ quá trình diễn biến của vụ việc từ khởi đầu và rồi nhận thấy là phải tự thân vận động để cứu gia đình mình. Cậu bé nung nấu ý định trử thành luật sư để rồi đấu tranh trực diện với các vị chánh án và thẩm phán trong vụ kiện tụng liên quan đến chính gia đình mình. Ở đất nước này và cả trên châu lục cho tới nay chưa từng thấy có trường hợp tương tự.

Hai mươi ba năm sau, cậu bé sáu tuổi ngày nào trở thành luật sư và hiện diện trước tòa án tối cao của đất nước này trong cả tư cách là bị cáo lẫn luật sư biện hộ cho bị cáo. Sau 23 năm, vụ việc này mới được kết thúc bằng phán quyết của tòa án tối cao Uganda bác bỏ hoàn toàn kiện tụng của người hàng xóm và xử thắng kiện cho gia đình Jordan Kinyera.

Người cha của Jordan Kinyera giờ đã 82 tuổi, không còn đủ sức khoẻ để canh tác và chăn nuôi trên mảnh đất của gia đình mình bị bỏ hoang suốt 23 năm vì vụ kiện tụng.

Một cái kết có hậu và khao khát của cậu bé ngày nào giờ đã trở thành hiện thực. Nhưng cái giá phải trả cho công lý trong vụ án này thật quá đắt. Gia đình Jordan Kinyera bị điêu linh suốt ngần ấy năm tháng. Jordan Kinyera đã phải lao tâm khổ tứ rất nhiều. Lòng tin vào hệ thống tư pháp của đất nước bị suy giảm nghiêm trọng.

Công lý được vãn hồi nhưng lại đi cùng biết bao cay đắng. Một khi người dân phải tự đi tìm công lý cho mình không thôi chứ chưa nói đến suốt cả thời gian dài thì rõ ràng nhà nước pháp quyền ở đó có những bất cập cần phải xử lý, sai lầm cần phải chỉnh sửa và yếu kém cần phải được khắc phục.

Đọc thêm

Gặp tổ công tác 141, hai thanh niên tự nguyện giao nộp... ma túy

Các tổ công tác 141-CATP tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa tội phạm đường phố.
(PLVN) - Khi tổ công tác 141 thực hiện công tác tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa tội phạm đường phố trên đường Lê Trọng Tấn - Hà Đông (Hà Nội), hai thanh niên tỏ ra lúng túng, lo sợ, tự giác giao nộp 01 túi nilon kích thước 01x01 cm bên trong chứa chất tinh thể màu trắng cho lực lượng chức năng. Tại chỗ, các đối tượng khai là ma túy đá.

Gia Lai: Giao xe máy cho con chưa đủ tuổi rồi gây tai nạn giao thông, người mẹ lãnh án

Bị cáo Rơ Mah Pil tại phiên tòa.
(PLVN) - Sáng 27/3, TAND huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã mở phiên tòa xét xử lưu động đối với bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, trú tại xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, Gia Lai, mẹ của Rơ Mah Tinh) về tội "Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ" theo Điều 264 Bộ luật Hình sự.