Kon Plông (Kon Tum): Nhiều dự án đầu tư chậm trễ, chưa hiệu quả

Hiện trạng một dự án tại Kon Plông.
Hiện trạng một dự án tại Kon Plông.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Huyện Kon Plông là một trong ba vùng kinh tế động lực của tỉnh Kon Tum, đã được đưa vào quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. Với kỳ vọng biến Kon Plông sẽ trở thành Khu du lịch sinh thái tầm quốc gia nhưng đến nay giấc mơ này khó thành hiện thực khi hàng loạt dự án đang triển khai tại Kon Plông đang đối mặt với một loạt sai phạm khó có thể khắc phục…

Từ giấc mơ “Con đường xanh Tây Nguyên”

Có diện tích tự nhiên 138.116 ha, khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ nhiệt độ chỉ dao động từ 16-20 độ C, với nhiều danh lam thắng cảnh, rừng có độ che phủ hơn 80% diện tích tự nhiên... Khu du lịch sinh thái Măng Đen, một trong những điểm nổi tiếng nhất của huyện Kon Plông được kỳ vọng sẽ là điểm khởi đầu của tuyến du lịch mang tên “Con đường xanh Tây Nguyên”.

Với lợi thế ‘trời cho” nên trong thời gian ngắn, huyện Kon Plông đã thu hút được được hàng chục dự án triển khai thực hiện. Thống kế đến thời điểm cuối năm 2020, trên địa bàn huyện này đã thu hút được tới 88 dự án đăng ký đầu tư với tổng diện tích đăng ký là hơn 8.425 ha, tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 23.000 tỷ đồng. Trong đó có 52 dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đã được giao đất, cho thuê đất, 15 dự án đã được thông báo giới thiệu địa điểm đất, đang hoàn thiện các thủ tục để cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Đáng chú ý, trong số 88 dự án có các dự án rất tầm cơ như: Dự án quản lý, bảo vệ rừng, kinh doanh du lịch và nhân giống, trồng, phát triển cây dược liệu kết hợp chăn nuôi dê sữa công nghệ cao của Công ty CP dược liệu và thực phẩm Măng Đen với quy mô 1.350 ha - tổng mức đầu tư của dự án 5.100 tỷ đồng; Dự án nông trại hữu cơ của Công ty TNHH Kon Tum Bellest liên doanh với Hàn Quốc với quy mô 100 ha - tổng mức đầu tư 70 tỷ đồng; Dự án nông nghiệp công nghệ cao của Công ty TNHH Kon Plông AGRI -TOURISM liên doanh với Úc với tổng mức đầu tư trên 05 triệu USD, Công ty Vin Eco thuộc tập đoàn Vin Group với quy mô dự án 1.000 ha - tổng mức đầu tư của dự án 1.000 tỷ đồng….

Tại thời điểm tháng 8/2020, UBND thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông) đã rất lạc quan khi nhận định rằng, trong những năm qua, tình hình KT-XH của huyện có những bước phát triển toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tiềm năng, lợi thế được phát huy tốt...

Công tác quản lí, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện luôn được triển khai thực hiện có hiệu quả, đảm bảo theo quy định của pháp luật; kế hoạch sử dụng đất ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần tích cực vào việc sử dụng đất hợp lí và có hiệu quả…

Kon Plông (Kon Tum): Nhiều dự án đầu tư chậm trễ, chưa hiệu quả ảnh 1

Đã xảy ra tình trạng mất rừng tại một số dự án tại Kon Plông.

Đến lợi dụng chính sách đầu tư để chiếm đất

Tuy nhiên, theo một Báo cáo của Huyện ủy Kon Plông gửi Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum vào ngày 12/10/2020 lại cho thấy, tình hình các dự án triển khai trên địa bàn huyện này không hề lạc quan như báo cáo của UBND huyện. Thậm chí, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã thừa nhận là đã rút ra được nhiều “bài học kinh nghiệm” từ việc kêu gọi, thu hút đầu tư trên địa bàn.

Theo Huyện ủy Kon Plông, thời gian qua, tình trạng lựa chọn, thẩm định các dự án đầu tư còn nhiều bất cập dẫn đến hiệu quả kinh tế -xã hội chưa cao, có nhiều dự án đã thể hiện nhà đầu tư chưa đủ năng lực thực hiện dự án, triển khai chậm so với tiến độ đã cam kết, không đảm bảo về quy mô và mục tiêu đầu tư của dự án, thậm chí có lợi dụng chính sách thu hút đầu tư để chiếm đất, giữ chỗ, sang nhượng dự án...

Thống kê cho thấy, tại thời điểm năm 2015 trong 81 dự án được chấp thuận, tỷ lệ dự án hoàn thành chỉ chiếm khoảng 5,3% - một con số cho thấy chất lượng các dự án thu hút vào địa bàn huyện này yếu kém như thế nào.

Tình trạng còn đáng lo ngại hơn khi tại Báo cáo số 09/BC-HTĐT của Phòng Tài chính kế hoạch tổ xúc tiến đầu tư của huyện Kon Plông cũng xác nhận: Đa số các dự án không triển khai, hoặc triển khai chậm, không hiệu quả; quy mô dự án đăng ký lớn, xin nhiều diện tích nhưng vốn đầu tư nhỏ nên tính khả thi không cao. Một số dự án đăng ký vốn lớn nhưng không có cơ chế, quy đinh kiểm tra tính xác thực cũng như năng lực của nhà đầu tư…

Hồ sơ thu thập của PV cũng cho thấy, đang có hàng loạt dự án trên địa bàn huyện tương ứng với hàng ngàn ha đất được chính quyền huyện Kon Plông cho triển khai đồng loạt khi chưa hoàn thiện đầy đủ các thủ tục đầu tư như: cam kết bảo vệ môi trường, phương án đánh giá trữ lượng rừng, quyết định phê duyệt đồ án, hợp đồng cho thuê đất, giấy phép xây dựng...

Đơn cử, Dự án xây dựng trang trại trồng cây ăn quả lâu năm, kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm của bà Đào Thị Hương. Về hồ sơ pháp lý, dự án mới chỉ có Công văn cho chủ trương đầu tư và Thông báo giới thiệu địa điểm đất đầu tư nhưng nhà đầu tư đã tiến hành trồng cây, đào ao nuôi cá, làm chuồng nuôi lợn, nuôi gà, làm đường nội bộ, làm nhà cho công nhân ở 50m2.

Hay ở dự án 10,5 ha trồng rau, hoa xứ lạnh và cây có giá trị kinh tế cao của ông Võ Quang Lương. Dự án này mới có Thông báo thỏa thuận địa điểm lập dự án nhưng UBND huyện ghi nhận là cá nhân này đã cho trồng 1000 cây Mac Ca, 200 cây bơ, 1000 cây chuối La ba, 500 cây chắn gió, 1000 m2 đậu ngự, 2000 m2 xu xu 300 cây hoa hồng môn. Đang chuẩn bị triển khai 5 ha bơ và Mac ca, xây dựng nhà cho công nhân với diện tích 200 m2.

Không chỉ ở các dự án chấp thuận đầu tư của cấp huyện, Dự án phê duyệt của cấp tỉnh cũng có nhiều vi phạm. Theo quy định hiện hành, việc đảm bảo thực hiện dự án đầu tư quy định bắt buộc nhà đầu tư ký quỹ theo tỷ lệ phần trăm trên vốn đầu tư của dự án quy định tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, việc ký quỹ để bảo đảm thực hiện của nhà đầu tư đối với dự án trên địa bàn huyện Kon Plông đã bỏ qua quy trình này.

Theo Kết luận Thanh tra của Bộ KH&ĐT ban hành gần đầy cho thấy, ở Dự án đầu tư khu vui chơi giải trí và du lịch sinh thái Măng Đen và Dự án Xây dựng nhà máy chế biến rượu vang sim và trưng bày sản phẩm đã có tình trạng khi UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt chủ trương đầu tư, và cơ quan đăng ký đầu tư đã “quên” không ghi tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn của nhà đầu tư với 2 dự này.

Theo Bộ KH&ĐT, trong khi nhà đầu tư chưa thực hiện ký quỹ để đảm bảo thực hiện dự án mà UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường lại tiến hành thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất là vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghi định số 118/2015/NĐ – CP ngày 12/11/2015 của Chính Phủ và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Tin cùng chuyên mục

Dự án tại Trung tâm Công nghệ sinh học Đồng Nai: Chuyển công an điều tra vi phạm

Dự án tại Trung tâm Công nghệ sinh học Đồng Nai: Chuyển công an điều tra vi phạm

(PLVN) - UBND Đồng Nai vừa có Kết luận thanh tra 04/KL-UBND (KLTT) thanh tra toàn diện 3 dự án do Sở KH&CN làm chủ đầu tư. Trong đó có dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai (giai đoạn 1) tại xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ; đến nay chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng, chưa quyết toán dự án hoàn thành.

Đọc thêm

Hy hữu: Phạm nhân trốn trại, trại giam không truy tìm

Đơn của người tố cáo và Công văn 490/VKS-ƯH gửi Báo PLVN.
(PLVN) - Ngày 11/4/2023, Báo PLVN nhận được đơn tố cáo của một công dân về việc ông Xuân Văn Th (SN 1957; ngụ thôn Quảng Tái, xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) đang là phạm nhân bị giam giữ tại Trại giam Trại Chăm (nay là Trại tạm giam Công an tỉnh Hòa Bình) nhưng lại trốn về sinh sống tại địa phương trong thời gian dài.

Vụ điện mặt trời “núp bóng” trang trại nông nghiệp tại Quảng Nam: Thanh tra đã chuyển công an điều tra sự việc

HTX Mỹ Tân An cho DN thuê đất làm điện năng lượng mặt trời trên đồi Trà Quân.
(PLVN) -  Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh, ông Lê Trí Thanh vừa ký ban hành văn bản trả lời ý kiến cử tri về việc đề nghị kiểm tra, xử lý triển khai dự án điện năng lượng mặt trời, nuôi gà công nghiệp do Cty Thanh Quảng thực hiện tại đồi Trà Quân (thôn Bích Trang, xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành).

Vụ nhân viên ngân hàng chiếm đoạt tài sản của khách: CQĐT thay đổi tội danh, bắt tạm giam nghi phạm

Văn bản 398/CV- CSĐT trả lời Báo Pháp luật Việt Nam của Công an TX Nghi Sơn.
(PLVN) - Trả lời Báo PLVN về vụ việc ông Lê Văn Huyên (ngụ phường Hải Ninh, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) tố bị một số cán bộ, nhân viên Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) - Phòng giao dịch Nghi Sơn chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng, Cơ quan CSĐT Công an TX Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) cho biết, sau khi khởi tố vụ án đã xác định lại tội danh, đồng thời bắt tạm giam Lê Thanh Quang để phục vụ điều tra.

Quảng Bình: Nguyên Chủ tịch xã bị lập biên bản phá rừng

Ông Lê Quốc Khanh (áo sọc) và ông Lê Chánh Hợp (áo trắng), trú thôn Tân Đa, xã Tân Thủy tại hiện trường.
(PLVN) - Ông Trần Văn Lương, Chủ tịch UBND xã Tân Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) cho biết, với dự án rừng thông Việt Đức, hiện không có chủ trương khai thác rừng thông, trừ trường hợp hỏa hoạn, thiên tai thì cần phải xem xét. Với trường hợp của ông Lê Quốc Khanh, khi phát hiện ngày 27/3, Chủ tịch xã đã giao Phó Chủ tịch xã, kiểm lâm xã, thôn, lập biên bản để xử lý vi phạm hành chính.

Kỳ án sổ đỏ cấp chồng lấn ở Thái Bình

Kỳ án sổ đỏ cấp chồng lấn ở Thái Bình
(PLVN) - Một cá nhân nhận chuyển nhượng đất qua đấu giá, được cấp sổ đỏ từ 2012, nhưng đến 2021 người hàng xóm lại được chính quyền địa phương cấp sổ đỏ chồng lấn lên phần đất trên, dẫn đến tranh chấp.

Đống Đa (TP Hà Nội): Đất công bị chiếm dụng gần 30 năm

Khu vực được cho là đất công.
(PLVN) - Theo đơn của một số người dân phường Láng Hạ (quận Đống Đa, TP Hà Nội), một diện tích đất công do UBND phường quản lý đã bị một số cá nhân lấn chiếm. Sự việc đã nhiều lần được kiến nghị nhưng vẫn chưa giải quyết dứt điểm.

Vi phạm tài chính ở BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Bệnh viện Đa khoa Nghệ An.
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Nghệ An vừa ban hành Kết luận thanh tra (KLTT) về công tác quản lý tài chính; chấp hành pháp luật về thuế, phí và lệ phí, các khoản nộp ngân sách Nhà nước trong hai năm 2020 - 2021 tại BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An (BVĐK); chỉ ra một số tồn tại cần khắc phục, xử lý.

Khu vực dự án hồ chứa nước Hố Khế (Quảng Nam): Ồ ạt xây nhà trái phép “đón đầu” bồi thường

Qua kiểm tra thực địa, hiện có gần 60 công trình, vật kiến trúc xây dựng trái phép nhằm trục lợi bồi thường.
(PLVN) - Thời gian qua, sau khi xuất hiện thông tin Nhà nước chuẩn bị xây dựng dự án hồ chứa nước Hố Khế, nhiều người dân huyện Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) đã cấp tốc mua, vận chuyển vật tư, ồ ạt xây dựng các công trình trái phép trên đất lâm nghiệp để chờ đền bù. Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, qua kiểm tra thực địa, hiện có gần 60 công trình, vật kiến trúc xây dựng trái phép nhằm trục lợi bồi thường.

Nghệ An: Nhường đất cho thủy điện rồi mỏi mòn chờ khu tái định cư

Khu tái định cư 17 hộ dân đầu tư nhiều tỷ đồng, đến nay mới chỉ có 4 hộ vào làm nhà ở.
(PLVN) - Hai khu tái định cư khẩn cấp cho người dân tại xã Lượng Minh, huyện Tương Dương (tỉnh Nghệ An) bị ảnh hưởng bởi nhà máy thuỷ điện; sau hơn 5 năm triển khai vẫn chưa xong. Có người dân đã không chờ được khu tái định cư (TĐC) để đến làm nhà ở, đến khi mất đi vẫn phải thờ trong các lều tạm bợ. Khu đất từng bỏ tiền tỷ ra làm mặt bằng để xây khu TĐC nhưng xảy ra sạt lở lại vẫn được lựa chọn làm dự án tái định cư lần thứ hai và tiếp tục xảy ra sạt lở.

Cẩn thận “bẫy” lừa đảo tuyển dụng

Hệ thống siêu thị Co.opmart cảnh báo tình trạng giả mạo Co.opmart để lừa đảo tuyển dụng. (Ảnh Co.opmart)
(PLVN) -  Lợi dụng nhu cầu tìm việc ngày càng tăng của người dân, nhiều đối tượng lừa đảo đã thực hiện các chiêu trò tuyển dụng ảo, dụ dỗ ứng viên khiến họ “sập bẫy”, mất tiền.

Tiếp vụ người mua trúng đấu giá đất bị từ chối cấp sổ đỏ: VKS Bình Dương ra quyết định kháng nghị

Lô đất bà Phượng đấu giá trúng nhưng bị từ chối cấp sổ đỏ.
(PLVN) -  Cho rằng bản án của TAND tỉnh Bình Dương trái với pháp luật, Viện trưởng VKSND tỉnh Bình Dương kháng nghị bản án này. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan là Chi cục Thi hành án (THA) TP Thuận An cũng đã kháng cáo để bảo vệ quyền, lợi hợp pháp cho người mua trúng đấu giá tài sản.

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền để lừa bán đất tại TP HCM: Còn một số tình tiết cần làm rõ

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền để lừa bán đất tại TP HCM: Còn một số tình tiết cần làm rõ
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo trước, dự kiến hôm nay (10/3), TAND TP HCM đưa vụ án Trịnh Trường Giang (SN 1971, ngụ phường 16, Gò Vấp) và Trần Thanh Hải (SN 1983, ngụ phường Tân Thới Nhất, quận 12) sử dụng hợp đồng ủy quyền (HĐUQ) bị “phù phép” để “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ra xét xử.

Trước phiên xử vụ “chiếm đoạt nhà đất” tại phố Bà Triệu (Hà Nội): LS đề nghị điều tra bổ sung một số vấn đề

Khu đất số 296, 298, 300 phố Bà Triệu.
(PLVN) -  Dự kiến hôm nay (9/3), TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xử bị cáo Lương Thế Hiển (nguyên Phó Chánh Văn phòng Sở TN&MT Hà Nội, ngụ phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội) và Nguyễn Thị Liên (vợ Hiển) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước phiên xử, một số LS bào chữa đã có văn bản kiến nghị TAND TP Hà Nội trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Kỳ án “phù phép” giấy ủy quyền để lừa bán đất

Khu đất trong vụ án.
(PLVN) -  TAND TP HCM đang chuẩn bị đưa vụ án Trịnh Trường Giang (SN 1971, ngụ phường 16, Gò Vấp) và Trần Thanh Hải (SN 1983, ngụ phường Tân Thới Nhất, quận 12) sử dụng hợp đồng ủy quyền (HĐUQ) trái luật để “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ra xét xử.

Phát hiện bãi tập kết gỗ trái phép tại Kon Tum

Gỗ hộp lớn được phát hiện tại tại mỏ khai thác cát, sỏi Công ty Trách nhiệm hữu hạn 87, huyện Đăk Hà, Kon Tum.
(PLVN) - Công an tỉnh Kon Tum vừa phát hiện khối lượng gỗ lậu trái phép được giấu trong bãi cát tập kết khoáng sản của một điểm mỏ khai thác cát, sỏi trên sông Đăk Pxi thuộc xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum.