Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thi hành án dân sự

Thứ trưởng Mai Lương Khôi chủ trì phiên họp (ảnh PV).
Thứ trưởng Mai Lương Khôi chủ trì phiên họp (ảnh PV).
(PLVN) - Sáng 28/5, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi chủ trì họp Ban soạn thảo và Tổ biên tập Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS và Nghị định số 33/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung 16 nội dung

Trình bày báo cáo tại phiên họp, Tổng cục Trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Quang Thái nêu rõ, Nghị định tập trung sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP được Luật THADS giao Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mang tính cấp thiết trong quá trình tổ chức THADS; theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “khó khăn ở đâu tháo gỡ ở đó, vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó giải quyết”; những vấn đề còn nhiều ý kiến, chưa thống nhất cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện trong quá trình xây dựng Luật THADS.

Tổng cục Trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Quang Thái trình bày báo cáo tại phiên họp.

Tổng cục Trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Quang Thái trình bày báo cáo tại phiên họp.

Trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình triển khai thi hành Nghị định và kết quả lấy ý kiến của các đơn vị, cơ quan THADS, Thường trực Tổ biên tập đề xuất sửa đổi, bổ sung 16 nội dung liên quan đến 10 Điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, bao gồm: Những nội dung quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong Luật THADS và những nội dung quy định các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Luật THADS được chia vào 03 nhóm quy định cụ thể là: các quy định về biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án; quy định về trình tự, thủ tục chung; các quy định khác.

Tại cuộc họp, các thành viên tổ công tác cơ bản đồng tình với đề xuất sửa đổi Nghị định, các thành viên nêu rõ, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP được ban hành đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế pháp luật về THADS, qua hơn 8 năm thực hiện, Nghị định đã phát huy hiệu quả, tác động tích cực tới công tác THADS. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, Nghị định đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập cần sửa đổi, bổ sung.

Cần có quy định chế tài mạnh hơn trong cưỡng chế thi hành án

Tại phiên họp, Đại tá Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án, Bộ Quốc phòng cho rằng cần giữ nguyên quy định về trường hợp do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà người khiếu nại không thể thực hiện khiếu nại trong thời hiệu quy định nhằm thống nhất áp dụng và bảo vệ quyền hợp pháp người khiếu nại. Bên cạnh đó, đại diện Cục THADS Bộ Quốc phòng cho rằng cần có quy định chế tài mạnh hơn trong áp dụng biện pháp đảm bảo, cưỡng chế thi hành án tương ứng với nghĩa vụ và chi phí thi hành án nhằm hạn chế tình trạng người phải thi hành án tẩu tán tài sản khác gây khó khăn cho quá trình tổ chức thi hành án.

Đại tá Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án, Bộ Quốc phòng phát biểu tại phiên họp.

Đại tá Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án, Bộ Quốc phòng phát biểu tại phiên họp.

Về quy định về trở ngại khách quan và sự kiện bất khả kháng, bà Phạm Thuý Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ cho rằng cần có hướng dẫn chặt chẽ tránh những vướng mắc liên quan đến pháp luật về dân sự và các luật liên quan, bảo đảm sự đồng bộ, phù hợp giữa các luật.

Đồng quan điểm với đại diện Văn phòng Chính phủ, Đại diện Tòa án nhân dân tối cao cho rằng cần có hướng dẫn, quy định chặt chẽ về các trở ngại khách quan bởi lẽ, trong quy định chỉ nêu trường hợp dịch, bệnh chỉ là một trường hợp nhỏ trong các trở ngại khách quan. Đối với quy định về tài liệu chứng minh lý do không thể yêu cầu thi hành án hoặc khiếu nại đúng hạn trong trường hợp tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức nên không thể yêu cầu thi hành án hoặc khiếu nại đúng hạn thì chỉ cần có hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận và tài liệu kèm theo, nếu có.

Đại diện một số Bộ, ngành, đơn vị phát biểu góp ý

Đại diện một số Bộ, ngành, đơn vị phát biểu góp ý

Cùng với đó, các thành viên Ban soạn thảo và Tổ biên tập đã cho ý kiến vào các nội dung về Kế hoạch xây dựng Nghị định; các nội dung về hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục tổ chức thi hành án nhất là việc xử lý các loại tài sản đặc thù như cổ phần, cổ phiếu, vốn góp; hướng dẫn trình tự, thủ tục chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp đương sự thỏa thuận; hướng dẫn thủ tục áp dụng biện pháp đảm bảo, cưỡng chế thi hành án tương ứng với nghĩa vụ và chi phí thi hành án nhằm hạn chế tình trạng người phải thi hành án tẩu tán tài sản khác gây khó khăn cho quá trình tổ chức thi hành án; tạo thuận lợi và bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, công dân, cơ quan, tổ chức và nhà nước; nâng cao hiệu quả thu hồi tiền, tài sản thất thoát trong các vụ án tham nhũng…

Phát biểu kết luận phiên họp, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đánh giá cao những ý kiến góp ý, trao đổi của các thành viên Ban soạn thảo và Tổ biên tập. Đồng thời, đề nghị các thành viên Ban soạn thảo và Tổ biên tập cần phát huy vai trò, trách nhiệm, chủ động, tập trung, nghiên cứu kỹ các nội dung đề xuất sửa đổi.

Thứ trưởng Mai Lương Khôi phát biểu kết luận phiên họp.

Thứ trưởng Mai Lương Khôi phát biểu kết luận phiên họp.

Trên cơ sở các ý kiến góp ý của các thành viên Ban soạn thảo và Tổ biên tập, Thứ trưởng đề nghị bộ phận thường trực Cơ quan chủ trì soạn thảo phân tích, nghiên cứu kỹ các ý kiến góp ý của các thành viên để chỉnh lý, hoàn thiện các văn bản bám sát quy định Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và thẩm quyền của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật.

Bên cạnh đó, tập trung rà soát các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai Luật THADS, sửa đổi, bổ sung kịp thời những quy định làm hạn chế kết quả THA, khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực thi Nghị định, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp; bảo đảm tính khả thi, thống nhất, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến công tác THADS.

Đọc thêm

Hướng dẫn kỹ năng 'Thần thái đẹp - Phong cách sang' cho chị em phụ nữ Báo Pháp luật Việt Nam dịp 20/10

Hướng dẫn kỹ năng 'Thần thái đẹp - Phong cách sang' cho chị em phụ nữ Báo Pháp luật Việt Nam dịp 20/10

(PLVN) - Nằm trong chuỗi hoạt động Chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam, sáng 17/10, tại Hà Nội, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức khóa học với chủ đề "Thần thái đẹp - Phong cách sang", nhằm cung cấp những thông tin hữu ích giúp chị em phụ nữ trở nên xinh đẹp, thần thái và sang trọng hơn.

Thi hành án dân sự Đà Nẵng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao

Thi hành án dân sự Đà Nẵng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao
(PLVN) - Với việc đưa ra giải pháp đôn đốc kiên trì, quyết liệt... thời gian thi hành án trong năm của TP Đà Nẵng cũng được rút ngắn đáng kể; lượng án có điều kiện trên 1 năm nhưng chưa thi hành xong đã giảm rõ rệt từ gần 1.700 việc vào đầu năm công tác, xuống chỉ còn gần 900 việc khi kết thúc năm công tác.

Cục An ninh chính trị nội bộ có tân Phó cục trưởng

Cục An ninh chính trị nội bộ có tân Phó cục trưởng
(PLVN) -Ngày 16/10, tại Hà Nội, thừa uỷ quyền của lãnh đạo Bộ Công an, Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đã chủ trì buổi lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận và quyết định điều động Đại tá Hoà Quang Tưng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ.

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc: Con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc. Ảnh Phạm Hằng- Tuấn Anh
(PLVN) -  Tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Hưng Yên tổ chức sáng 15/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có bài tham luận sâu sắc. Báo PLVN trân trọng giới thiệu tham luận của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc về vấn đề này. 

Người cựu chiến binh tâm huyết với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Ông Lê Văn Chương làm báo cáo viên tại một Hội nghị PBGDPL do Hội CCB tỉnh Quảng Ngãi tổ chức.
(PLVN) - Với suy nghĩ việc thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, chuẩn tiếp cận pháp luật sẽ khó đạt mục tiêu đề ra nếu thiếu sự tham gia của người dân, hơn 10 năm qua, ông Lê Văn Chương - Chánh Văn phòng Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho các hội viên Hội Cựu chiến binh tỉnh cũng như người dân địa phương. Qua đó, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế ở cơ sở.

Ủy ban Dân tộc đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Được sự ủy quyền của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, Trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành, chiều 14/10, Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) Hồ Quang Huy cùng các thành viên Đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL tại Ủy ban Dân tộc.

Tâm hướng thiện của doanh nhân làm “bố đỡ đầu” cho hàng trăm đứa trẻ

Trong những năm qua, doanh nhân Hoàng Nguyễn Trọng Dũng nhận nuôi dưỡng, đỡ đầu 111 cháu học sinh mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khó khăn ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh với số tiền hơn 6 tỷ đồng.
(PLVN) - Trước khi trở thành bố của cô con gái 6 tháng tuổi, Hoàng Nguyễn Trọng Dũng đã làm "bố đỡ đầu" cho hàng trăm em nhỏ mồ côi. Từ tấm lòng nhân hậu và khát khao sẻ chia, doanh nhân trẻ Trọng Dũng đã không ngừng lan tỏa yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ các em vượt qua nghịch cảnh và tìm lại niềm vui trong cuộc sống.

Trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi: Đồng hành cùng người cao tuổi vượt qua khó khăn

Đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi là một trong những mục tiêu quan trọng của Nhà nước Việt Nam. (Ảnh minh họa - Nguồn: Cục TGPL - Bộ Tư pháp)
(PLVN) - Đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi là một trong những mục tiêu quan trọng theo Quyết định số 2156/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021 - 2030. Thực hiện nhiệm vụ này, Bộ, ngành Tư pháp mà trực tiếp là các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý) đã tích cực triển khai, đem lại nhiều kết quả tích cực, góp phần đồng hành với người cao tuổi gặp khó khăn cho cuộc sống.