Kịp thời ngăn chặn hành vi mua bán người trên không gian mạng

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ nhận định, tội phạm mua bán người với thủ đoạn dụ dỗ trực tuyến để “mời chào”, mua bán nạn nhân trên không gian mạng dự báo sẽ xảy ra nhiều hơn. Nạn mua bán người để ép buộc tham gia các đường dây lừa đảo trực tuyến sẽ chuyển từ xu hướng tội phạm khu vực sang mối đe dọa toàn cầu. Thời gian tới, cần kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi mua bán người trên không gian mạng.

Tội phạm mua bán người nội địa và ra nước ngoài diễn biến phức tạp

Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban Chỉ đạo 138/CP) vừa có báo cáo về tình hình, kết quả công tác phòng, chống mua bán người (MBN) quý III/2023; tổng kết cao điểm tuyên truyền, tấn công trấn áp tội phạm MBN (từ ngày 1/7 đến ngày 30/9).

Báo cáo cho biết, quý III/2023, tình hình tội phạm MBN nội địa và ra nước ngoài diễn biến phức tạp. Một số thủ đoạn phổ biến như các đối tượng sử dụng không gian mạng, lập các trang quảng cáo tìm việc làm, ứng dụng hẹn hò tìm bạn, hội nhóm độc thân, sử dụng tên tuổi, địa chỉ giả để kết bạn, làm quen, tán tỉnh yêu đương, hứa hẹn tìm việc thu nhập cao, sau đó lừa bán nạn nhân làm nhân viên phục vụ tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự như quán karaoke, cắt tóc, massage… Đáng lưu ý, đã phát hiện vụ việc các đối tượng giả danh lực lượng chức năng để lừa bán nạn nhân giữa các cơ sở kinh doanh khác nhau.

Một thủ đoạn khác là các đối tượng người Việt Nam trong nước câu kết với các đối tượng người Việt Nam ở nước ngoài để tìm kiếm, dụ dỗ nạn nhân sang Myanmar làm việc nhẹ lương cao, sau đó hướng dẫn nạn nhân sang Myanmar. Tại Myanmar, nạn nhân bị bắt làm những công việc như lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, làm việc trong các casino, nếu muốn về nước phải nộp khoản tiền chuộc lớn.

Về kết quả công tác, báo cáo cho hay, quý III/2023, các đơn vị, địa phương đã tiếp nhận, giải quyết 92 tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố liên quan đến tội phạm MBN. Phát hiện, điều tra 85 vụ/230 đối tượng phạm tội MBN theo các tội danh được quy định tại Điều 150, Điều 151 Bộ luật Hình sự (MBN là 44 vụ/114 đối tượng; MBN dưới 16 tuổi là 41 vụ/116 đối tượng). Trong đó, 39 vụ mới phát hiện (tăng 19 vụ so với cùng kỳ năm 2022), 46 vụ từ kỳ trước chuyển sang tiếp tục điều tra, xử lý. Xác định có 224 nạn nhân bị mua bán…

Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an phối hợp các đơn vị nghiệp vụ, Công an các địa phương xác minh 45 thông tin, đầu mối liên quan MBN sang Trung Quốc, Lào, Campuchia, Myanmar. Lực lượng Bộ đội Biên phòng giải cứu, tiếp nhận 61 nạn nhân, người nghi là nạn nhân; tiến hành rà soát, sàng lọc 54 công dân có dấu hiệu bị mua bán do lực lượng chức năng của nước ngoài trao trả.

Kịp thời truy tố, đưa ra xét xử nghiêm minh các đối tượng phạm tội

Ban Chỉ đạo 138/CP nhận định, tội phạm MBN với thủ đoạn dụ dỗ trực tuyến để “mời chào”, mua bán nạn nhân trên không gian mạng dự báo sẽ xảy ra nhiều hơn. Nạn MBN để ép buộc tham gia các đường dây lừa đảo trực tuyến sẽ chuyển từ xu hướng tội phạm khu vực sang mối đe dọa toàn cầu…

Trước diễn biến phức tạp của tình hình MBN, Ban Chỉ đạo 138/CP đề nghị các Bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo 138/CP và UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương tập trung triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó, tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 28/KH-BCĐ ngày 24/1/2023 của Ban Chỉ đạo 138/CP về thực hiện công tác phòng, chống MBN năm 2023.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức, đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền hướng đến các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, có nguy cơ cao là nạn nhân của tội phạm MBN. Tăng cường công tác nắm tình hình địa bàn, triển khai hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ, tập trung đổi mới phương pháp thu thập thông tin theo hướng liên kết địa bàn từ nội địa - khu vực biên giới - ngoại biên; thu thập thông tin các trang web, các tài khoản, hội, nhóm trên mạng xã hội (Zalo, Facebook, Weibo, Telegram, Deepweb...) có dấu hiệu vi phạm pháp luật về MBN để kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi MBN trên không gian mạng.

Tổ chức tiếp nhận, xác minh, xử lý kịp thời tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố liên quan đến MBN; xác lập, điều tra, khám phá các vụ án, đường dây tội phạm MBN trong nước và ra nước ngoài; kịp thời truy tố, đưa ra xét xử nghiêm minh các đối tượng phạm tội MBN theo quy định của pháp luật.

Đọc thêm

Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm trong công tác tuyển sinh

Năm học 2021 - 2022, có 36/60 học sinh tuyển sinh không đúng quy định vào Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Quan Hóa.
(PLVN) - Ngày 10/1, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố 4 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến vụ sai phạm trong tuyển sinh tại Trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú THCS huyện Quan Hóa.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Ông Trần Đình Triển bị phạt 3 năm tù

Luật sư Trần Đình Triển. (Ảnh: Facebook Trần Đình Triển)
(PLVN) - Bị cáo Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù vì tội lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Bắt giam Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ

Cơ quan công an đọc lệnh bắt Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ.
(PLVN) - Ngày 10/1, Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ và Cao Tiến Hạnh, nguyên Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ, với cùng tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng
(PLVN) -  Đường dây nóng 114 hoạt động 24/24h trong ngày, tiếp nhận cuộc gọi của người dân yêu cầu cứu hộ cứu nạn khi xảy ra cháy, nổ, mắc kẹt, đuối nước, sạt lở đất, sập nhà… Tuy nhiên, nếu gọi đến 114 để thông báo một vụ cháy không có thật, người gọi sẽ bị xử phạt.