Kinh tế Việt Nam 2018: Một năm không dễ dàng!

Nhiều chuyên gia kinh tế nói việc phụ thuộc nhiều vào khu vực FDI đang tạo ra nhiều bất trắc tiềm ẩn cho nền kinh tế
Nhiều chuyên gia kinh tế nói việc phụ thuộc nhiều vào khu vực FDI đang tạo ra nhiều bất trắc tiềm ẩn cho nền kinh tế
(PLO) - Kinh tế vĩ mô ổn định, cùng với những cải cách thể chế nhằm cải thiện môi trường đầu tư được Chính phủ quyết tâm theo đuổi được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả, hỗ trợ tích cực hơn cho hoạt động kinh doanh trong năm 2018. 

Trong Buổi tọa đàm Báo cáo kinh tế vĩ mô quý 4 và cả năm 2017 được tổ chức sáng nay (16/1), Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đánh giá: Năm 2017 là một năm thành công của kinh tế Việt Nam khi là năm đầu tiên sau nhiều năm hoàn thành 13 chỉ tiêu kinh tế xã hội do Quốc hội đề ra. Trong đó, GDP cả nước ước tăng 6,81%, cao hơn mục tiêu 6,7%, dù từ đầu năm các chuyên gia cũng như các tổ chức trong nước và quốc tế không đưa ra nhiều kỳ vọng lạc quan.           

Nhiều điểm sáng

Trái với những dự đoán về gia tăng lạm phát trong quý cuối năm do sự điều chỉnh giá các mặt hàng như y tế, giáo dục và xăng dầu, lạm phát Quý 4 đã diễn biến ổn định. CPI bình quân cả năm 2017 tăng 3,53%, đạt mục tiêu dưới 4% mà Quốc hội đề ra.

Theo VEPR, điều này phản ánh chính sách tiền tệ linh hoạt và thận trọng của NHNN, cũng như nỗ lực của các cấp trong việc kiềm chế giá cả thị trường. Cán cân thanh toán tổng thể thặng dư (3,4% GDP) đã giúp NHNN bổ sung lượng dự trữ ngoại hối lớn đạt 51,5 tỷ USD (trên 2,7 tháng nhập khẩu).

Kinh tế Việt Nam 2018:  Một năm không dễ dàng!  ảnh 1
Chính sách tiền tệ trong năm 2017 tiếp tục được thực hiện một cách chặt chẽ dù Ngân hàng Nhà nước có nhiều tuyên bố thể hiện khuynh hướng nới lỏng. 

TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR nhấn mạnh, lượng ngoại tệ dồi dào phần nào làm giúp giảm sức ép giảm giá VND, thậm chí ngược lại. Do đó, NHNN có thêm không gian để giảm nhẹ lãi suất VND nhằm thúc đẩy kinh tế. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ tiếp tục đặt ra thách thức cho NHNN trong việc kiểm soát và trung hòa lượng ngoại tệ này nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô trong năm 2018.

Ngoài điểm sáng về lĩnh vực tài chính tiền tệ, năm 2017, thị trường chứng khoán cũng được cho là tăng trưởng mạnh cùng xu hướng chung của thế giới khi chỉ số VNIndex tiệm cận mức điểm kỷ lục 1000 điểm vào những ngày cuối năm, nằm trong nhóm 5 thị trường chứng khoán tăng trưởng cao nhất thế giới. Và thị trường chứng khoán khởi sắc cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho cổ phần hóa và thoái vốn khỏi DNNN.

Mộ điểm sáng nữa được kể đến là chỉ số xếp hạng mức độ thuận lợi trong kinh doanh (EDBI) của Việt Nam do Ngân hàng Thế giới công bố đã được cải thiện mạnh mẽ. “Sau khi tăng 8 bậc từ năm 2016 sang năm 2017, xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam 2017-2018 tiếp tục nhảy 14 bậc, phản ánh kết quả tích cực của ổn định kinh tế vĩ mô, nỗ lực cải cách hành chính và môi trường đầu tư.  Điều đó thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân và khu vực FDI, góp phần vào tăng trưởng kinh tế”- TS. Thành nhấn mạnh.

Còn nhiều thách thức

Kinh tế vĩ mô ổn định, cùng với những cải cách thể chế nhằm cải thiện môi trường đầu tư được Chính phủ quyết tâm theo đuổi được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả, hỗ trợ tích cực hơn cho hoạt động kinh doanh trong năm 2018. Tuy nhiên, nhiều vấn đề nội tại cố hữu của nền kinh tế vẫn chưa được giải quyết triệt để sẽ vẫn là lực cản đối với nền kinh tế.  

Trong báo cáo mới được công bố, VEPR cũng chỉ ra động lực tăng trưởng kinh tế vẫn chưa đến từ việc tăng năng suất lao động. Năng suất lao động của Việt Nam còn ở’mức thấp so với các nước trong khu vực, chỉ bằng 1/14 so với Singapore, 1/6 so với Malaysia và 1/3 so với Thái Lan. Nếu không có những biện pháp tổng thể giúp nâng cao năng suất lao động trong tương lai gần, trong bối cảnh cơ cấu dân số vàng sắp đi qua, Việt Nam sẽ khó có thể duy trì được đà tăng trưởng như hiện nay.

Bên cạnh đó, lợi thế về lao động giá rẻ sẽ ngày càng mất đi do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong bối cảnh tài nguyên ngày càng cạn kiệt, sản xuất của ngành công nghiệp khai khoáng tiếp tục suy giảm, công nghiệp chế tạo chưa tạo ra được những đột phá mới, nông nghiệp vẫn đứng trước nhiều rủi ro lớn do tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu, áp lực tăng trưởng cho năm 2018 thực sự là một thách thức lớn.

Báo cáo của VEPR còn cảnh báo,  thâm hụt ngân sách và nợ công tăng cao vẫn tiếp tục là vấn đề nghiêm trọng cản trở nền kinh tế. Trong khi nguồn vốn chi đầu tư công vẫn còn hạn chế, chi thường xuyên vẫn ở mức cao tạo gánh nặng cho NSNN. “Trong bối cảnh Việt Nam đã tốt nghiệp vốn vay ODA, các nhà tài trợ nước ngoài sẽ lần lượt rút dần và chỉ cho vay với các mức lãi suất kém ưu đãi hơn, Việt Nam sẽ cần sử dụng nhiều hơn nguồn nội lực của mình làm động lực cho tăng trưởng. Chính phủ cũng cần thực hiện các biện pháp quyết liệt để thắt chặt chi thường xuyên như các chính sách tinh giảm biên chế, sắp xếp lại bộ máy, hạn chế chi tiêu cho các tổ chức đoàn thể, thoái vốn khỏi các DNNN đang thực hiện trong thời gian qua”- Viện trưởng Thành khuyến cáo.

Nhiều chuyên gia kinh tế cùng chung nhận định khi cho rằng, việc phụ thuộc nhiều vào khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng đang tạo ra nhiều bất trắc tiềm ẩn cho nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế thế giới năm 2018 có thể đối mặt với nhiều rủi ro bất định lớn liên quan đến địa chính trị và xu hướng bảo hộ thương mại của một số nước lớn cũng như sự thay đổi ngày càng nhanh của khoa học công nghệ trên thế giới.

Doanh nghiệp ra khỏi thị trường còn nhiều

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, có một điểm tiến bộ rất đáng ghi nhận và hoan nghênh trong năm qua đó là cơ cấu nội ngành của các ngành kinh tế bắt đầu có sự chuyển dịch. Ví dụ như trong công nghiệp, ngành khai khoáng giảm xuống về tỷ trọng thì ngành chế biến, chế tạo tỷ trọng lại tăng lên. Hay trong nông nghiệp, thành quả gặt hái được trong nông nghiệp năm nay phần nào đó của chuyển dịch nội ngành này được thực hiện trong năm qua. Tuy nhiên, chuyên gia này cảm thấy lo ngại khi sau 10 năm tham gia WTO, 2 năm thực hiện hiệp định cộng đồng kinh tế ASEAN…các hội nhập này nó sẽ dồn tiếp những sức ép đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam khiến số con số doanh nghiệp ra khỏi thị trường được dự báo sẽ còn rất cao.

Thu ngân sách sẽ khó khăn 

TS. Lê Đăng Doanh cảnh báo: Năm 2018 là hội nhập bản lề, sẽ thực hiện đầy đủ 16 hiệp định thương mại đã ký kết với thuế suất hàng nhập khẩu vào Việt Nam về 0%. Khoản thu từ thuế nhập khẩu trung bình khoảng 13 ngàn tỷ/năm mà bị cắt giảm sẽ khiến thu ngân sách giảm đáng kể. Bộ Tài chính phải tìm nguồn thu khác để trám vào và lúc đó sẽ có tác động rất lớn tới sức khỏe nền kinh tế. Do đó năm 2018 không phải là một năm dễ dàng. Và tôi muốn rung tiếng chuông báo động rằng hãy hết sức tỉnh táo, và hết sức nỗ lực trước sức ép này. 

Đọc thêm

Nỗ lực bảo đảm hệ thống điện quốc gia

Cảng HKQT Nội Bài tiết giảm 80% ánh sáng thực hiện tiết kiệm điện.
(PLVN) -  Khi các khách hàng lớn đồng loạt áp dụng các biện pháp để “hạ nhiệt” cho hệ thống điện quốc gia, khi tình hình cung ứng điện được lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo hàng ngày và ý thức người sử dụng điện tăng lên, hệ thống điện quốc gia sẽ được bảo đảm trong thời điểm nắng nóng cực đoan.

PVN sẽ tiếp nhận hai dự án điện khí Ô Môn 3-4

Trung tâm Điện lực Ô Môn - nơi sẽ xây dựng Nhà máy điện lực Ô Môn 3 và Ô Môn 4.
(PLVN) -  Hai dự án điện khí Ô Môn 3 và Ô Môn 4 sẽ được chuyển chủ đầu tư từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sang Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) do PVN có những thuận lợi về nguồn vốn, kinh nghiệm và quản lý thống nhất chuỗi dự án khí Ô Môn.

Petrovietnam: Khai thác dầu thô, sản xuất xăng dầu tăng trưởng ấn tượng

Giàn công nghệ trung tâm số 2 mỏ Bạch Hổ của Petrovietnam.
(PLVN) - Việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đảm bảo cung ứng các mặt hàng chiến lược, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực như dầu thô, khí, điện và xăng dầu, đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực rất lớn của Petrovietnam trong bối cảnh nhu cầu của nền kinh tế ở mức cao.

JICA đang hoàn tất thủ tục để sớm triển khai Dự án Nâng cao năng lực về thúc đẩy hiệu quả TTCK Việt Nam

Toàn cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác với Lãnh đạo và các đơn vị chuyên môn của JICA.
(PLVN) - Thông tin được đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), bà Miyazaki Katsura - Phó Chủ tịch đưa ra tại buổi làm việc với Đoàn công tác do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) Vũ Thị Chân Phương dẫn đầu trong khuôn khổ Chương trình công tác tại Nhật Bản (20/5 - 28/5/2023)

Các dự án của Vinachem 'hồi sinh'

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trong một chuyến làm việc với Công ty Đạm Hà Bắc năm 2022.
(PLVN) -  Không chỉ đang có kết quả kinh doanh có lãi sau một thời gian xử lý hậu “dự án nghìn tỷ thua lỗ”, các dự án của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) còn đưa ra thông điệp đáng chú ý về bảo vệ môi trường.

Doanh nghiệp đặc biệt khó khăn, Ban IV kiến nghị giải pháp cấp bách tháo gỡ

DN xuất khẩu gỗ đang khó khăn về hoàn thuế
(PLVN) - Công bố kết quả khảo sát doanh nghiệp (DN), Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) nhận định DN đang trải qua bối cảnh đặc biệt khó khăn. Ông Trương Gia Bình, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính, Trưởng Ban IV vừa có Văn bản kiến nghị lên Thủ tướng một loạt giải pháp cấp bách tháo gỡ cho DN…

Tổng cục Thuế: 5 ngày đối thoại để giải quyết dứt điểm vướng mắc liên quan đến hoàn thuế

Tổng cục Thuế: 5 ngày đối thoại để giải quyết dứt điểm vướng mắc liên quan đến hoàn thuế
(PLVN) - Tổng cục Thuế chỉ đạo các Cục trưởng Cục Thuế khẩn trương thực hiện ngay, không chậm trễ một loạt công việc liên quan đến hoàn thuế, trong đó, từ ngày 29/5/2023 đến ngày 2/6/2023 phải tổ chức đối thoại ngay với hiệp hội, doanh nghiệp đối với các hồ sơ hoàn thuế đang có vướng mắc…

Sớm sửa đổi quy định pháp luật về kinh doanh thuốc lá

PGS.TS Đinh Dũng Sỹ nhắc lại một số chỉ đạo của Chính phủ về thuốc lá thế hệ mới.
(PLVN) - Thực tế nhiều năm qua cho thấy, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới chưa được quản lý, chưa được lưu hành nhưng đã được bán tràn lan trên thị trường và trên mạng internet. Thực trạng này đòi hỏi các bộ, ngành liên quan cần khẩn trương tìm giải pháp để có câu trả lời cho những yêu cầu của Chính phủ và mối quan tâm của dư luận.

PV GAS có Chủ tịch và Giám đốc mới

Lãnh đạo cấp cao của PV GAS nhận nhiệm vụ mới (ba người cầm hoa)
(PLVN) - Ông Nguyễn Thanh Bình - Thành viên HĐQT PV GAS giữ chức Chủ tịch HĐQT PV GAS, còn ông Phạm Văn Phong - Thành viên HĐQT PV GAS giữ chức Tổng giám đốc PV GAS.